Sự phát triển của từ vựng sách giáo khoa ngữ văn lớp 9

Đang tải...

Sự phát triển của từ vựng ngữ văn lớp 9

Mục đích của bài học giúp học sinh hiểu được một trong những cách quan trọng để phát triển từ vựng tiếng Việt là phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.

A. HƯỚNG DẨN TÌM HIÊU BÀI

I. Sự biến đổi của từ ngữ.

Tiếng Việt đã có từ lâu đòi, Cùng với sự phát triển của đất nước, tiếng Việt ngày một phát triển, thêm giàu, đẹp. Nhiều từ ngữ cổ mất đi và được thay thế bằng những từ ngữ mối thuộc nhiều lĩnh vực như khoa học, kĩ thuật, văn hoá xã hội. Trên con đường phát triển và hội nhập, tiếng Việt ngày càng trở nên giàu có và hiện đại.

  • Có nhiều từ cổ nay không còn dùng nữa.

Bui có một lòng trung lẫn hiếu

Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.

(Nguyễn Trãi)

Bui một tấc lòng ưu ái cũ,

Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông.

(Nguyễn Trãi)

(Bui: chỉ)

  • Bên cạnh đó, có nhiều từ ngữ mới xuất hiện để đáp ứng nhu cầu phát triến của xã hội.

Ví dụ: điện tử, ti vi, vấn nạn…

II. Sự phát triển nghĩa của từ ngữ

Một trong những cách phát triển từ vựng tiếng việt là phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng. Ví dụ:

Thuyền mấy lá đông tây lặng ngắt

Một vầng trăng trong vắt lòng sông.

(Bạch Cư Dị)

Một lá về đâu xa thăm thẳm,

Nghìn làng trông xuống bé con con.

(Nguyễn Khuyến)

Có hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ.

  • Phương thức ẩn dụ, ví dụ:

Những hoa quý toả mùi hương vương giả,

Mây đa tình như thi sĩ đời xưa…

(Xuân Diệu)

Đi suốt cả ngày thu

Vẫn chưa về tới ngõ

Dùng dằng hoa quan họ

Nở tím bến sông Thương.

(Hữu Thỉnh)

»

  • Phương thức hoán dụ

Một tay gây dựng cơ đồ,

Bấy lâu bể Sở, sông Ngô tung hoành.

(Nguyễn Du)

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá củng thành cơm.

(Hoàng Trung Thông)

1. Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu có câu Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế. Từ kinh tế trong câu này là hình thức nói tắt của kinh bang tế thế, nghĩa là trị nước cứu đòi.

Ngày nay, chúng ta không hiểu từ kinh tế theo nghĩa như Phan Bội Châu đã dùng mà dùng vối nghĩa: toàn bộ sự hoạt động của con người trong lao động sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng của cải, vật chất làm ra. Qua đó, ta thấy nghĩa của từ không phải là bất biến. Nó có thể biến đổi theo thòi gian, nghĩa cũ mất đi, nghĩa mới được hình thành.

2. Đọc các câu trích từ Truyện Kiều của Nguyễn Du và trả lòi câu hỏi.

  • Trong đoạn trích (a), từ xuân (Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân) được dùng theo nghĩa gốc: mùa chuyển tiếp từ đông sang xuân, thời tiết ấm dần lên, thường được coi là mùa mở đầu của một năm.

Từ xuân (Ngày xuân em hãy còn dài) được dùng theo nghĩa chuyển: chỉ tuổi trẻ. Từ này được dùng theo phương thức ẩn dụ.

  • Trong đoạn trích (b), từ tay (Giở kim thoa với khăn hồng trao tay) được dùng với nghĩa gốc: chỉ bộ phận phía trên cơ thể, từ vai đến các ngón, dùng để cầm, nắm.

Từ tay (Cũng phường bán thịt củng tay buôn người), chỉ những người chuyên hoạt động về một môn, một nghề nào đó. Từ này được dùng theo phương thức hoán dụ

Xem thêm Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự ngữ

văn lớp 9 tại đây.

B. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Bài tập này yêu cầu các em xác định nghĩa của từ chăn dẫn ở SGK, trang 56 – 57.

  • Trong câu (a), từ chân được dùng với nghĩa gốc: bộ phận dưới cùng của cơ thể ngưòi hay động vật, dùng để đi, đứng.
  • Trong câu (b), từ chăn được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ.
  • Trong câu (c), (d) .từ chân được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.

2. Từ trà trong các cách dùng: trà a-ti-sô, trà hà thủ ô, trà sâm, trà linh chi, trà tâm sen, trà khổ qua được dùng vói nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ, và được hiểu theo nghĩa: được làm từ các loài thực vật, đã sao, đã qua chế biến, để pha uống nước.

3. Từ đồng hồ trong các cách dùng: đồng hồ điện, đồng hồ nước, đồng hồ xăng… được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ và được hiểu theo nghĩa: dụng cụ đo số lượng, khối lượng một cách chính xác.

4. Bài tập này yêu cầu các em tìm ví dụ để chứng minh các từ hội chứng, ngân hàng, sốt, vua là những từ nhiều nghĩa.

  • Hội chứng:

+ Nghĩa gốc: Tập hợp nhiều triệu chứng xuất hiện của bệnh, ví dụ: Hội chứng màng não.

+ Nghĩa chuyển: Tập hợp nhiều hiện tượng, sự kiện biểu hiện một tình trạng, một vấn đề xã hội cùng xuất hiện ở nhiều nơi, ví dụ: Hội chứng chiến tranh I-rắc.

  • Ngân hàng:

+ Nghĩa gốc: Tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và quản lí các nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng, ví dụ: Ngân hàng Ngoại thương.

+ Nghĩa chuyển: 1. Kho lưu trữ những thành phần, bộ phận của cơ thể để sử dụng khi cần, ví dụ: Ngân hàng máu;… 2. Tập hợp các dữ liệu liên quan tới một lĩnh vực, được tác dụng để tiện tra cứu, sử dụng, ví dụ: Ngân hàng dữ liệu, ngân hàng câu hỏi.

  • Sốt:

+ Nghĩa gốc: Tăng nhiệt độ cơ thể lên quá mức bình thường do bị bệnh, ví dụ: Hâm hấp sốt; dứt cơn sốt.

+ Nghĩa chuyển: (thường dùng đi đôi với nóng) (cơm, canh), còn đang nóng, vừa mới bắc ở bếp xuống, ví dụ: Cơm canh nóng sốt.

  • Vua:

+ Nghĩa gốc: Người dứng đầu nhà nước quân chủ, ví dụ: Vua Lý Thái Tổ.

+ Nghĩa chuyển: 1. Nhà tư bản độc quyền trong một ngành nào đó, ví dụ: Vua dầu hoả, vua ô tô;… 2. Người đứng đầu trong một lĩnh vực nhất định, không ai hơn, ví dụ: Vua phá lưới, vua nhạc Pốp.

5. Từ mặt trời trong câu thơ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ được sử dụng theo phép tu từ ẩn dụ. Nhà thơ Viễn Phương đã dựa trên sự tương đồng để ví Bác Hồ như một mặt trời. Hình ảnh được nảy sinh bắt nguồn từ cảm xúc của nhà thơ. Do đó, đây không phải là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận