Soạn giáo án bài 14 Cơ thể em – Tự nhiên và xã hội lớp 1

Đang tải...

Giáo án Tự nhiên và Xã hội lớp 1 Bài 14 Cơ thể em giúp các em học sinh xác định được tên, hoạt động của các bộ phận bên ngoài cơ thể, nêu được những việc cần làm để giữ vệ sinh cơ thể và lợi ích của việc làm đó… Đồng thời, giáo án là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho giáo viên lớp 1 trong quá trình giảng dạy.

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 1

BÀI 14: CƠ THỂ EM

I. MỤC TIÊU

1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức kĩ năng:

Sau khi học bài này, học sinh đạt được:

* Về nhận thức khoa học:

– Xác định được tên, hoạt động của các bộ phận bên ngoài cơ thể

– Nhận biết được bộ phận riêng tư của cơ thể

– Nêu được những việc cần làm để giữ vệ sinh cơ thể và lợi ích của việc làm đó

* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh

– Phân biệt được con trai và con gái

– Tự đánh giá được việc giữ vệ sinh cơ thể

* Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

– Có ý thức giúp đỡ người có tay, chân không cử động được

– Có ý thức thực hiện giữ vệ sinh cơ thể hằng ngày

2. Phẩm chất:

– Trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ cơ thể của mình.

– Chăm chỉ: Có thói quen cho bản thân

3. Năng lực:

3.1: Năng lực chung:

– Năng lực giải quyết vấn đề: Nêu được việc làm để giữ vệ sinh cơ thể

– Năng lực giao tiếp hợp tác: Sử dụng lời nói phù hợp với các thành viên trong lớp học khi thảo luận hoặc trình bày ý kiến.

-Nhân ái: yêu thương, tôn trọng bạn bè, thầy cô

3.2: Năng lực đặc thù:

–  Năng lực nhận thức khoa hoc: Xác định được tên, hoạt động của các bộ phận bên ngoài cơ thể; phân biệt được con trai và con gái

– Năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội: Tự đánh giá được việc thực hiện giữ vệ sinh cơ thể

– Năng lực vận dụng: Thực hiện đúng các quy tắc giữ vệ sinh cơ thể

II. ĐỒ DÙNG – THIẾT BỊ DẠY HỌC.

1. GV: Các hình trong SGK, video clip bài hát “Ô sao bé không lắc”, hình vẽ cơ thể con trai và con gái với đầy đủ các bộ phận bên ngoài của cơ thể (bao gồm cả cơ quan sinh dục ngoài của con trai và con gái)

2. HS: Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội 1

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TIẾT 1

1. Ổn định tổ chức

– Kiểm tra sĩ số + Đồ dùng sách vở của HS trong tiết học.

2. Tiến trình dạy học.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Khởi động

– Ổn định

– Kiểm tra bài cũ

+ Gọi HS nêu tên một số loài thực vật và động vật mà em biết

– Giới thiệu bài: Cho HS nghe, hát và múa theo bài hát “Ồ sao bé không lắc” và dẫn dắt vào bài học

* Hoạt động 1: Quan sát hình vẽ và nố tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể

a. Mục tiêu

– Xác định được cơ thể gồm nhiều bộ phận khác nhau

– Phân biệt được con trai và con gái

– Nhận biết được vùng riêng tư của cơ thể

b. Phương pháp: Hoạt động theo cặp, quan sát, thuyết trình, vấn đáp.

c. Các bước thực hiện

Bước 1: Làm việc theo cặp

– Học sinh quan sát các hình trong SGK trang 95, một HS chỉ vào từng bộ phận trên hình vẽ để hỏi và HS kia trả lời. Sau đó đổi lại cho nhau

– GV hỗ trợ HS để các em xác định được tên một số bộ phận cơ thể tương đối có hệ thống.

Bước 2: Làm việc cả lớp

– Yêu cầu HS của cặp này đặt câu hỏi và chỉ định cặp khác trả lời ; nếu trả lời đúng sẽ được đặt câu hỏi cho cặp khác

– GV rèn và chữa cho HS cách đặt câu hỏi và cách trả lời cho đúng

– GV cho HS quan sát hình vẽ cơ thể em trai và em gái với đầy đủ các bộ phận bên ngoài của cơ thể (bao gồm cả cơ quan sinh dục ngoài của con trai và con gái) để trả lời câu hỏi:

+ Cơ thể con trai và con gái khác nhau ở bộ phận nào?

– GV giúp đỡ HS nhận biết và phân biệt được điểm giống và khác nhau giữa cơ thể con trai và con gái

– GV cho HS đọc lời con ong trong SGK trang 95

– Yêu cầu HS chỉ vùng riêng tư của cơ thể con trai và con gái trên hình vẽ.

– Quan sát tranh và làm việc theo cặp theo yêu cầu của GV

– Nêu tên các bộ phận của cơ thể con người. Ví dụ: ở đầu có tóc, tai, mắt, mũi, miệng, má…; tiếp đến là cổ, vai, gáy, ngực, bụn, lưng, mông; tay bao gồm cánh tay, khuỷu tay, bàn tay, ngón tay; chân bao gồm đùi, đầu gối, bàn chân, ngón chân.

– Thực hiện theo yêu cầu

– Làm việc dưới sự giúp đỡ của GV

– Quan sát

– Hầu hết các bộ phận của cơ thể con trai và con gái là giống nhau. Chỉ có bộ phận sinh dục của cơ thể mỗi người giúp phân biệt con trai và con gái. Ở con trai có dương vật và bìu. Ở con gái có âm hộ.

– 2 HS đọc

– Một vài HS lên chỉ

* Hoạt động 2: Trò chơi “Thi nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể con trai hoặc con gái”

a. Mục tiêu

– Củng cố những kiến thức đã học về tên các bộ phận bên ngoài cơ thể bao gồm tên các bộ phận giúp phân biệt được con trai và con gái

b. Phương pháp: Trò chơi, thuyết trình.

c. Các bước thực hiện

– GV nêu tên trò chơi

– Nêu luật chơi, cách chơi: Tổ chức chia HS thành 2 nhóm lớn. Mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng, hai HS làm trọng tài ghi điểm cho hai đội. Lần lượt mỗi nhóm cử 1 người nói tên một bộ phận bên ngoài của cơ thể con trai hoặc con gái

Cách cho điểm: Mỗi tên một bộ phận cơ thể được 1 điểm, riêng tên các bộ phận riêng tư của cơ thể được 2 điểm. Nhóm nào nói lại tên bộ phận cơ thể đã được nhắc đến sẽ bị trừ 1 điểm. Trong một khoảng thời gian cho phép, nhóm nào được điểm nhiều hơn là thắng cuộc.

– Cho HS chơi

– Nhận xét, tuyên dương

 

 

 

 

 

 

 

– Tiến hành chơi trò chơi

– Nhận xét nhóm bạn

* Hoạt động nối tiếp

– Bài học hôm nay em biết thêm được điều gì?

– Yêu cầu HS nhắc lại tên các bộ phận để phân biệt con trai và con gái

– Nhận xét giờ học

– Về nhà các em ôn lại bài học và chuẩn bị trước cho bài học sau.

– Biết được tên  của các bộ phận bên ngoài cơ thể, bộ phận riêng tư của cơ thể

– Con trai có dương vật và bìu, con gái có âm hộ

– Lắng nghe

– Lắng nghe và thực hiện

TIẾT 2

1. Ổn định tổ chức

– Kiểm tra sĩ số + Đồ dùng sách vở của HS trong tiết học.

2. Tiến trình dạy học.

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của Học sinh.

* Hoạt động 3: Quan sát hình vẽ, phát hiện hoạt động của một số bộ phận cơ thể

 a. Mục tiêu

 Nếu được tên một số bộ phận cơ thể và hoạt động của chúng.

b. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, quan sát.

c. Cách tiến hành

Bước 1: Làm việc theo cặp

 

Bước 2: Làm việc cả lớp

 

– HS quan sát các hình trang 97 (SGK), một HS đặt câu hỏi, HS kia trả lời. Sau đó đổi lại (xem gợi ý về cách đặt câu hỏi và trả lời ở phần Phụ lục).

– Một số cặp xung phong thể hiện kết quả các em đã luyện tập theo cặp. Cả lớp heo dõi để nhận xét về cách đặt câu hỏi và cách trả lời của các bạn.

– Kết thúc hoạt động này, HS rút ra được kết luận như phần chốt lại kiến thức ở rang 98 (SGK).

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

* Hoạt động 4: Thảo luận về những khó khăn gặp phải khi tay hoặc chân không cử động được

a. Mục tiêu

– Nhận biết được vai trò của tay và chân trong cuộc sống thường ngày.

– Có ý thức giúp đỡ những người có tay, chân không cử động được.

b. Phương pháp: Hoạt động nhóm,thuyết trình, vấn đáp

 c. Cách tiến hành

Bước 1: Làm việc theo nhóm

 

 

 

Bước 2: Làm việc cả lớp

 

HS thảo luận các câu hỏi:

– Kể ra những việc tay và chân có thể làm được trong cuộc sống thường ngày.

– Nếu những khó khăn đối với người có tay hoặc chân không cử động được

– Khi gặp những người có chân hoặc tay không cử động được cần

sự hỗ em sẽ làm gì?

– Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Các nhóm khác

– Kết thúc hoạt động này, HS đọc lời con ong trang 98 (SGK).

TIẾT 3

1. Ổn định tổ chức

– Kiểm tra sĩ số + Đồ dùng sách vở của HS trong tiết học.

2.Tiến trình dạy học.

Hoạt động của Giáo viên

Hoạt động của Học sinh

KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI

* Hoạt động 5: Tìm hiểu về các việc cần làm để giữ cơ thể sạch sẽ

a. Mục tiêu: Nêu được những việc cần làm để giữ vệ sinh cơ thể.

b. Phương pháp: Hoạt động nhóm,thuyết trình, vấn đáp, quan sát.

 c. Cách tiến hành

Bước 1: Làm việc theo nhóm

 

 

Bước 2: Làm việc cả lớp

HS quan sát các hình trang 99 (SGK) và trả lời câu hỏi: Các bạn trong mỗi hình đang làm gì để giữ cơ thể sạch sẽ?

– Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.

– HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời,

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

* Hoạt động 6: Tự đánh giá về việc giữ vệ sinh cơ thể

 a. Mục tiêu

– Chia sẻ về những việc làm hằng ngày để giữ vệ sinh cơ thể.

– Tự đánh giá, tìm ra thói quen chưa tốt cần thay đổi (nếu có) để giữ sạch cơ thể.

– Nhận biết được lợi ích của việc giữ vệ sinh cơ thể.

b. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp.

c. Cách tiến hành

Bước 1: Làm việc theo cặp

 

 

Bước 2: Làm việc cả lớp

 

– HS lần lượt hỏi và trả lời nhau các câu hỏi:

+ Hằng ngày, bạn đã làm gì để giữ sạch cơ thể của mình? Cơ thể sạch sẽ có lợi ích gì?

+ Bạn thấy mình cần thay đổi thói quen gì để giữ cơ thể sạch sẽ?

– Một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp. Các cặp khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.

– Kết thúc hoạt động này, HS nhận biết được sự cần thiết phải giữ vệ sinh cơ thể “Giữ cơ thể luôn sạch sẽ để giúp em mạnh khoẻ và phòng tránh bệnh tật ”

>> Xem thêm: Soạn giáo án Ôn tập đánh giá chủ đề thực vật và động vật

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận