Sang thu – Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 2

Đang tải...

Sang thu ngữ văn lớp 9 tập 2

I. VÀI NÉT VỂ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

Hữu Thỉnh sinh năm 1942 tại làng Phú Vinh, xã Duy Phiên, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân có truyền thông Nho học. Năm 1963, Hữu Thỉnh nhập ngũ sau khi tốt nghiệp phổ thông và trở thành cán bộ văn hoá, tuyên huấn trong quân đội. Ông gia nhập Hội Nhà văn Việt Nam năm 1976 và đã từng giữ nhiều trọng trách quan trọng, hiện nay ông là Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.

Hữu Thỉnh chủ yếu làm thơ. Đối với ông, “thơ là kinh nghiệm sống”. Ngoài ra, ông còn viết bút kí văn học, viết báo.

Các tác phẩm chính: Âm vang chiến hào (in chung); Đường tới thành phố (trường ca); Từ chiến hào tới thành phố (trường ca… thơ ngắn); Khi bé Hoa ra đời (thơ thiếu nhi, in chung); Thư mùa đông; Trường ca biển…

Với các tác phẩm của mình, Hữu Thỉnh đã được vinh dự nhận khá nhiều giải thưởng: Giải 3 cuộc thi Báo Văn nghệ (1973); Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam (1995); Giải nhất của Bộ Đại học – Trung học Chuyên nghiệp và Trung ương Đoàn (1991)…

Bài thơ Sang thu được viết vào CUỐI năm 1977, in -lần đầu tiên trên báo Văn nghệ, sau in lại nhiều lần trong các tập thơ.

II. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 71)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Chú ý những dòng thơ đầu tiên, tác giả đã miêu tả những hình ảnh gì, cảm giác nào? Hình ảnh đó có phù hợp với thực tế không?

b. Gợi ý trả lời

Cảm nhận vể mùa thu của Hữu Thỉnh được bắt đầu với mùi hương ổi và làn gió heo may se lạnh của mùa thu. Đây là đặc trưng của mùa thu xứ Bắc: gió đổi sang hơi se lạnh, hanh khô và ổi bắt đầu chín nhưng thu chưa sang hẳn, mới chỉ bắt đầu chớm thôi. Vì thế mà Hữu Thỉnh đã dùng từ “phả ” rất khéo léo và tinh tế. Từ “phả ” gợi một cảm giác mát mẻ thoảng nhanh như mơ hồ nhưng đủ để nhận diện. Đó là nhận xét rất đúng về làn gió đầu mùa thu, chỉ hơi chớm lạnh, hiu hiu mà không lồng lộng như gió mùa hè.

Những hình ảnh, hiện tượng ấy của đất trời lúc giao mùa đã được cảm nhận bằng một tâm hồn vô cùng tinh tế và nhạy cảm vì chúng còn mơ hồ quá, chưa được định hình rõ nét.

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 71)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Dựa vào các hình ảnh, hiện tượng mà tác giả chọn tả như là những dấu hiệu của mùa thu. Chú ý các từ: phả vào, dềnh dàng, chùng chình…

b. Gợi ý trả lời

Toàn bài thơ là những hình ảnh, hiện tượng liên tiếp thể hiện sự biến chuyển trong không gian thời điểm giao mùa đã được nhà thơ “khám phá bằng những rung động tinh tế, kết hợp nhiều giác quan”.

Mùa thu về, rất mơ hồ với làn gió heo may se lạnh và hương ổi chín lan toả khắp không gian. Làn sương đã giăng ngoài ngõ. Nhưng nhẹ nhàng, bảng lảng đến nỗi nhà thơ giật mình tự hỏi không biết thu về thật hay chưa:

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về.

Hữu Thỉnh cũng rất tinh, rất khéo khi cảm nhận thế đối lập giữa trạng thái của dòng sông và của đàn chim:

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã.

Trước hết, đây là một quan sát rất chân thực và lột tả được những đặc trưng của khung cảnh mùa thu. Mùa này, những con sông chuyển sang êm ả hơn, trong xanh hơn chứ không đục ngầu, .cuồn cuộn chảy như mùa hạ. Mùa này, trời báo hiệu sắp chuyển lạnh nên những đàn chim đã bắt đầu vội vã đi tránh rét… Nhưng chính những hiện tượng rất thực ấy qua con mắt nhà thơ bỗng trở nên thơ hơn, thi vị hơn. Những vật vô tri như làn sương hay dòng sông như cũng có hồn hơn, cũng chuyển mình khi mùa thu đến (nhà thơ nhân hoá làn sương, dòng sông khi tả chúng bằng tính từ rất gợi cảm: chùng chình, dềnh dàng).

Trong bức tranh trời đất chuyển mình sang thu nổi bật lên hình ảnh mới mẻ và độc đáo nhất:

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu.

Nào có ai biết mây mùa hạ khác mây mùa thu thế nào mà nhà thơ lại miêu tả được cụ thể và chi tiết đến thế? Đây mới chỉ là khoảnh khắc giao mùa, thu chưa thật sự lấn chiếm toàn bộ không gian, mùa hạ cũng chưa hoàn toàn nhường bước. Có lẽ đến đây, Hữu Thỉnh “cảm” nhiều hơn là “nhận thấy”. Bằng sự tinh tế, nhạy bén thiên phú của người nghệ sĩ, ông đã cảm thấu được sự biến chuyển tinh vi, vô hình, rất khó nhận thấy của đất trời.

Ti ong khổ cuối, tác giả lại “đếm” những đổi thay quành mình bằng sự so sánh hai mùa thu – hạ. Nắng vẫn còn nhưng đã không còn gay gắt như mùa hè, mưa thì cứ thưa dần đi, vả chăng có mưa cũng không còn kiểu sấm chớp đùng đoàng của mùa hạ nữa. Ngay cả đến hàng cây cũng đã chuyển dần từ màu xanh tràn trề sự sống lúc hè sang để xanh trầm hơn, chuẩn bị ngả vàng rồi trút lá khi mùa đông tới. Nhà thơ gọi đó là “hàng cây đứng tuổi ”, ngôn từ thật mới lạ và giàu sức liên tưởng.

Tất cả những hình ảnh, hiện tượng trong bài thơ đều thể hiện không khí, cảnh vật trong thời điểm giao mùa. Những biến chuyển ấy hàng năm vẫn thường diễn ra ở quanh ta mà ta không để ý. Vì vậy, khi nhà thơ nói lên, người đọc có cảm giác vừa lạ, vừa quen rất thú vị. Bằng cách nhân hoá, sử dụng từ đắc địa, nhà thơ đã tái hiện những gì mình cảm nhận một cách sinh động và đầy cảm xúc.

Xem thêm Nói với con – Ngữ văn lớp 9 tại đây.

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 71)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Xem lại phần Gợi ý trả lời câu hỏi 2, dựa vào các hình ảnh đã liệt kê, đối chiếu với cảm nhận riêng trong thực tế để xác định hình ảnh đặc sắc nhất thể hiện nét riêng của thời điểm giao mùa hạ – thu.

Căn cứ vào phần gợi ý trong SGK, trang 71, để trả lời ý 2 của câu hỏi.

b. Gợi ý trả lời

Có thể nói một trong những nét riêng của thời điểm giao mùa hạ – thu là mùi hương ổi đan quyện trong hơi gió heo may se lạnh. Hiện tượng ấy đã được Hữu Thỉnh ghi lại một cách rất chính xác và sông động:

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se.

(Xem phân tích 2 câu này ỏ câu hỏi 1.)

Bài thơ khép lại bằng hai câu đầy thi vị:

Sấm củng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.

Hai câu thơ vừa mang ý nghĩa thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng. Nghĩa thực là sự thay đổi của cảnh vật, hiện tượng lúc tròi đất chuyển mùa: Mùa hạ thường có những cơn mưa rào dữ dội, bất chợt, kèm sấm chớp. Trần Đăng Khoa đã miêu tả rất sống động về cơn mưa mùa hạ vùng đồng bằng Bắc Bộ: “Chớp I Rạch ngang trời/ Khô khốc / Sấm / Ghé xuống sân / Khanh khách / Cười

Sang thu, những cơn mưa như thế bớt dần, tiếng sấm cũng không còn ầm ầm, bất ngờ nữa. Mùa thu, những hàng cây cũng già cỗi hơn, chuẩn bị cho mùa đông rụng lá. Đồng thời, hình ảnh sấm chớp và hàng cây đứng tuổi đều là những hình ảnh ẩn dụ. Sấm tượng trưng cho những vang động bất thường của cuộc sống. Hàng cây đứng tuổi tượng trưng cho quãng thời gian đã từng trải của con người. (Đứng tuổi là “quãng giữa”, đã qua tuổi trẻ, ngấp nghé tuổi già). Những người đứng tuổi là những người đã trải qua bao biến động, bao sóng gió cuộc đời, trở nên trầm tĩnh hơn, vững vàng hơn trong cuộc sống. Phải chăng đó cũng chính là điều mà nhà thơ gửi gắm? Và chúng ta cũng thật cảm phục và yêu mến nhà thơ, đã “đứng tuổi” mà Hữu Thỉnh vẫn giàu những cảm xúc tinh tế, không thờ ơ với những thay đổi rất khẽ khàng của thiên nhiên.

c. Mở rộng kiến thức

Mùa thu gợi thi hứng cho biết bao thi nhân từ cổ chí kim. Mỗi người có những cảm xúc, tâm tình riêng và bức tranh thu của họ cũng có những “hương”, “sắc” và “vị” riêng. Mùa thu ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc bộ đậm sắc đặc trưng trong chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến:

 

THU ẨM

Năm gian nhà cỏ thấp le te,

Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè.

Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,

Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.

Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?

Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.

Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy,

Độ dăm ba chén đã say nhè.

 

THU ĐIẾU

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Tựa gối buông cần lâu chẳng được,

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

 

THU VỊNH

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,

Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.

Nước biếc trông như tầng khói phủ,

Song thưa để mặc bóng trăng vào.

Mấy chùm trước giậu, hoa năm ngoái,

Một tiếng trên không ngỗng nước nào?

Nhân hứng củng vừa toan cất bút,

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.


Và cảm nhận mùa thu rất Lưu Trọng Lư:

TIẾNG THU

Em không nghe mùa thu

Dưới trăng mờ thổn thức ?

Em không nghe rạo rực

Hình ảnh kẻ chinh phu

Trong lòng người cô phụ?

Em không nghe rừng thu,

Lá thu kêu xào xạc,

Con nai vàng ngơ ngác

Đạp trên lá vàng khô ?

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận