Giúp em học tốt Ngữ Văn 8 – Tác phẩm “Trong lòng mẹ”

Đang tải...

Đọc hiểu tác phẩm “TRONG LÒNG MẸ”

(Trích Những ngày thơ ấu)

Nguyên Hồng

 Những nội dung cơ bản cần nắm

1.1. Tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật chú bé Hồng.

1.2. Cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ.

1.3. Hiểu được những đặc sắc của thể văn hồi kí qua cách viết của nhà văn Nguyên Hồng: lối tự truyện chân thành, truyền cảm, thấm đượm chất trữ tình.

Vài nét về tác giả, tác phẩm

Nguyên Hồng (1918 – 1982) sinh trưởng trong một gia đình nghèo, sớm mồ côi cha, ngay từ nhỏ đã phải cùng mẹ lần hồi kiếm sống trong các xóm chợ nghèo ở Hải Phòng. Ông viết văn và tham gia hoạt động Cách mạng từ rất sớm (những năm 1937 – 1939).

“… Với gần năm chục năm lao động nghệ thuật bền bỉ, dẻo dai, Nguyên Hồng có một vị trí quan trọng trong văn học Việt Nam hiện đại. Ông xứng đáng được coi là nhà văn chân chính của “những người khốn khổ”. Một tình cảm. nhân đạo thiết tha đối với quần chúng lao động nghèo thấm đượm trong toàn bộ sáng tác của nhà văn. Là cây bút hiện thực phê phán đã bước đầu vươn tới lí tưởng Cách mạng, ông đã đem đến cho trào lưu văn học này những yếu tố mới mẻ, tích cực”

Những tác phẩm chính: “Bỉ vỏ” (tiểu thuyết, 1938), “Bảy Hựu” (truyện ngắn, 1941); “Những ngày thơ ấu” (hồi kí, 1938), “Quán nải” (tiểu thuyết, 1943), “Hơi thở tàn” (tiểu thuyết, 1943), “Hai dòng sữa” (truyện ngắn, 1943), “Đêm giải phóng” (truyện vừa, 1951), “Giọt máu” (truyện ngắn, 1956), “Trời xanh” (thơ, 1960), “Sóng gầm” (tiểu thuyết, 1961), “Sức sống của ngòi bút” (tập văn, 1963), “Bước đường viết văn” (hồi kí, 1971), “Khi đứa con ra đời” (tiểu thuyết, 1976), “Núi rừng Yên Thể’ (bộ tiểu thuyết lịch sử gồm nhiều tập chưa hoàn thành trước khi ông qua đời).

Đoạn trích “Trong lòng mẹ” là chương 4 trong 9 chương của tập hồi kí “Những ngày thơ ấu”, viết về tuổi thơ cay đắng của chính nhà văn.

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 20)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Dựa theo gợi ý của SGK, chú ý vẻ mặt “tươi cười”, giọng nói “ngọt ngào”, cử chỉ thân mật của người cô mà tác giả gọi là “rất kịch”. Bà ta muốn gì khi nói rằng mẹ chú đang “phát tài” và nhất là cố ý phát âm hai tiếng “em bé” ngân dài thật ngọt? Vì sao những lời lẽ của bà cô đã khiến lòng chú bé “thắt lại”, “nước mắt ròng ròng”?

b) Gợi ý trả lời

Nhân vật người cô của chú bé Hồng được tác giả thể hiện trọn vẹn thông qua một cuộc đối thoại của bà ta với bé Hồng.

Đó là một ngưòi đàn bà lòng dạ xấu xa, không có một chút tình thương yêu và hơn thế nữa, ở mụ còn có cả sự mưu mô, thâm độc…

Bà cô không hề yêu thương, bao bọc đứa cháu ruột mồ côi, bơ vơ mà chỉ nuôi như bố thí. Bà cố tình gieo rắc vào trí óc non nớt của đứa trẻ những hoài nghi về ngưòi mẹ. Nhưng bà ta không nói xấu một cách thẩng thừng mà lại che đậy mục đích thực bằng vẻ mật tươi cưòi, giọng nói ngọt ngào và những cử chỉ thân mật “rất kịch”. Rõ ràng bà cô muôn bằng bộ mặt giả dối này mà đánh lừa con trẻ, hướng chú bé tin vào những lòi bà ta nói, để chú khinh ghét mẹ mình. Một ngưòi có rắp tâm chia lìa tình cảm mẹ con của cháu mình liệu có còn một chút tình người?

Lời nói của bà cô rất mâu thuẫn: Khi thì nói: Mợ mày phát tài lắm, khi lại kể lể cảnh mẹ chú bé ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, gầy rạc đi… rồi bà ta cố tình kéo dài hai tiếng “em bé” như đay nghiến. Bằng cách này hay cách khác, bà cô đã cố gắng tạo một hình ảnh méo mó, xấu xa về người mẹ, muốn khắc sâu điều ấy vào tâm hồn đứa bé, thậm chí, có những lúc người đọc thấy được sự hả hê của bà cô khi đay nghiến tình cảnh của người chị dâu mà bà khinh ghét.

Nỗi đau đớn của chú bé Hồng khi nghe bà cô nói không phải vì thất vọng về mẹ mà chính vì chú đã nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của bà cô. Mặc dù, chú bé đã “nước mắt ròng ròng”, “nghẹn ứ khóc không ra tiếng”… bà ta vẫn không động lòng trắc ẩn, tiếp tục châm biếm, xoáy sâu vào vết thương lòng của chú bé.

Sự cay độc, thâm hiểm của nhân vật bà cô đã được tác giả khắc hoạ rõ nét, sinh động, tài tình chỉ qua một vài cử chỉ, hành động và vài dòng đối thoại.

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 20)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Dựa vào gợi ý của SGK để phân tích. Chú ý, đây là tác phẩm hồi kí vì vậy, tình cảm đối với mẹ được chú bé Hồng thể hiện một cách trực tiếp, phân tích những cảm giác cụ thể của chú bé Hồng.

b) Gợi ý trả lời

Tình cảm yêu thương mẹ mãnh liệt của chú bé Hồng trước hết được thể hiện qua phản ứng của chú đối với bà cô ác nghiệt. Nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói, nụ cười của bà cô, bé Hồng đã có phản ứng ngầm “Cúi đầu không đáp”. Trong lòng chú không có chút gì dao động trước lời mỉa mai của ngưòi cô. Chính chú đã khẳng định chắc như đinh đóng cột: “Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”. Dưòng như tình yêu thương mẹ của chú là vô điều kiện, không cần những biểu hiện cụ thể là những quan tâm từ phía mẹ như gửi thư hay quà bánh. Xa mẹ gần một năm ròng, hình ảnh ngưòi mẹ hiền từ vẫn in sâu trong kí ức trẻ thơ và trước những lời cay độc nhằm vào mẹ, chú bé một mực bênh vực và bảo vệ mẹ mình: “Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về”.

Nghe ngưòi cô nhắc đến tình cảnh của mẹ, chú bé thương mẹ rơi nước mắt. Sự cảm động ngày càng tăng. Đầu tiên, chú thấy “lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay”, sau đó “nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và ở cô”. Tiêp theo, chú bé “cười dài trong tiếng khóc” và khi nỗi đau, tình yêu lên đến tột cùng, thì “cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng”…

Yêu thương mẹ, bé Hồng căm tức, thù địch với tất cả những thế lực đã chà đạp lên người mẹ kính yêu của mình. Chú “căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi…”. Nỗi căm tức đã khiến cậu bé ao ước: “giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mâu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”. Tình cảm của bé Hồng mãnh liệt đến nỗi nó đòi hỏi được biến thành hành động. Aó ước của bé Hồng dù hồn nhiên, thơ trẻ nhưng cũng chính là minh chứng thuyết phục nhất, cụ thể nhất cho tình cảm lớn lao của ngưòi con đối với mẹ.

Đoạn văn miêu tả cảm giác sung sướng cực điểm của chú bé Hồng khi gặp lại và nằm trong lòng mẹ thật cảm động. Bằng sự mong mỏi được gặp mẹ, bằng tình cảm nồng nàn và trực giác có được từ môì quan hệ máu mủ, thiêng liêng, chú bé nhận ngay ra mẹ dù chỉ nhìn thoáng qua. Trong giây phút ấy, chú bé cũng kịp hình dung ra cảm giác thất vọng đến cùng cực của mình nếu chú nhầm lẫn, ngưòi ngồi trên xe kéo không phải là mẹ: như người bộ hành đi giữa sa mạc mênh mông bắt gặp ảo ảnh của một bóng râm hay một dòng nưóc trong…

Tiếng khóc nức nỏ của bé Hồng khi đã gục đầu vào lòng mẹ là sự vỡ oà của niềm sung sướng, của sự dồn nén bao ngày tủi cực. Với tình yêu mẹ vô bờ bến, bé Hồng đã cảm thấm sự hiện diện của mẹ đến tận da thịt, ruột gan: “Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao làu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt”… Niềm hạnh phúc đã khiến chú bé quên đi những lòi độc địa của bà cô, những lời đã từng làm chú đau đớn, xót xa. Chỉ có tình yêu thương mẹ mãnh liệt mới có khả năng làm lành vết thương, xoa dịu được tâm hồn tổn thương của một đứa trẻ, mới mang đến cho chú bé cảm giác hạnh phúc trọn vẹn, đủ đầy như vậy.

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 20)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Cần xác định được những hình thức thể hiện “chất trữ tình” của một tác phẩm văn xuôi mới có thể chứng minh được nhận định trên thông qua những dẫn chứng cụ thể.

b) Gợi ý trả lời

Xét từ nghĩa gốc, “trữ” nghĩa là bộc lộ, “tình” là tình cảm, “trữ tình” là bộc lộ, thê hiện tình cảm, cảm xúc. Như vậy, nói văn Nguyên Hồng giàu chất trữ tình cũng có nghĩa là khẳng định văn ông rất giàu sức biểu cảm, cảm xúc.

Trong từng câu, từng dòng văn của Nguyên Hồng (mà cụ thể ở đây là đoạn trích “Trong lòng mẹ”) đều thấm đượm một tình cảm yêu thương rất mực. Đọc lên, chúng ta không thể không cảm nhận thấm thìa tình yêu mãnh liệt mà chú bé Hồng dành cho mẹ dù được thể hiện ra bằng cách này hay cách khác (xem phần Gợi ý trả lời của câu trên). Những tình cảm ấy được thể hiện một cách chân thực, sinh động nên cũng tìm được sự đồng cảm của người đọc.

Bên cạnh đó, Nguyên Hồng thường đi sâu diễn tả những cảm giác, những cảm nhận chủ quan hết sức tinh tế,, phát biểu trực tiếp hoặc cụ thế hoá những tình cảm bằng hình ảnh hay hành động. Chính đặc điểm này khiến văn ông có sức tác động trực tiếp, mạnh mẽ tới ngưòi đọc. Những câu văn như thế này: “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một thứ hơi êm dịu vô cùng” rất dễ làm người đọc rưng rưng nước mắt.

Chính sức chứa đựng, biểu lộ tình cảm và sự tác động lên cảm xúc ngưòi đọc một cách kì diệu như vậy đã tạo nên chất trữ tình sâu đậm cho ngòi bút Nguyên Hồng.

4. Câu hỏi 4 (SGK, trang 31)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Có thể so sánh đoạn trích này với những truyện được học trong chương trình Ngữ văn lớp 7 (Sống chết mặc bay, Những trò lô hay là Va-ren và Phan Bội Châu…) để tìm ra đặc điểm riêng của thế hồi kí. Chú ý ngôi nhân xưng, giọng điệu, tính sát thực của các chi tiết…

b) Gơi ý trả lời

Đoạn “Trong lòng mẹ” nói riêng, tác phẩm “Những ngày thơ âu” nói chung là lời kể lại của nhân vật “tôi”, chú bé Hồng, về những tháng ngày tuổi thơ cay đắng của mình, ớ đây có sự trùng khớp giữa tác giả – nhân vật người kể chuyện – nhân vật trung tâm của văn bản. Đây chính là điều kiện tất yếu của thể hồi kí. Hồi kí là ghi chép lại những sự kiện, cảm giác của chính mình thông qua dòng hồi tưởng về quá khứ. Người viết một lần nữạ sống lại những cảm giác của mình và thể hiện chúng ra trước độc giả. Khi viết, người đó phải đứng trên lập trường điều kiện của chính mình.

Tính chân thực của sự kiện, chi tiết cũng là một tiêu chí khác để khẳng định tính chất hồi kí của tác phẩm. Có thể soi chiếu những sự kiện diễn ra trong cuộc đời thật của Nguyên Hồng để xác định tính sát thực của những câu chuyện kể. ớ đoạn trích này, nhà văn cũng lấy luôn tên thật của mình đặt cho nhân vật chính. Những nét chính về gia cảnh, ngưòi mẹ cũng đều được kể lại một cách chân thật.

5. Câu hỏi 5 (SGK, trang 20)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Cần giải thích nhận định và xác định được những luận điểm chính, những biểu hiện cơ bản chứng tỏ Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng. Soi chiếu những luận điểm đó vào đoạn trích để chứng minh.

b) Gợi ý trả lời

Nói Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng, cũng có nghĩa khẳng định ông là nhà văn luôn hướng ngòi bút vào hai đối tượng này, bênh vực, ngợi ca họ bằng tất cả tấm lòng.

Trong đoạn trích “Trong lòng mẹ”, tác giả đã tái hiện một cách vô cùng cảm động niềm hạnh phúc vô bờ của đứa con lâu ngày gặp mẹ và tình cảm yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng dành cho mẹ… Cũng qua đoạn trích này, ngưòi đọc đã nhận ra nét đẹp toát lên từ tâm hồn, tính cách của ngưòi mẹ mà theo như dư luận thời đó thì bị coi là hư hỏng; nhận ra vẻ đáng yêu, ngây thơ, giàu tình cảm của chú bé mồ côi cha, thiếu thốn tình thương của mẹ… Trong những trang văn của Nguyên Hồng, phụ nữ và trẻ em luôn được bênh vực. Ông lớn tiếng lên án những hủ tục lạc hậu chà đạp họ, lớn tiếng ca ngợi vẻ đẹp thực sự của những con người – những nạn nhân đáng thương này. Thái độ của nhà văn được gửi gắm qua cảm xúc của chú bé Hồng một cách chân thật và mạnh mẽ (xem lại câu 2). Vì lẽ đó, có thể gọi Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng.

Xem thêm: Giúp em học tốt Ngữ Văn 8 – Tính thống nhất về chủ đề của văn bản.

Tư liệu tham khảo

Những ngày thơ ấu là hồi kí trung thực và cảm động về tuổi thơ cay đắng của Nguyên Hồng trong chế độ cũ. Ớ đoạn trích Trong lòng mẹ, tác giả miêu tả tinh tế những rung động cực điểm của một tâm hồn trẻ dại – đó là nỗi nhớ thương, yêu quý sâu sắc của chú bé Hồng đối với người mẹ của mình.

Bé Hồng là kết quả của một cuộc hôn nhân gượng ép. Ngưòi cha luôn lặng lẽ, u uất bên bàn đèn thuốc phiện. Ngưòi mẹ trẻ khao khát hạnh phúc phải chôn vùi tuổi xuân bên ông chồng nghiện ngập. Gia đình bé Hồng sông sung túc nhưng lạnh lẽo. thiếu vắng tiếng nói, tiếng cười.

Rồi cha mất, mẹ cùng quẫn không chịu nổi, phải bỏ con lại, dứt áo ra đi.. Bé Hồng phải sông với bà cô nghiệt ngã, thâm hiểm. Như mọi đứa trẻ khác, bé Hồng yêu mẹ, thèm được ở bên mẹ nhưng cố giấu kín điều đó trong lòng, chỉ thỉnh thoảng mới hé lộ ra. Vì thế, lòng yêu thương mẹ của bé Hồng càng thêm sâu đậm.

Một lần, nghe bà cô hỏi “có muôn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không”, bé lập tức tưởng tượng ra vẻ mặt rầu rầu và hiền từ của mẹ. Bé nhớ mẹ, muốn gặp mẹ nên đã toan trả lời là có. Nhưng với tâm hồn nhạy cảm, cậu đã nhận ra ngay những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt của bà cô. Cho nên bé Hồng đã cúi đầu không đáp. Cử chỉ ấy là một sự phản kháng ý đồ “gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt mẹ tôi”. Phản kháng ý đồ đó của bà cô, bé Hồng đã bênh vực mẹ bằng những ý nghĩ quyết liệt: “đời nào tình yêu thương và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến. Tất cả họ hàng bên nội có thể ruồng rẫy mẹ, kết tội mẹ, thoá mạ mẹ…” nhưng với bé Hồng, mẹ vẫn là người mẹ hiền từ yêu quý mà cậu ra sức bảo vệ, giữ gìn. Bé Hồng còn nhỏ lắm nên những lòi lẽ kết tội mẹ mình, bé chỉ phản đôi bằng cử chỉ im lặng, cúi đầu mà lòng thắt lại, khoé mắt cay cay. Cuối cùng, trước sự mỉa mai của bà cô, cậu không chịu nổi rồi oà khóc, nước mắt ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và ở dưới cổ. Bé khóc vì những lòi chì chiết mà bà cô cô ý đay dài cứ xoáy chặt tâm can bé. Bé khóc vì căm tức những thành kiến bất công của bà cô, của dư luặn, của ngưòi đời. Bé khóc vì thương xót người mẹ yếu đuối đã quá sợ hãi dư luận tàn ác, mà phải xa lìa con, trốn tránh tìm nơi sinh sống khác, lúc này, tình thương mẹ của bé Hồng trỗi dậy mãnh liệt hơn bao giờ hết, tình thương đã biến thành khát vọng phản kháng quyết liệt: “Giá những cổ tục đã đầy đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiên cho kì nát vụn mới thôi”.

Lòng thương mẹ của bé Hồng còn được thể hiện qua những ý nghĩ, tâm trạng của em trong lần gặp mẹ ngày giỗ bố”.

Buổi chiều ấy tan trưòng, thoáng thấy người ngồi trên xe kéo giống mẹ, bé liền đuổi theo, bối rối gọi. Đó là tiếng gọi bật ra từ tình thương nhớ mẹ bao- ngày dồn lại, là tiếng thổn thức tủi cực của trái tim con trẻ khao khát thương yêu. Tác giả đã miêu tả hàng loạt cử chỉ thể hiện niềm vui sướng của bé Hồng khi gặp mẹ. Vì chạy đuổi theo mẹ mà bé “thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi”. Đến khi trèo được lên xe với mẹ thì “ríu cả chân lại”. Mẹ vừa kéo tay, xoa đầu hỏi chuyện thì bé đã “oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Lần này, bé Hồng khóc thành tiếng. Đó là tiếng khóc rũ bỏ những nỗi uất ức trong bao ngày xa mẹ, là tiếng khóc sung sướng được gặp lại mẹ, là tiếng khóc của niềm khao khát tột độ.

Hạnh phúc thay những đứa con được sống trong tình yêu thương của mẹ!

Trong lòng mẹ, bé Hồng nhận ra những cảm giác ấm áp thiếu vắng đã bao lâu nay lại “mơn man khắp cả da thịt”. Đó là những phút giây không thể nào quên của bé Hồng. Bé nhận ra “hơi quần áo của mẹ”, hơi thở của mẹ lúc đó “thơm tho lạ thường”. Bé nhận ra gương mặt mẹ vẫn tươi sáng, mắt trong, da mịn, má hồng, vẫn đẹp như thuở nào. Bé cũng nhận ra ngưòi mẹ có một thứ hơi êm dịu vô cùng… Tất cả những cảm giác đó, những ý nghĩ đó chỉ có được khi đứa con hết lòng yêu thương mẹ.

Được gặp mẹ là một niềm hạnh phúc lớn lao, là một niềm vui khôn xiết. Được sà vào lòng mẹ, bé Hồng mừng vui đến nỗi quên hết mọi thứ. Những lời thăm hỏi chỉ còn là một chuỗi âm thanh hạnh phúc, bé Hồng không thể nhớ đó là những câu gì, chuyện gì. Ngay cả những lời cay độc của bà cô đã từng làm em đau đớn, tủi cực… cũng chìm đi, cũng biến mất. Bao trùm tất cả tâm trí em là niềm hạnh phúc, nỗi vui sướng tột cùng khi được ngồi trong lòng mẹ. Thương nhớ mẹ, yêu quý mẹ, thèm khát được gần mẹ đến mức nào, bé Hồng mới cảm thấy sung sướng như vậy khi được gần mẹ.

Tình thương mẹ là một nét nổi bật trong tâm hồn bé Hồng. Nó mở ra trước mắt chúng ta cả một thế giới tinh thần phong phú của bé. Tình thương mẹ đã giúp bé Hồng có cái nhìn xác thực về con ngưòi và cuộc đòi. Cho dù cảnh ngộ có éo le đến mấy, tình mẫu tử thiêng liêng vẫn không thể phai mờ. Chúng ta càng thêm cảm thông và quý mến bé Hồng, từ đó càng trân trọng tình mẫu tử.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận