Sự tích hồ Ba Bể – Tập làm văn lớp 4

Đang tải...

Sự tích hồ Ba Bể – Tập làm văn lớp 4

Tiết 1 : THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN

Mở đầu chương trình Tập làm văn lớp 4, HS được học về kể chuyện. Tiết học nhằm mục đích :

–        Giúp HS hiểu được những đặc điểm chính của văn kể chuyện và phân biệt được văn kể chuyện với những loại văn khác.

–        Thông qua bài luyện tập để giúp HS bước đầu biết xây dựng một bài văn kể chuyện.

Trong tiết Kể chuyện của tuần này. HS đã được nghe thầy, cô giáo kể và đã được tập kể câu chuyện sự tích hồ Ba Bể. Để giúp HS hiểu sâu hơn về văn kể chuyện và các bộc PH có tư liệu hướng dân HS học tốt tiết học này, chúng tôi ghi lại toàn bộ nội dung câu chuyện.

Sự tích hồ Ba Bể

Ngày xưa, có làng xã Nam Mâu thuộc tỉnh Bắc Cạn mở ngày hội cúng Phật. Mọi người nô nức đi xem hội. Ai cũng lo làm việc tốt lành để cầu phúc.

Hôm ấy. bỗng có một bà cụ ăn xin không biết từ đâu đến. Trông bà thật gớm ghiếc, thân thể gây còm, lở loét, mùi hối thối xông ra rất khó chịu. Đến đâu bà cũng phều phào mấy tiếng : Đói lắm các ông, các bà ơi! “, rồi giơ rá ra bốn phía, cầu xin:

Nhưng đến đâu bà cụ cũng bị xua đuổi. Lê mình ra khỏi đám hội, vào nhà nào, bà cũng bị nghi là hủi và bị đuổi ra. May sao đến ngã ba bà gặp mẹ con nhà kia vừa đi chợ về. Thấy bà lão ăn xin tội nghiệp, người mẹ đưa về nhà, lấy cơm nguội cho ăn, rồi mời nghỉ lại.

Khuya hôm đó. hai mẹ con bồng thấy chỗ bà cụ nằm sáng rực lên. Nhưng lạ thay, nằm chỗ đó không phải là bà lão ăn xin già yếu, lở loét, mà là một con giao long to lớn đang cuộn mình, đầu gác lên xà nhà, đuôi thò xuống đất. Mẹ con bà góa rụng rời kinh hãi, đành nhắm mắt nằm im phó mặc cho số phận.

Sáng hôm sau, tỉnh dậy họ chẳng thấy giao long đâu. Trên chõng, vẫn là bà cụ ốm yếu. Bà đang sửa soạn ra đi. Bà nói : ” Vùng này sẽ có lụt lớn. Ta cho hai mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc ngay xung quanh nhà mới tránh được nạn. 

Người mẹ nghe vậy lấy làm lạ, bèn hỏi : “ Thưa cụ, vậy làm sao để cứu mọi người khỏi chết chìm ? Bà già suy nghĩ giây lát rồi nhặt một hạt thóc, cắn vỡ ra, đưa vỏ trấu cho hai mẹ con và bảo : Hai mảnh vỏ trấu này sẽ giúp mẹ con nhà chị làm việc thiện

Nói rồi, vụt một cái: đã không thấy bà già đâu nữa. Hai mẹ con vội làm theo lời dặn rồi đi kể chuyện cho mấy người gần đó biết. Họ đều cười, cho đó là chuyện bâng quơ.

Tối hôm đó, đám hội đang náo nhiệt, mọi người đang lễ bái, bỗng có một dòng nước từ dưới đất phun lên. Nước càng phun càng mạnh, đất xung quanh lở dần. Lúc ấy, ai nấy mới kinh hoàng, chen nhau chạy tháo thân. Nhưng không kịp nữa rồi. Đất dưới chân họ rung chuyển. Một tiếng ầm dữ dội nổi lên, nhà cửa, người vật đều chìm nghỉm dưới nước.

Trong khi tất cả đều ngập chìm trong biển nước thì ngôi nhà nhỏ của hai mẹ con nhà kia vẫn khô ráo vì nền nhà của họ mỗi lúc một cao lên. Đau xót trước cảnh lụt bất ngờ tàn phá, hai mẹ con đem hai mảnh vỏ trấu ra. Vừa đặt xuống nước, vỏ trấu hóa thành hai chiếc thuyền. Thế là  mặc gió mưa, họ chèo thuyền đi khắp nơi, cố sức vớt những người bị nạn.

Chỗ đất sụt đấy, nay là hồ Ba Bể. Còn cái nền nhà của hai mẹ con kia thành một hòn đảo nhỏ trong hồ. Người địa phương gọi hòn đảo ấy là gò Bà Góa.

Theo CHU HUY

  1. Nhận xét
  2. HS đọc kĩ bài tập 1, xác định yêu câu của bài tập là :

–        Kể lại câu chuyện sự tích hồ Ba Bể.

–        Ghi tóm tắt tên các nhân vật, các sự việc xây ra và kết quá của các sự việc đó, ý nghĩa của câu chuyện.

Câu chuyện khá dài và mục đích của việc kể là để cảm nhận thế nào là một bài văn kể chuyện. Vì vậy, các em nên tập kể ngắn gọn, nêu những diễn biến chính của câu chuyện.

Dựa trên sự hiểu biết về câu chuyện, HS ghi tóm tắt:

  1. a) Tên các nhân vật

–        Mẹ con bà góa

–        Bà cụ ăn xin (giao long )

–        Dân chúng đi xem hội.

  1. b) Các sự việc xảy ra và kết quả

–        Bà cụ ăn xin lang thang xin ăn nhưng không ai cho

–        Mẹ con bà góa cho bà cụ ăn và ngủ

–        Đêm khuya, bà cụ ăn xin hiện hình là một con giao long lớn

–        Bà cụ cho hai mẹ con bà góa gói tro và hai mảnh trấu

–        Nước lụt biến cả vùng thành hồ lớn và mẹ con bà góa chèo thuyền đi cứu người.

  1. c) Ý nghĩa của câu chuyện

–        Ca ngợi những người có lòng nhân ái và khẳng định họ sẻ được đền đáp xứng đáng

–        Giải thích sự hình thành của hồ Ba Bể.

Từ việc tìm hiểu câu chuyện sự tích hồ Ba Bể, điều HS cần rút ra là: Vốn kể chuyện phải có các nhân vật, các sự việc diễn biến theo một trình tự hợp lí và từ nhân vật, sự việc toát lên một điều có ý nghĩa.

  1. HS đọc kĩ bài tập 2, xác định yêu cầu của bài tập là : phân biệt văn kể chuyện với loại văn khác.

Trước hết. HS cần đọc kĩ bài văn Hồ Ba Bể.

Tiếp đó, HS suy nghĩ và rút ra nhận xét:

–        Bài văn không có nhân vật.

–        Bài văn chỉ gồm các chỉ tiết giới thiệu về hồ Ba Bể như vị trí, độ cao, chiều dài, đặc điểm địa hình, khung cảnh thi vị và gợi cảm,

Từ những điều trên ta có thể rút ra kết luận : Bài Hồ Ba Bể không phải là văn kể chuyện mà chỉ là một bài văn giới thiệu hồ Ba Bể được dùng dể nói về một danh lam thắng cảnh.

  1. Ghi nhở

HS học thuộc phần Ghi nhớ trong SGK.

HS lưu ý các đặc điểm chính của văn kể chuyện là :

–        Có một hay một số nhân vật (nhân vật chính và nhân vật phụ)

–        Bao gồm một chuỗi sự việc diễn biến có đầu có cuối và có liên quan đến các nhân vật

–        Mỗi câu chuyện đều toát lên một ý nghĩa.

III. Luyện tập

1. HS đọc kĩ bài tập 1, xác định yêu cầu của bài tập là : tập kể lại một mẫu chuyện theo nội dung cho trước.

Bài tập xác định hoàn cảnh của câu chuyện là trên đường đi học về em gặp một phụ nữ bế con mang xách nhiều đồ đạc. Nội dung câu chuyện là em đỡ giúp cô ấy xách đồ đi một quãng đường. Qua câu chuyện cần làm toát lên tình nhân ái sẵn sàng giúp đỡ những người gặp lúc khó khăn.

Sau đây là một bài làm để PH và HS tham khảo :

Một buổi trưa em học về muộn vì bận trực nhật lớp.

Đường làng nắng chang chang. Phía trước em là một phụ nữ lưng đeo ba lô, tay ôm em bé, tay xách làn đi vội, em bước nhanh cho kịp và cất tiếng chào :

–        Cháu chào cô! Cô về làng Phú Thái phải không ?

Người phụ nữ quay sang em, mặt lấm tấm mồ hôi:

–        Chào cháu! Cháu người làng Phú Thái à ?

–        Vâng! Cô đưa cháu xách đỡ chiếc làn cho.

–        Cảm ơn cháu.

Người phụ nữ đưa em chiếc làn rồi chuyển sang bồng em bé phía trước ngực.

Chà, chiếc làn nặng ghê! Em xách tay phải, lúc lúc lại chuyển qua tay trái. Đứa bé hơn một tuổi nhìn em toét miệng cười, tay huơ huơ như làm quen. Thì ra người phụ nữ là con dâu bà Quỳnh ở gần nhà em. Hai cô cháu vừa đi vừa chuyện trò vui vẻ.

Con đường làng dài hun hút ngắn dần và chẳng mấy chốc hai cô cháu đã về tới làng.

2. HS đọc kĩ bài tập 2, xác định yêu câu của bài tập là : nêu nhân vật và ý nghĩa của câu chuyện vừa kể.

a) Câu chuyện vừa kể ở bài tập có 2 nhân vật chính là em và người phụ nữ, 1 nhân vật phụ là em bé.

b) Ý nghĩa của câu chuyện : việc quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau là một nếp sống tốt đẹp.

https://hoc360.net/phan-tich-tac-pham-cha-con-nghia-nang-ho-bieu-chanh/
https://hoc360.net/phan-tich-truyen-ngan-hai-dua-tre-thach-lam/

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận