Sự phát triển của từ vựng ngữ văn lớp 9

Đang tải...

Sự phát triển của từ vựng ngữ văn lớp 9

Mục đích của bài học giúp học sinh hiểu được việc tạo từ ngữ mối và mượn từ ngữ của tiếng nưốc ngoài cũng là những cách quan trọng để phát triển từ vựng tiếng Việt.

A. HƯỚNG DẪN TÌM HIÊU BÀI

I. Tạo từ ngữ mới

Tạo từ ngữ mới là mọt cách phát triển từ vựng tiếng Việt nhằm làm cho vốn từ ngữ tăng lên.

Ví dụ: điện thoại di động, kinh tế thị trường,…

1. Những từ mới được tạo ra trên cơ sở các từ: điện thoại, kinh tế, di động, sở hữu, tri thức, đặc khu, trí tuệ:

  • Điện thoại di động: Điện thoại vô tuyến nhỏ, mang theo người được sử dụng trong vùng phủ sóng của cơ sở thuê bao.
  • Đặc khu kinh tế: Khu vực dành riêng để thu hút vốn và công nghệ nước ngoài với những chính sách ưu đãi.
  • Sở hữu trí tuệ: Quyền sở hữu đối với các sản phẩm do hoạt động trí tuệ mang lại, được pháp luật bảo hộ như quyền tác giả, quyền phát minh, sáng chế…
  • Kinh tế tri thức: Nền kinh tế dựa chủ yếu vào việc sản xuất, lưu thông, phân phối các sản phẩm và có hàm lượng tri thức cao.

2. Những từ ngữ được cấu tạo theo mô hình X + tặc: không tặc, hải tặc, tin tặc, lâm tặc,…

II. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài

Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài cũng là cách để phát triển từ vựng tiếng Việt.

Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán.

Ví dụ:

  • Mượn từ tiếng Hán: hi sinh, độc lập, du kích,…
  • Mượn từ các ngôn ngữ khác: ti vi, xà phòng, mít tinh, ô tô,…

Lưu ý:

  • Khi nói và viết, cần sử dụng sáng tạo những từ ngữ mượn từ tiếng nước ngoài, đặc biệt là từ Hán Việt.
  • Chỉ sử dụng từ Hán Việt khi không có từ thuần Việt cùng nghĩa hoặc để tạo nên phong cách trang trọng, biểu cảm. Lạm dụng từ mượn sẽ làm cho bài viết, lời nói mất đi vẻ trong sáng.

1. Các từ Hán Việt trong hai đoạn trích dẫn ở SGK, trang 73:

  • Đoạn trích (a): Thanh minh, tiết, tảo mộ, hội, đạp thanh, yến anh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân, dập dìu, nêm.
  • Đoạn trích (b): bạc mệnh, duyên phận, rẫy bỏ, bay. buộc, nhuốc nhơ, linh, ngài, chứng giám, thiếp, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc, thần.

2. Tiếng Việt dùng những từ sau để chỉ khái niệm:

a. Bệnh mất khả năng miễn dịch, gây tử vong:

b. Nghiên cứu một cách có hệ thống những điều kiện để tiêu thụ hàng hoá (chẳng hạn nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của khách hàng…): ma-két-tinh.

Những từ AIDS, ma-két-tinh có nguồn gốc từ các ngôn ngữ Ân – Âu.

Xem thêm Truyện Kiều – Nguyễn Du Ngữ văn lớp 9

tại đây.

B. HƯỚNG DẨN LUYỆN TẬP

1. Bài tập này yêu cầu các em tìm hai mô hình có khả năng tạo ra những từ mới như x + tặc.

  • X + hoá: công nghiệp hoá, hiện đại hoá, điện khí hoá, xã hội hoá, tin học hoá…
  • X + điện tử: sách điện tử, thư điện tử, thư viện điện tử…

2. Bài tập này nêu hai yêu cầu:

  • Tìm năm từ ngữ mối được dùng phổ biến gần đây?
  • Giải thích nghĩa của những từ đó. Cụ thể:

+ Cơm bụi: Cơm giá rẻ, thường bán trong các quán nhỏ, tạm bợ.

+ In-tơ-nét: Mạng thông tin được truyền tải và được kết nối giữa các máy vi tính.

+ Phao: Tài liệu được in nhỏ, học sinh dùng để sao chép bài trong khi kiểm tra.

+ Tin tặc: Kẻ thâm nhập vào mạng máy tính của người khác một cách trái phép để lấy đi thông tin, làm hỏng tổ chức dữ liệu, phá huỷ chương trình.

+ Xe bãi: Xe cũ ở các bãi thải công nghiệp được nhập về để sử dụng lại.

3. Bài tập này yêu cầu các em xác định trong số các từ dẫn ở SGK, trang 74, từ nào mượn của tiếng Hán, từ nào mượn của các ngôn ngữ châu Âu.

  • Những từ mượn của tiếng Hán: mãng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế, phê bình, phê phán, ca sĩ, nô lệ.
  • Những từ mượn của các ngôn ngữ châu Âu: xà phòng, ô tô, ra-đi-ô, ô xi, cà phê, ca nô.

4. Bài tập này nêu 2 yêu cầu:

  • Nêu vắn tắt vấn đề: Từ vựng của một ngôn ngữ có thể không thay đổi được không?
  • Các cách phát triển từ vựng là:

+ Phát triển về nghĩa của từ ngữ.

+ Phát triển về số lượng của từ. Trong đó có hai cách để phát triển số lượng của từ: tạo thêm từ ngữ mới và mượn từ ngữ nưốc ngoài.

Thảo luận vấn đề: Từ vựng của một ngôn ngữ luôn thay đổi. Bởi vì, thế giới tự nhiên và xã hội luôn luôn vận động và biến đổi. Nhu cầu và nhận thức của con người vì thế cũng biến đổi theo. Nếu từ vựng của một ngôn ngữ không thay đổi thì ngôn ngữ đó không có khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội loài người.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận