Tập làm văn : Quan sát đồ vật – Tiếng Việt 4

Đang tải...

A – Mục tiêu bài học

       – Biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lí bằng nhiều giác quan.

       – Biết lập dàn ý tả một đồ chơi em đã chọn.

B – Tìm hiểu nội dung (Hướng dẫn làm bài tập)

I – Nhận xét

1. Quan sát một đồ chơi em thích và ghi lại những điều quan sát được.

       Học sinh tự làm theo gợi ý ở SGK.

2. Theo em, khi quan sát đồ vật cần chú ý những gì?

       Khi quan sát đồ vật cần chú ý những điểm sau:

       – Phải quan sát theo một trình tự hợp lí: từ bao quát đến bộ phận.

       – Quan sát bằng nhiều giác quan: mắt, tai, tay,…

       – Tìm ra được những đặc điểm riêng để phân biệt đồ vật này với đồ vật khác cùng loại.

       Ví dụ: Quan sát búp bê.

       Đầu tiên phải là hình dáng, trang phục của búp bê. Tiếp đến là đầu, tóc, mắt, mũi, miệng, chân, tay… Phải sử dụng nhiều giác quan để quan sát đặc điểm nổi bật của búp bê làm nó không giống với các búp bê khác.

II – Ghi nhớ (Đọc SGK).

III – Luyện tập

Đề: Dựa theo kết quả quan sát của em, hãy lập dàn ý cho bài văn tả đồ chơi mà em đã chọn.

       Lập dàn ý: Tả con lật đật.

       – Mở bài: Giới thiệu con lật đật: đồ chơi em thích.

       – Thân bài:

       + Hình dáng: tròn xoay giống như hai quả bóng nhựa nối lại với nhau, khoác trên mình một chiếc áo đỏ thắm.

       + Đầu: đội một chiếc khăn màu đỏ.

       + Hai mắt: tròn to xanh biếc rất ngây thơ, ngộ nghĩnh.

       + Miệng: cười rất xinh, đáng yêu.

       + Bụng: thắt một cái đai màu vàng càng làm nổi bật chiếc áo đỏ khoác ở trên người.

       + Tay: Hai cánh tay tròn mũm mĩm dễ thương.

       + Hoạt động: Ai đụng vào đều nghiêng qua nghiêng lại, phát ra âm thanh loong boong, loong boong nghe thật thích.

       – Kết luận: Nêu tình cảm hoặc cảm nghĩ.

       Em rất thích con lật đật này vì đây là món quà bố tặng  khi bố đang công tác ở Nga.

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận