Soạn Bài 8 Ấn Độ Cổ Đại – Lịch Sử 6 Kết nối tri thức

Đang tải...

Bài 8 Ấn Độ cổ đại Lịch Sử 6 Kết nối tri thức sẽ cung cấp kiến thức về điều kiện tự nhiên, chế độ xã hội, và văn hóa của nền văn minh Ấn Độ.

BÀI 8

ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI

Học xong bài này, em sẽ:

  • Nêu được những nét chính về điều kiện tự nhiên của lưu vực sông Ấn, sông Hằng ảnh hưởng đến sự hình thành của nền văn minh.
  • Trình bày được những điểm chính về chế độ xã hội của Ấn Độ thời cổ đại.
  • Nhận biết được những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Ấn Độ thời cổ đại.

Tắm nước sông Hằng (Cum Me-la) là một trong những lễ hội tôn giáo cổ và lớn nhất thế giới. Tín đồ Ấn Độ giáo tin tưởng nước ở sông Hằng (sông Mẹ) linh thiêng sẽ tẩy rửa mọi tội lỗi của họ. Vì sao ở Ấn Độ- một cường quốc kinh tế hiện nay mà vẫn còn duy trì những phong tục cổ xưa như thế? Các con sông lớn đã có vai trò ra sao trong việc hình thành, phát triển nền văn minh Ấn Độ cổ đại? Cư dân cổ nơi đây đã đóng góp những gì cho nhân loại?

Hình 1

1. Điều kiện tự nhiên

Ấn Độ là một bán đảo ở Nam Á, có ba mặt giáp biển, nằm trên trục đường biển từ Tây sang Đông. Phía bắc được bao bọc bởi một vòng cung khổng lồ là dãy Hi-ma-lay-a; thoải dần về phía nam là các đồng bằng sông Ấn, sông Hằng rộng lớn. Chính nơi đây đã hình thành nên những trung tâm văn minh sớm nhất của nhân loại.

Ấn Độ cổ đại

Ấn Độ cổ đại

Miền Trung và miền Nam là cao nguyên Đê-can với rừng rậm và núi đá hiểm trở; chỉ có vùng cực Nam và dọc theo hai bờ ven biển là những đồng bằng nhỏ hẹp, là nơi sinh sống tương đối thuận lợi, dân cư đông đúc.

Lưu vực sông Ấn chịu tác động của sa mạc nên rất ít mưa, khí hậu khô nóng, ở lưu vực sông Hằng, do tác động của gió mùa nên lượng mưa nhiều, cây cối tươi tốt.

Câu hỏi: Khai thác lược đồ trên và thông tin trong mục 1, hãy cho biết nét chính về điều kiện tự nhiên của lưu vực sông Ấn, sông Hằng ở Ấn Độ.

Kết nối với địa lí

Sông Ấn dài gần 3 000 km, theo tiếng Phạn là Sindhu (Sin-đu), về sau, người Ba Tư đọc thành Hindus (Hin-đu) và gọi bán đảo Ấn Độ là Hindustan (Hin-đu-xtan) (nghĩa là “xứ các con sông”).

2. Chế độ xã hội ở Ấn Độ cổ đại

Báo Le PariaKết nối với văn hóa

Tầng lớp thấp kém nhất trong đẳng cấp thứ tư là Pa-ri-a (Pariah) (sự không thừa nhận). Năm 1922, Nguyễn Ái Quốc đã dùng từ “Pariah” để đặt tên cho tờ báo Le Paria (Người cùng khổ) nói về đời sống của các dân tộc bị áp bức.

Khoảng năm 2500 TCN, người bản địa Đra-vi-đa đã xây dựng những thành thị đầu tiên dọc theo hai bên bờ sông Ấn.

Giữa thiên niên kỉ II TCN, người A-ri-a từ vùng Trung Á tràn vào miền Bắc Ấn Độ, xua đuổi người Đra-vi-đa và biến họ thành đẳng cấp thứ tư (Su-đra) trong hệ thống bốn đẳng cấp (dựa trên sự phân biệt về chủng tộc và màu da). Chế độ này còn được gọi là chế độ đẳng cấp Vác-na.

Hình 3

Câu hỏi: Nêu những điểm chính của chế độ xã hội ở Ấn Độ cổ đại.

3.   Những thành tựu văn hoá tiêu biểu

Hình 5

Hình 5. Kí tự tượng hình khắc trên một con dấu bằng đất nung được tìm thấy ở Ha-ráp-pa – thành phố cổ thuộc lưu vực sông Ấn

Người Ấn Độ tạo ra chữ viết từ rất sớm. Chữ viết cổ nhất của họ khắc trên các con dấu, được phát hiện ở lưu vực sông Ấn, có từ hơn 2 000 năm TCN. Vào khoảng thế kỉ VII TCN, chữ Phạn (San-xkrít) ra đời dựa trên việc cải biên những chữ viết cổ đã có trước đó. Đây là cơ sở của nhiều loại chữ viết ở Ấn Độ và Đông Nam Á sau này.

Hai tác phẩm văn học nổi bật nhất thời cổ đại là Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na có ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển của văn học Ấn Độ và Đông Nam Á ở các giai đoạn sau này.

Kết nối với văn học

Ma-ha-bha-ra-ta là bản trường ca gồm 110 000 câu thơ đôi, được coi là một bộ “bách khoa toàn thư” về đời sống xã hội Ấn Độ thời cổ đại. Rai-ma-y-a-na là một bộ sử thi dài 24 000 câu thơ đôi, kể về tình yêu giữa chàng Hoàng tử Ra-ma và Công chúa Si-ta.

Ấn độ cổ đại

Người Ấn Độ thời cổ đại đã biết làm lịch. Họ cũng là chủ nhân của 10 chữ số mà ngày nay được dùng rộng rãi trên thế giới, đặc biệt là chữ số 0. Người Ả Rập đã học tập chữ số Ấn Độ rồi truyền sang châu Âu.

hình 7

Ấn Độ cổ đại là quê hương của các tôn giáo lớn. Ra đời sớm nhất là đạo Bà La Môn. Những thế kỉ đầu Công nguyên, đạo Bà La Môn phát triển thành đạo Hin-đu (Ấn Độ giáo).

Khoảng thế kỉ VI TCN, Phật giáo được hình thành, người sáng lập là Xít-đác-ta Gô-ta-ma (Thích Ca Mâu Ni).

Công trình kiến trúc tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại là cột đá A-sô-ca và đại bảo tháp San-chi.

Kết nối với ngày nay

Quốc huy của Ấn Độ hiện nay có biểu tượng đầu trụ cột đá A-sô-ca, cùng với dòng chữ Satyameva Jayate (Chỉ có chân lí đắc thắng).

Ấn ĐộẤn Độ
Câu hỏi: Dựa vào thông tin và các hình ảnh ở trên, hãy nêu những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại.

Luyện tập và vận dụng

  1. Sự phân hoá trong xã hội Ấn Độ cổ đại được biểu hiện như thế nào?
  2. Thành tựu văn hoá nào của người Ấn Độ cổ đại vẫn được sử dụng hoặc được bảo tồn đến ngày nay?

>> Xem thêm: Bài 7 Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại – Lịch Sử 6 Kết nối tri thức

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận