Tà áo dài Việt Nam – tuần 30 – tiếng việt 5

Đang tải...

Tà áo dài Việt Nam

I. LUYỆN ĐỌC

1. Đọc diễn cảm bài đọc

2. Lưu ý phát âm

Nhận diện và phát âm rõ các từ:

tr / ch: trong, trước, trái, cổ truyền, trtrung, trở thành, truyền thống, chỉ, chiếc, cho;

x / s: xưa, xanh hồ thủy, cánh sen, sau, số,  sống lưng, sự;

l / n: lối, là, lồng, lấp ló, lớp, lao động, loại, liền, nặng nhọc, năm;

d / r / gi: áo dài, dân tộc, ra, rộng, giữa…

II. TÌM HIỂU BÀI

1. Giới thiệu chung

Tác phẩm Tà áo dài Viêt Nam của Trần Ngọc Thêm viết về quá trình hình thành chiếc áo dài Việt Nam và vẻ đẹp duyên dáng, mềm mại của phụ nữ Việt Nam trong tà áo dài. Vẻ đẹp của chiếc áo dài tân thời là sự kết hợp giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách hiện đại phương Tây.

2. Nội dung chính

Phụ nữ Việt Nam xưa thường mặc áo mớ ba mớ bảy nhưng mặc áo dài thẫm màu bên ngoài, phủ trên những lớp áo cánh nhiều màu bên trong, làm cho người phụ nữ có vẻ tế nhị, kín đáo hơn.

Từ đầu thế kỷ XIX đến sau 1945, một số vùng mặc áo dài cả khi lao động nặng, gồm hai loại áo tứ thân và áo năm thân. Đến những năm 30 của thế kỷ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến thành áo dài tân thời. Áo tân thời kết hợp hài hòa giữa phong cách tế nhị, kín đáo với phong cách phương Tây hiện đại, trẻ trung.

Áo dài là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam vì nó thể hiện sự tế nhị, kín đáo của phụ nữ. Tà áo dài rất phù hợp với tầm vóc, dáng vẻ của người phụ nữ Việt. Khi mặc áo dài, người phụ nữ như mảnh mai, kín đáo, đẹp dịu dàng và duyên dáng hơn.

3. Liên hệ bài đọc / Mở rộng kiến thức

Y phục thường ngày của người dân Việt Nam khi xưa tuy giản dị nhưng vẫn duyên dáng, kín đáo, thể hiện được đặc trưng tâm lý và bản sắc văn hóa của người Việt.

Trang phục của người Việt Nam xưa

Trước kia, ở nước ta, quan viên mới được mặc đồ gấm vóc, tơ lụa, thường dân chỉ mặc đồ vải. Đàn ông đội khăn lượt thâm, trời rét thì có thêm khăn nhiễu quàng đầu và cổ. Áo trong có áo cánh lót, áo ngoài dùng toàn màu thâm, trời nóng mặc áo sa, the, lụa, xuyến hoặc vải nâu, trời rét mặc áo kép, áo bông, hoặc bằng vải, the, vóc, nhiễu, nhung, dạ. Quần thì mùa nào cũng vậy, chỉ dùng một màu trắng, mà phần nhiều là quần vải cát bá.

Đàn bà vấn khăn thâm hoặc lượt, hoặc nhiễu, hoặc vải nâu. Trời rét thì thêm khăn vuông bằng vải nâu hoặc xuyến thâm. Miền Trung và miền Nam thì đàn bà với tóc bịt khăn vuông chứ không vấn khăn như ngưòi miền Bắc. Miền Bắc mặc yếm cổ xây hoặc cổ viền, thường là màu trắng. Miền Nam không mặc yếm, chỉ mặc áo nịt lót. Áo cũng dùng màu thâm hoặc hoặc nâu, chỉ người ăn chơi hoặc con hát mới mặc màu xanh, đỏ. Quần phần nhiều mặc quần sồi, lĩnh thâm, đôi khi có ngươi mặc quần nhiễu đỏ; miền Trung và miền Nam thì người phong lưu mặc quần nhiễu trắng, ở quê mặc quần vải xanh, Nam Trung Bộ và ở phường phố, đàn bà thường mặc áo cài khuy, ít thắt lưng, ở quê thì thường thắt lưng bỏ áo, bỏ xuống hai múi dài.

(Theo Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục)

Xem thêm Mở rộng vốn từ Nam nữ

 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận