Văn miêu tả lớp 3: Tả cô giáo hay thầy giáo của em.

Đang tải...

Đề bài: Tả cô giáo hay thầy giáo của em.

Bài làm 1 Cô giáo của chúng em

Cô giáo dạy lớp 3B của chúng em tên là Ngô Thị Mộc Lan. Cô 28 tuổi. Bố mẹ của cô đều là những nhà giáo nổi tiếng ở quê em.

Da cô đen giòn. Cô nhanh nhẹn, tươi vui và rất tận tình với học sinh. Cô dạy giỏi và có đôi bàn tay khéo léo, có giọng hát hay, giọng đọc bài, giảng bài ấm áp. Bạn nào được cô khen là vui lắm. Cuối tuần cô cho chúng em làm thống kê điểm 10 để cô khen thưởng.

Em đã được cô khen nhiều lần: khen thuộc bài, khen giỏi Toán, khen viết chữ đẹp, khen về chuyện biết giúp đỡ bạn.

Bạn nào trong lớp cũng yêu quý cô. Em cũng rất yêu quý cô.

Bài làm 2 Thầy Tử lớp 3C

Phụ trách lớp 3C là thầy Tứ. Thầy là thương binh. Năm nay thầy 49 tuổi. Trong chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979, thầy bị thương. Một chân thầy để lại chiến trường. Thầy đã được lắp chân giả, hằng ngày thầy vẫn chống gậy đến lớp dạy học.

Thầy Tứ đen và gầy. Người cao dong dỏng. Tóc thưa, mắt sâu. Thầy vui tính, hay cười. Các thầy, cô giáo trong trường đều yêu quý và coi thầy Tứ như người anh cả.

Thầy vẽ đẹp, viết rất đẹp. Thầy dạy môn gì, dù là Toán, Tập đọc hay Kể chuyện… cũng đều hay và hấp dẫn. Chúng em ai cũng được thầy chăm sóc, yêu thương.

— Liễu đọc bài thơ Một mái nhà chung cho các bạn cùng nghe. Em Hậu nghịch chi đó? Em nào chưa hiểu bài thì cứ hỏi thầy…

Thầy nói nhẹ nhàng. Ai cũng cảm thấy được thầy khích lệ nên đều cố gắng học hành, phấn đấu.

Thầy Tứ thường đến thăm ông nội em. Thầy tặng bạn Vịnh, học sinh nghèo, một bộ quần áo mới. Thầy tặng con gái chú bảo vệ một cái cặp sách mới…

Những hôm trời mưa rét kéo dài, thầy Tứ nói: “Cái chân thầy dạo này giở chứng. Đau lắm!”. Nghe thầy nói thế, chúng em rất thương thầy

Cô Huệ Chi — người mẹ hiền của chúng em

Buổi sáng hôm ấy, một tin dữ làm học sinh toàn trường xôn xao, tất cả học sinh lớp 3E

vô cùng lo lắng: “Cô Huệ Chi bị ngã xe”. Thầy Tuấn hiệu phó vào dạy thay một lúc rồi cho chúng em ra về. Buổi chiều, tất cả lớp chúng em đều kéo đến bệnh viện thăm cô.

Em và nhiều bạn lớp 3E đã được cô Huệ Chi dạy từ lớp một, lớp hai. Cả lóp chúng em đều rất lo lắng cho cô.

Cô Huệ Chi là giáo viên giỏi. Trong cuộc thi giáo viên thanh lịch, cô được giải Nhất toàn tỉnh. Cô xinh đẹp và dịu dàng. Cô xem 33 học sinh lớp 3E như con em của cô. Cô chăm chút cho đàn con thơ từ cách ngồi, cách cầm bút viết, cách đọc bài, cách nói, cách làm tính. Học sinh nào ốm phải nghỉ học, cô đều đến bệnh viện hoặc đến nhà hỏi thăm và cho quà. Em mồ côi mẹ, khi mổ ruột thừa, cô săn sóc em như mẹ ruột. Em mong cô mau chóng bình phục để tiếp tục dìu dắt chúng em.

Xem thêm :Tả một con vật nuôi trong gia đình

Bài tham khảo

Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kỉ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.

Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nhiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cửa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.

Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.

Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm “lận đận” với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói: “Chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học”. Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.

Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một và bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn xao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.

Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những trò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ông và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi: “Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẻ với con”. Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.

Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điểm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói: “Thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẫu cho các bạn noi theo….”. Thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. Tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.

Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:

“Ngọc không mài không sáng, người không học không tài.”

Bài làm Ngưòi thầy nặn tò he

Từ lóp một đển lớp bốn, em đểu học với thầy Biên. Dáng thầy cao và gầy, nước da hơi đen, đi đứng khoan thai. Thấy rât hiền, ăn nói nhẹ nhàng, hểt lòng yêu thương Ỉ1ỌC smh.

Năm nay thầy 37 tuổi, vợ thầy ốm nặng, qua đời. Hai đứa con nhỏ ở với thầy. Đen nay, anh Khiêm đã học lớp sáu, em Ly đã lên 4 tuổi. Thầy và hai con được Ban Giám hiệu và Hội phụ huynh dụng cho hai gian lợp mái tôn cuối vườn trường.

Thầy Biên là giáo viên giỏi cấp tỉnh. Thầy khiêm tốn, hết lòng với học sinh, ăn ở rất tình nghĩa với mọi người, nên được các thầy cô giáo và các vị phụ huynh quý mến.

Thầy vẽ đẹp, dạy môn học nào, dạy lớp nào cũng giỏi. Thầy rất hiếu học. Thầy đang học Đại học Ngoại ngữ tại chức. Năm ngoái có một ông cụ đến nặn tò he tại cống trường bán cho học sinh. Thầy Biên đã học được cách chế bột, cách pha màu, học nghệ thuật nặn con giống tò he. Chỉ sau một thời gian ngắn, thầy biết nặn tò he rất đẹp. Khi giảng tất cả các truyện cổ tích trong sách Tiếng Việt tiểu học thầy đều có con tò he để minh hoạ. Em thích nhất con tò he Vua Mi-đát hám vàng, Lừa và Ngựa, Thỏ và Rùa… Thầy đã trả “học phí” 200.000 đồng cho cụ già nặn tò he, thầy nói mãi cụ mới nhận.

Thầy Biên là tấm gương sáng về cần kiệm. Thầy trồng hoa, trồng rau để tự túc, để cảnh nhà thêm đẹp. Thầy ăn mặc giản dị. Thầy dạy hai con lễ phép, chăm ngoan, học giỏi. Năm nào thầy cũng về quê thăm mộ vợ; đưa hai con nhỏ về thăm mộ mẹ. Ba bốn ngày sau, thầy mới trở lại trường.

Hôm qua là ngày 20/11, cả lớp em cùng đến phòng thầy Biên, chúc thầy vui, lthoẻ và dạy giỏi. Thầy rất xúc động khi bạn Vĩnh thay mặt cả lóp tặng thầy bó hoa thơm và nói lời chúc mừng thầy.

 

Bài đoc tham khảo Ngưòi thầy và cây phượng

Mùa thu – Cây phượng góc sân trường rụng lá chuẩn bị cho một kì nghỉ ngơi dài. Thầy tất bật chuẩn bị cho năm học mới, đón khoá học sinh mới.

Mùa đông – Những cành phượng khẳng khiu im lìm trong giá lạnh, ngủ yên trong gió rét. Thầy cặm cụi bên trang giáo án, lo lắng cho bài giảng ngày mai.

Mùa xuân – Cây phượng tưng bừng khoe áo mới, đua nhau đâm chồi nẩy lộc trong gió xuân. Thầy vẫn miệt mài bên bài kiểm tra chuẩn bị cho học kỳ hai.

Mùa hạ – Cây phượng ngập tràn sắc đỏ của hoa, nổi bật cả một khung trời. Thầy bộn bề những lo lắng cho học trò trong mùa thi cuối cấp.

Cả thầy và cây phượng đều gắn bó với học sinh, với một thời cắp sách đến trường. Thế nhưng hoa phượng còn có lúc nghỉ ngơi, khoe sắc, còn thầy – Người lái đò tận tuỵ mãi cống hiến, mãi hi sinh thầm lặng cho bao thế hệ học trò. Để rồi sau mỗi mùa phượng cháy, trán thầy lại đầy những nếp nhăn và tóc thầy lại thêm nhiều sợi bạc.

Mùa hè đã đến, thêm những chùm hoa phượng đỏ rực góc sân trường và trong mắt thầy lấp lánh tình yêu thương.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận