Sự đồng cảm và chia sẻ trong xã hội hiện nay – Tài liệu ôn thi THPTQG

Đang tải...

Tài liệu ôn thi THPTQG Ngữ Văn

Bộ tài liệu luyện thi Ngữ Văn được biên soạn theo cấu trúc đề thi mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo; dành cho học sinh THPT ôn luyện, chuẩn bị cho các kỳ thi Quốc Gia. HOC360.NET xin giới thiệu đến bạn đọc tài liệu ôn tập những kiến thức cần ghi nhớ về tác giả – tác phẩm, được trình bày dưới dạng các câu hỏi tổng hợp. Hy vọng bộ tài liệu sẽ giúp ích cho các bạn học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt kết quả thi cao!

Đề bài chi tiết:

Suy nghĩ của anh (chị) về sự đồng cảm và chia sẻ trong xã hội ta hiện nay? Viết một bài văn ngắn khoảng 400 đến 600 từ.

—–~~~—–

I. Yêu cầu của đề

  • Nội dung: Bàn về mối quan hệ giữa người với người trong xã hội hiện nay – đồng cảm và chia sẻ.
  • Phương pháp lập luận: Giải thích, chứng minh, bình luận…
  • Tư liệu: Đời sống xã hội và sách báo.

II. Lập dàn ý

Mở bài

  • Trong mối quan hệ giữa người với người, từ xưa nhân dân ta vẫn có những tình cảm tốt đẹp: “Thương người như thể thương thân”. Đó là một trong những truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
  • Trong xã hội văn minh hiện đại ngày nay, truyền thống đó liệu có còn được phát huy? Sự đồng cảm và chia sẻ của con người có tác động như thế nào trong việc xây dựng nhân cách và phát triển xã hội? Đó là điều chúng ta luôn phải suy nghĩ, trăn trở.

Thân bài

*Thế nào là đồng cảm và chia sẻ ?

  • Đồng cảm là có chung một cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng; là sự hiểu nhau giữa hai con người.
  • Chia sẻ là cùng chia với nhau để cùng hưởng hoặc cùng chịu — “Có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu”.

*Biểu hiện của sự chia sẻ và đồng cảm.

  • Người đồng cảm là người có trái tim biết rung cảm trước hoàn cảnh của người khác, hiểu được cảm xúc, tâm trạng, tâm lí của họ – những niềm vui, nỗi buồn, những đau thương mất mát, hi sinh mà họ đang phải gánh chịu.
  • Từ sự hiểu người, hiểu đời đó mà dẫn đến hành động chia sẻ.

+ Chia sẻ bằng vật chất (cơm, áo, gạo, tiền,… ).

+ Chia sẻ bằng tinh thần, tình cảm, trách nhiệm: động viên, giúp đỡ.

  • Từ xưa nhân dân ta đã có những biểu hiện chia sẻ và đồng cảm, tình cảm ấy được khái quát bằng những câu:

+ “Thương người như thể thương thân”, “Lá lành đùm lá rách”

+ “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, Nhiễu điều phủ lấy giá gương / Người trong một nước thì thương nhau cùng”…

  • Ngày nay, xã hội văn minh hiện đại, những tình cảm đó, truyền thông đó không hề mất đi mà vẫn phát huy. Điều này được thế hiện qua những phong trào đóng góp:

+ “Quỹ vì người nghèo”, “Tết cho người nghèo”

+ “Quỹ trẻ em nhiễm chất độc da cam”

+ Các trung tâm từ thiện dành cho trẻ em cơ nhỡ, trẻ em đường phố.

+ Các lớp học tình thương.

+ Quan tâm chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ, những gia đình có công với cách mạng, những người già cô đơn.

+ Ủng hộ những địa phương bị thiên tai: hạn hán, lũ lụt…

+ Những phong trào từ thiện khác…

=> Đó chính là những việc làm cụ thể của đồng cảm và chia sẻ.

*Phê phán thái độ vô cảm

  • Bên cạnh những tình cảm tốt đẹp của những người biết đồng cảm, chia sẻ thì vẫn còn tồn tại thói vô cảm trong một số người sống chỉ biết mình, thờ ơ trước nỗi đau của đồng loại, trước những cảnh ngộ gieo neo, tai ương, khốn khó,… Đó là lối sống ích kỉ, vô lương tâm theo kiểu “Đèn nhà ai nhà nấy rạng”.
  • Khẳng định: đồng cảm và chia sẻ là đức tính tốt đẹp, là nhân cách của con người, là truyền thống đạo lí của dân tộc. Phát huy được mối quan hệ cao đẹp đó, con người sẽ hạnh phúc, xã hội văn minh, đất nước phồn vinh, thịnh vượng.

Kết luận

  • Rút ra bài học cho chính bản thân mình.
  • Trách nhiệm của mình với những người xung quanh.

 

» Xem thêm : Thế nào là một tình bạn đẹp? – Tài liệu ôn thi THPTQG  tại đây. 

 

 

 

 

 

 

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận