Giúp em học tốt Ngữ Văn 8 – Tác phẩm “Đánh nhau với cối xay gió”

Đang tải...

Tác phẩm “ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ”

(Trích Đôn ki-hô-tê)

Xéc-van-tét

Những nội dung cơ bản cần nắm vững

1.1. Đoạn trích đã thể hiện tài năng và nghệ thuật xây dựng cặp nhân vật bất hủ của nhà văn Xéc-van-tex là Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa tương phản về mọi mặt và đánh giá đúng đắn các mặt tốt, mặt xấu của hai nhân vật ấy.

1.2. Khát vọng lớn lao của Đôn Ki-hô-tê là muốn diệt trừ những kẻ gian ác, xấu xa và giúp đỡ người lương thiện.

Vài nét về tác giả, tác phẩm

Xéc-van-tét (Migull de Cervantes Saavedra, 1547 – 1616) là nhà văn xuất sắc của Tây Ban Nha thời Phục hưng. Ông sinh ra trong một gia đình tiểu quỷ tộc. Tuy vậy, cuộc đời ông là một hành trình di chuyển nhiều nơi với biết bao thăng trầm. Ông đã từng gia nhập quân đội Tây Ban Nha, đã bị thương nặng mất một cánh tay, từng bị bọn cướp biển bắt làm tù binh 5 năm, thậm chí 2 lần bị tù tội. Mặc dù vậy, suốt cả cuộc đời ông vẫn say mê sáng tác.

Năm 1569, Xéc-van-tét cho ra đời tác phẩm đầu tay: tập thơ Xon-nê tặng Hoàng hậu I-da-ben. Năm 1605, phần I “Đôn Ki-hô-tê” xuất bản và ngay lập tức được độc giả đón nhận nồng nhiệt. Năm 1613, ông hoàn thành “Thư văn vần gửi Ma-tê-ô Va-xki”, “Cuộc du ngoạn lên đỉnh Pac-na-xơ”, tập truyện ngắn “Những truyện làm gương”… Năm 1615, phần II “Đôn Ki-hô-tê”, ra đời. Năm 1616, tiểu thuyết “Đec-xi-lec và Xê-đix-mum-da” là tác phẩm cuối cùng khép lại cuộc đời ông.

“Xéc-van-tét là một trong những ngôi sao sáng của phong trào văn hoá Phục hưng phương Tây. Tên tuổi của ông gắn liền với Đôn Ki-hô-tê – một tác phẩm nhại và giễu cợt thể loại tiểu thuyết hiệp sĩ đương thời mà vẫn thấm đượm tinh thần nhân văn chủ nghĩa”.

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 79)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Lấy sự kiện Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió để phân chia các đoạn của đoạn trích này. Chú ý, khi liệt kê năm sự việc, cần chọn các chi tiết tiêu biểu, có giá trị cao trong việc biểu cảm tính cách của lão hiệp sĩ và bác giám mã.

b) Gợi ý trả lời

Toàn bộ đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió” có thể chia làm ba phần.

  • Phần 1: “Chợt hai thầy trò… không cân sức”, trưốc khi đánh nhau với cốì xay gió;
  • Phần 2: “Nói rồi… ngưòi ngã văng ra xa”, kể về cuộc đánh nhau với cối xay gió” và
  • Phần còn lại là những sự kiện tiếp theo, diễn ra sau cuộc đánh nhau với cối xay gió.

Trong ba phần này, có thể rút ra năm sự việc chính, năm dấu mốc trong diễn trình hành động của đoạn trích. Đó là việc Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa nhìn thấy và nhận định về những chiếc cối xay gió (phần 1); là thái độ và hành động của hai ngưòi, trong phần 2 là quan niệm, cách xử sự của mỗi người khi bị đau đớn, chuyện ăn, chuyện ngủ trong phần 3. Qua 5 sự kiện này, tính cách của hai nhân vật được bộc lộ một cách rõ nét và sống động.

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 79)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Qua những sự kiện, phân tích thái độ, cách xử sự, phản ứng của Đôn Ki-hô-tê trong từng hoàn cảnh. So sánh với thái độ của Xan-chô Pan-xa và với chuẩn mực thông thưòng để thấy cái hay, cái dở của anh ta.

b) Gơi ý trả lời

Qua năm sự việc, ta thấy Đôn Ki-hô-tê là một kẻ mê muội, điên cuồng, ý thức hết sức lệch lạc về thực tế. Nguyên nhân là do hắn đọc quá nhiều truyện hiệp sĩ mà trở nên ảo tưởng: nhìn những cối xay gió, lão tưởng là những người khổng lồ và khi thất bại thảm hại vẫn ngỡ đó là âm mưu của lão pháp sư Phơ-re-xtôn thâm thù lão mà làm ra thế. Đôn Ki-hô-tê tự ảo tưởng mình là một hiệp sĩ tài ba, tự phong cho một ngưòi phụ nữ nông dân thành công nương Duyn-xi-nê-a cho đúng kiểu truyện hiệp sĩ lão vẫn đọc. Mọi sự vật, sự việc trong thực tế đã bị Đôn Ki-hô-tê nhìn nhận qua một lăng kính lệch lạc, mù quáng đã trở nên khác hẳn, thậm chí méo mó đến tức cười.

Trên cơ sở những ý thức mê muội ấy, những hành động của Đôn Ki-hô-tê cũng hết sức nực cưòi: xông vào đánh cối xay gió, thức cả đêm để nghĩ về “tình nương” cho giống các hiệp sĩ trong sách…

Mặc dù vậy, cũng không thể phủ nhận rằng hành động của lão vô cùng dũng cảm; bất chấp hiểm nguy: hùng dũng xông vào đánh “những tên khổng lồ” dù biết không cân sức; đau đớn cũng không hề rên rỉ… và đằng sau những việc làm điên rồ (dù là dũng cảm đó), chúng ta thấy quan điểm sống nhất quán của nhân vật: quên mình, phụng sự cho cái thiện, không nề hà chuyện ăn, chuyện ngủ và luôn ý thức rằng mình có sứ mệnh phải rong ruổi giang hồ diệt trừ cái ác, cứu khôn phò nguy. Dù bị truyện hiệp sĩ làm cho mê muội, khiến những hành động của Đôn Ki-hô-tê chỉ tai hại mà không mang lại lợi ích gì nhưng nếu nhìn sâu vào động cơ tốt đẹp của những hành động ấy, chúng ta sẽ thấy lí tưởng vị tha mà anh ta theo đuổi lại rất đáng trân trọng. Hai mặt hay – dở, xấu – tốt này đan cài, hoà quyện vào nhau tạo nên một tính cách Đôn Ki-hô-tê rất đặc biệt, điển hình, không thể lẫn.

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 79)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Tương tự câu trên, chúng ta đối chiếu những hành động, thái độ, suy nghĩ, quan niệm của Xan-chô Pan-xa với Đôn Ki-hô-tê và với chuẩn mực thông thường để thấy cái hay – cái dở trong tính cách của bác ta.

b) Gợi ý trả lời

Trái ngược hẳn với Đôn Ki-hô-tê, Xan-chô Pan-xa là một ngưòi vô cùng tỉnh táo khi nhìn nhận sự việc. Bác ta cố gắng can ngăn Đôn Ki-hô-tê vì bác biết trước mặt là những chiếc cốì xay gió chứ không có tên khổng lồ nào cả. Điểm tốt của nhân vật này chính là ở đó: không viễn vông, xa rời thực tế.

Tuy nhiên, Xan-chô Pan-xa lại thực tế đến mức thực dụng. Xan-chô Pan-xa theo Đôn Ki-hô-tê rong ruổi giang hồ là mong được cai trị một vài hòn đảo khi chủ chiếm được hay gần gũi hơn, là bác ta sẽ thu mọi chiến lợi phẩm có thể nếu chủ chiến thắng. Đồng thời, Xan-chô Pan-xa cũng là một kẻ nhút nhát (hơi đau một tí là kêu rên), quá chú trọng chăm lo cho những chuyện ăn, chuyện ngủ cho bản thân mình. Niềm vui, niềm hạnh phúc ích kỉ của Xan-chô cũng vô cùng tầm thường: Điều lo lắng của bác ta không gì ngoài việc sợ không có chỗ đổ cho đầy bầu rượu. Mặt trái của tính cách này là ở đó.

4. Câu hỏi 4 (SGK, trang 79)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Dựa trên những phân tích về tính cách hai nhân vật trên (câu 2, câu 3) để đối chiếu và so sánh.

b) Gợi ý trả lời

Hai nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa được xây dựng thành một cặp nhân vật đối lập đến tức cười như kiểu anh gầy – anh béo trong rạp xiếc. Sự đối lập này khiến chân dung của cả hai càng được khắc hoạ rõ nét hơn.

Về ngoại hình, nếu Đôn Ki-hô-tê gầy gò, cao lênh khênh lại cưỡi trên con ngựa gầy còm thì Xan-chô Pan-xa lại béo, lùn tịt, cưỡi trên con lừa bộ dạng cũng tương tự bác ta. Nếu Đôn Ki-hô-tê trang bị vũ khí đầy mình thì Xan-chô Pan-xa lại lỉnh kỉnh rượu thịt, thức ăn…

Về nguồn gốc, nếu Đôn Ki-hô-tê là dòng dõi quý tộc thì Xan-chô Pan-xa là một ngưòi nông dân chính gốc.

Về mặt tính cách, Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa đúng là cặp nhân vật bù – trừ: một ngưòi quá mơ mộng, ảo tưởng, một kẻ thì thực tế đến thực dụng; một người thì dũng cảm, quên mình, còn người kia thì hèn nhát, ích kỉ… Sự đối lập gay gắt đến mức ưu điểm của ngưòi này lại trở thành nhược điểm của kẻ kia và ngưòi đọc thầm mong ước nếu như tất cả những ưu điểm của hai con ngưòi này gộp lại… khi đó chúng ta sẽ có hình mẫu lí tưởng về một người hiệp sĩ, một ngưòi tỉnh táo, nghĩa hiệp, quên mình đấu tranh cho lẽ phép, công bằng, chuyên “cứu khôn phò nguy”, tiêu diệt cái xấu, cái bất công trong cuộc đòi này. Phải chăng, bên cạnh ý nghĩa phê phán của tác phẩm, nhà văn còn ấp ủ và gửi gắm mong muôn điều này nữa?

Xem thêm: Giúp em học tốt Ngữ Văn 8 – Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

Tài liệu tham khảo

Cho dù những hành động trong thực tế mang tính điên rồ, ảo tưởng song lí tưởng vị tha mà Đôn Ki-hô-tê theo đuổi lại đáng trân trọng, bởi lẽ anh là người hiệp sĩ chân chính đi tìm tự do, khi ở Tây Ban Nha, tự do bị bóp nghẹt, quyền sống bị chà đạp; ở đó, bọn khổng lồ, bọn yêu tinh có mặt khắp nơi, hoành hành mọi nẻo. Ớ đó, cái ác đang tồn tại và vì vậy cũng cần tới những hiệp sĩ chân chính để “phò nguy cứu khổ”, để tiêu diệt cái ác. Sự kết hợp giữa hai thầy trò Đôn Ki-hô-tê cũng là một sự kết hợp độc đáo, bởi ở đây vừa có sự huyễn hoặc lại vừa có sự tỉnh táo mà các nét này lại được phân bổ ở cả hai người. Nếu thực hiện một phép lựa chọn theo kiểu tước bỏ những nét tiêu cực ở cả hai nhân vật và kết hợp chúng lại, ta sẽ có một nhân vật hoàn chỉnh đạt tới mức độ lí tưởng. Đó là nhân vật của ước mơ, của khát vọng, của những người dân lương thiện ở Tây Ban Nha trong thời kì Phục hưng.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận