Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở Châu Âu – Lịch sử 7

Đang tải...

(Thời sơ – trung kì trung đại)

Bài tập 1. Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng.

1. Người Giéc-man chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma và chia phần nhiều hơn cho

A. chủ nô Rô-ma.

C. các tướng lĩnh quân sự và quý tộc.

B. nô lệ và nông dân.

D. nông nô.

2. Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ tầng lớp

A. tướng lĩnh quân sự và quý tộc được cấp nhiều ruộng đất, được phong các tước vị cao thấp khác nhau, trở nên giàu có.

B. chủ đồn điền.

C. chủ nô Rô-ma cũ.

D. nông dân giàu có, chiếm đoạt một phần ruộng đất công thành ruộng tư.

3. Lãnh địa phong kiến là

A. vùng đất đai rộng lớn mà các quý tộc chiếm đoạt, hình thành khu đất riêng.

B. vùng đất đai rộng lớn do chủ nô chiếm giữ.

C. vùng đất nhỏ hẹp thuộc quyền sở hữu của nông nô.

D. vùng đất đai thuộc quyền sở hữu của nông dân.

4. Sống trong mỗi lãnh địa bao gồm

A. chủ nô và nô lệ

C. nông dân và thợ thủ công.

B. lãnh chúa phong kiến và nông nô.

D. nông dân tự do và nô lệ.

5. Điểm nổi bật của lãnh địa

A. là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản, ít quan hệ với các lãnh địa khác.

B. là đơn vị hành chính cơ sở.

C. là đơn vị kinh tế đông kín, không có sự giao lưu với bên ngoài.

D. là cơ sở kinh tế chuyên sản xuất các mặt hàng thủ công mĩ nghệ.

6. Những hoạt động chủ yếu trong thành thị:

A. nông nô sản xuất hàng tiêu dùng.

B. thợ thủ công, thương nhân cùng tiến hành sản xuất và buôn bán.

C. hoạt động của các tổ chức phường hội và thương hội.

D. chỉ có thương nhân với các hoạt động trao đổi buôn bán.

Bài tập 2. Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ s (sai) vào chỗ ….. trước các câu sau.

1. ……. Các quốc gia cổ đại phương Tây – Hi Lạp, Rô-ma phát triển đến đỉnh cao vào thế kỉ V, sau đó phân hóa, hình thành nhiều quốc gia nhỏ như Ăng-glô Xắc-xông, Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt,…

2. ……. Xã hội phong kiến ở châu Âu được hình thành khi trong xã hội hình thành hai giai cấp cơ bản : lãnh chúa phong kiến có quyền thế, rất giàu có và nông nô không có ruộng đất, phụ thuộc vào các lãnh chúa.

3. ……. Mỗi lãnh địa là một đơn vị kinh tế đóng kín, tự cấp, tự túc.

4. ……. Trong các lãnh địa, nông nô có người thì làm ruộng, có người thì làm nghề thủ công cho lãnh chúa.

5. ……. Do sản xuất thủ công nghiệp phát triển, hàng hóa dư thừa nhiều, các lãnh chúa đem hàng ra bán ở nơi có đông người qua lại, thậm chí lập xưởng sản xuất ở đó, dần dần hình thành các thành thị.

Bài tập 3. Hãy lựa chọn từ cho trước dưới đây và điền vào chỗ chấm (…) trong đoạn văn sau cho phù hợp, qua đó thấy được đặc điểm chính của nền sản xuất trong các lãnh địa phong kiến.

muối và sắt; trao đổi, buôn bán ; nông nô ; tự sản xuất; lãnh chúa, nô lệ

“Trong lãnh địa, nông nô (1)……………….. ra mọi vật dụng và tiêu dùng những thứ do mình làm ra. Họ chỉ phải mua (2)  ………………….. là hai thứ mà họ chưa tự làm ra được, ngoài ra không có sự (3)………………….. với bên ngoài. Mỗi người (4)………………. vừa làm ruộng, vừa làm thêm một nghề thủ công nào đó.”

Bài tập 4. Hãy nối các ô ở giữa với ô hai bên sao cho phản ánh đúng đặc điểm của lãnh chúa và nông nô trong xã hội phong kiến Tây Âu.

Bài tập 5. Sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu diễn ra như thế nào ?

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

Bài tập 6. Nền kinh tế trong các thành thị có điểm gì khác với nền kinh tế lãnh địa ?

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận