Tập làm văn: Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối – Bồi dưỡng Tiếng việt 4

Đang tải...

TUẦN 21

Tập làm văn                 Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối

A. Mục tiêu bài học

         – Nắm được cấu tạo gồm 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn tả cây cối.

         – Biết lập dàn ý tả một cây ăn quả quen thuộc.

B. Tìm hiểu nội dung (Hướng dẫn làm bài tập)

I. Nhận xét

1. Đọc bài sau đây (Bãi ngô – SGK trang 30, 31). Xác định các đoạn văn và nội dung của từng đoạn:

Bài Bãi Ngô được chia làm ba đoạn và nội dung mỗi đoạn như sau:

         – Đoạn 1 (Từ đầu đến “mạnh mẽ, nõn nà”): Giới thiệu bao quát về bãi ngô. Tả cây ngô từ lúc lấm tấm mạ non, nay thành một cây ngô dài, trổ mạnh mẽ, nõn nà.

         – Đoạn 2 (Tiếp… đến “mỏng óng ánh”: Tả hoa và búp ngô non giai đoạn đơm hoa kết trái.

         – Đoạn 3 (Đoạn còn lại): Tả hoa và ngô giai đoạn có thể thu hoạch.

2. Đọc lại bài Cây mai tứ quý (sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 23). Trình tự miêu tả trong bài ấy có điểm gì khác bài Bãi ngô ?

         Bài Cây mai tứ quý :

         – Đoạn 1 (4 dòng dầu): Giới thiệu bao quát về cây mai (chiều cao,  hình dáng, thân, tán cây, gốc, cành, nhánh,…)

         – Đoạn 2 (4 dòng tiếp theo): Tả cánh hoa, kết trái.

         – Đoạn 3 (còn lại): Nêu cảm xúc của người miêu tả.

         Trình tự miêu tả trong bài Cây mai tứ quý khác với trình tự miêu tả trong bài Bãi ngô như sau:

         – Bài Cây mai tứ quý tả từng bộ phận của cây.

         – Bài Bãi ngô tả từng thời kì phát triển của cây.

3. Từ cấu tạo của hai bài văn trên, rút ra nhận xét về câu tạo của bài văn miêu tả cây côi (xem phần ghi nhớ SGK trang 31).

III. Ghi nhớ (Đọc SGK).

III. Luyện tập

1. Đọc bài văn sau (Cây gạo – SGK trang 32) và cho biết cây gạo được miêu tả theo trình tự như thế nào?

         Trình tự miêu tả của bài văn Cây gạo:

         Tả theo từng thời kì phát triển của hoa gạo từ lúc hoa còn đỏ mọng đến lúc hết mùa hoa, những bông hoa gạo đã trở thành những quả gạo múp míp, đến khi những mảnh vỏ tách ra lộ những múi bông…

2. Lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc, theo một trong hai cách đã học:

a. Tả lần lượt từng bộ phận của cây.

Lập dàn ý tả một cây đu đủ mà em trông thấy.

         + Mở bài: Giới thiệu cây đu đủ mà em trông thấy (Trồng ở đâu? Trồng đã được bao lâu?)

         + Thân bài:

         * Tả bao quát: Hình dáng cây đu đủ (cao, thấp…) là loại đu đủ gì?

         * Tả chi tiết:

         – Thân cây (thẳng hay cong, to hay nhỏ…)

         – Đu đủ có cành không?

         – Lá đu đủ như thế nào? Có thể so sánh với vật gì?

         – Quả đu đủ màu gì, hình thù ra sao? Quả đu đủ có nhựa không? So sánh với cái gì?

         – Hương vị đu đủ như thế nào?

         – Đu đủ thường được trồng ở đâu? Cách trồng như thế nào?

         – Nắng, mưa, chim chóc, ong bướm… có ảnh hưởng đến cây không?

         + Kết bài: Cảm nghĩ của em, ích lợi của cây đu đủ.

b. Tả lần lượt từng thời kì phát triển của cây.

         Lập dàn ý tả một cây chuối đang có buồng (trồng ở vườn hoặc ở bãi).

         + Mở bài: Giới thiệu cây chuối đang có buồng (Trồng ở đâu? Thấy trong trường hợp nào?), là loại chuối gì?

         + Thân bài:

         * Tả bao quát: Nó đứng một mình hay cả cụm, nét khác biệt với những cây khác. Nó cao mấy mét?

         * Tả chi tiết:

         – Lúc đầu cây chuối ra buồng như thế nào? Thân cây có gì đặc biệt?

         – Những quả chuối phát triển ra sao?

         – Buồng chuối lớn dần, thân cây chuối bây giờ thế nào?

         – Nắng mưa, chim chóc… có ảnh hưởng gì đến cây không?

         + Kết bài: Cảm nghĩ của em và nêu ích lợi của chuối.

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận