Rô-Bin-Sơn ngoài đảo hoang – Sách giáo khoa gữ văn lớp 9 tại đây

Đang tải...

Rô-Bin-Sơn ngoài đảo hoang

I. VÀI NÉT VỂ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

Đ. Đi-phô (Daniel Defoe 1660 – 1731) sinh tại Luân Đôn trong một gia đình theo Thanh giáo (một phái tôn giáo cải cách thịnh hành ở Anh).

Đi-phô sớm tham gia vào các hoạt động chính trị – xã hội, đấu tranh vì sự công bằng và tiến bộ. ông bị bắt, bị đưa ra bêu trước công chúng vì đã dùng ngòi bút chống lại các chính sách phản động.

Đi-phô xuất hiện trước hết với tư cách một nhà báo, một nhà chính luận. Ông quan tâm và viết nhiều về lĩnh vực kinh tế, thời sự của nước Anh đương thời. Tiêu biểu là các tác phẩm Vòng quanh Anh quốc (1721 – 1725); Người Anh chính hiệu (1701); Người thương nhân Anh toàn diện (1726 – 1727).

Ngòi bút của ông đã tập trung đả kích các thế lực phong kiến Anh, đồng thời bênh vực giai cấp tư sản, khẳng định con người tư sản Anh trong thời kì mới.

Rô-bin-xơn Cru-xô (1719) là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông. Sau đó là Đầu lĩnh Xin-gơn-tơn (1720); Môn Flan-đrac (1722),…

Thành công của những cuốn tiểu thuyết đó đã khiến Đi-phô trở thành một trong những người có công sáng lập thể loại tiểu thuyết Anh thế kỉ XVIII.

Văn bản Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang trích từ tiểu thuyết Rô-bin-xơn Cru-xô.

II. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 129)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ đoạn trích, căn cứ vào nội dung của từng đoạn trong văn bản để chia bố cục đoạn trích. Từ đó dựa vào ý chính của từng đoạn rồi đặt tiêu đề cho mỗi đoạn. Chú ý đến đoạn cuối cùng, căn cứ vào nội dung của đoạn để tách đoạn một cách hợp lí.

b. Gợi ý trả lời

Nếu tách đoạn cuối cùng của văn bản thành hai đoạn riêng biệt thì: đoạn một: “Quanh người tôi (…) khẩu súng của tôi” và đoạn hai: “Còn về diện mạo tôi (…) ở nước Anh”. Và như thế đoạn trích: “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” có thể chia làm bôn đoạn và có thể đặt tiêu đề cho mỗi đoạn như sau:

Đoạn một: Từ “Nếu ai dó… ” đến “… bộ dạng của tôi như dưới đây Rô-bin-xơn tự giới thiệu về bản thân.

Đoạn hai: “Tôi đội một chiếc mũ to tướng… ” đến chẳng khác gì quần áo của tôi Trang phục của Rô-bin-xơn.

Đoạn ba: Từ “Quanh người tôi là một chiếc thắt lưng… ” đến bên khẩu súng của tôi Trang bị của Rô-bin-xơn.

Đoạn bốn: Phần còn lại: Diện mạo của Rô-bin-xơn.

Đoạn trích là bức chân dung tự hoạ của Rô-bin-xơn sau khoảng 15 năm sống trên đảo hoang. Rô-bin-xơn phải chống chọi với mọi khó khăn để sinh tồn, thể hiện một ý chí, nghị lực phi thường của nhân vật. Với giọng kể hài hước, hóm hỉnh, tác giả đã khắc hoạ một con người lạc quan, yêu đời.

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 129)

а. Hướng dẫn tìm hiểu

Dựa vào bố cục đã chia ở câu 1, nhìn lại vị trí củà ba đoạn văn trong bố cục của bài để đưa ra nhận xét đoạn kê về diện mạo. Chú ý đến độ dài, ngắn giữa các đoạn.

b. Gợi ý trả lời

Căn cứ vào văn bản ta thấy, phần Rô-bin-xơn kể về diện mạo của mình ở vị trí cuối cùng của văn bản. Khi kể về bức chân dung tự hoạ của mình, Rô-bin-xơn kể về trang phục, trang bị rồi mới đến diện mạo (khuôn mặt). Đoạn văn Rô-bin-xơn kể về diện mạo của mình cũng ngắn hơn các phần khác. Thông thưòng khi tả về chân dung, người ta thường chú ý đến gương mặt trước tiên. Các chi tiết về trang phục chỉ góp phần làm nổi bật diện mạo của nhân vật. Song trong bức chân dung tự hoạ của Rô-bin-xơn, diện mạo lại được nói tói sau cùng. Có thể Rô-bin-xơn muốn mọi người chú ý đến trang phục của mình sau 15 năm sông trên hoang đảo xa cách loài người. Trang
phục không phải bằng vải vá như mọi người vẫn nghĩ mà bằng da dê

  • da của một loài thú nơi hoang đảo. Mặt khác, nếu xét từ góc độ nhân vật tự kể về mình thì yếu tố trang phục, trang bị là dễ quan sát và được quan sát trực tiếp hơn chính gương mặt của mình.

 

Để làm “nổi bật” diện mạo của người sông ngoài hoang đảo “khoảng chín hoặc mười độ vĩ tuyến miền xích đạo ”, Rô-bin-xơn chú ý khắc hoạ hai chi tiết: làn da và bộ ria mép. Có lẽ theo Rô-bin-xơn, bộ ria là điểm quan trọng khi ‘tả diện mạo. Và điều này là một nét độc đáo hấp dẫn về bức chân dung tự hoạ của nhân vật. Đó là hai chi tiết không phải do chàng quan sát thấy mà do ấn tượng của chàng về chúng.

Xem thêm Tổng hợp về ngữ pháp – Ngữ văn lớp 9 tại

đây.

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 129)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc lại văn bản, chú ý đến các đoạn văn đã chia theo bôd cục ở Câu 1, và các chi tiết về bức chân dung tự hoạ của Rô-bin-xơn để thấy cuộc sống của nhân vật ngoài hoang đảo.

b. Gợi ý trả lời

Đoạn trích không trực tiếp kể về cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của Rô-bin-xơn trên đảo hoang, nhưng qua bức chân dung tự hoạ ấy chúng ta có thể hình dung rất rõ cuộc sống của nhân vật một mình giữa chôn không dấu chân người.

Tất cả những trang phục trên ngươi và trang bị của Rô-bin-xơn đểu bằng da dê – thứ nguyên liệu duy nhất mà chàng có thể tìm được ở trên vùng hoang đảo này. Trước hết là chiếc mũ, với “mảnh da rủ xuống sau gáy, vừa để che nắng, vừa đê chắn không cho mưa hắt vào Cổ”. Đó là một sáng kiến của Rô-bin-xơn để chông chọi với thời tiết khắc nghiệt miền xích đạo. Sinh ra và lớn lên ở miền ôn đối mưa thuận gió hoà của nước Anh, thời tiết khắc nghiệt, nắng cháy da cháy thịt của vùng xích đạo là khó khăn, thử thách rất lớn đối với Rô-bin-xơn. Nhưng bằng trí thông minh và ý chí của mình, chàng đã tìm mọi cách để khắc phục và vượt qua những thử thách đó.

Và trong hoàn cảnh ấy, trang phục của Rô-bin-xơn cũng không thể khác ngoài chiếc áo bằng tấm da dê, vạt áo dài khoảng lưng chừng hai bắp đùi, và cái quần loe đến đầu gối, đôi giày với hình dáng hết sức kì cục cũng làm từ da dê. Có lẽ trong điều kiện khắc nghiệt và sự dãi dầu của thời gian, bộ quần áo vải như bình thường
sẽ không thể chông chọi nổi và cũng không thể tìm ra được. Trong hoàn cảnh sống đến những điều kiện tối thiểu cũng không được đảm bảo, Rô-bin-xơn vẫn không nhụt chí. Ngược lại, chàng đã dùng chính bàn tay khéo léo và óc sáng tạo của mình để khắc phục và tồn tại.

Trang bị của Rô-bin-xơn cũng không phải là những thứ vũ khí “kiếm và dao găm” mà lủng lẳng bên này một chiếc cưa nhỏ, bên kia một chiếc rìu con. Đó Ịà những công cụ lao động hữu ích, thiết yếu trong đời sống hằng ngày, giúp Rô-bin-xơn có thể chặt cây, dựng nhà và bước đầu khai phá đảo hoang để thiết lập cuộc sống “đầy đủ” cho mình. Qua hình ảnh này, có thể thấy trong cuộc sông hằng ngày, Rô-bin-xơn không phải chống chọi với kẻ thù nhưng phải tự lao động hằng ngày, hằng giờ không ngừng nghỉ thì mới có thể sinh tồn được ỏ nơi hoang vắng này.

Như vậy, những chi tiết miêu tả về chân dung của Rô-bin-xơn (trang phục, trang bị) đã gợi mở cho độc giả thấy được cuộc sống hết sức khó khăn, thiếu thốn, khắc nghiệt của chàng nơi đảo hoang, không một bóng ngưòi.

4. Câu hỏi 4 (SGK, trang 130)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Dựa vào những từ ngữ tự miêu tả chân dung của nhân vật, từ đó phân tích để thấy được tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn.

b. Gợi ý trả lời

Tinh thần lạc quan bất chấp mọi gian khổ của Rô-bin-xơn được thể hiện rất rõ qua bức chân dung tự hoạ. Sau 15 năm xa cách thế giới loài người, sống một cuộc sống thiếu thốn, Rô-bin-xơn vẫn lạc quan, tin yêu hi vọng vào cuộc sống. Bằng bàn tay và khối óc của mình, chàng đã tạo ra một cuộc sống mới, chuẩn bị cho mình những tư trang cần thiết cho cuộc sống nơi đảo vắng. Phải có một niềm tin lớn, một nghị lực lớn lao mới có thể vượt lên thử thách khắc nghiệt của hoàn cảnh sống mới.

Dù một mình trên đảo hoang, Rô-bin-xơn vẫn chăm sóc bộ ria của mình rất kì công. Chàng luôn luôn ý thức về bản thân, về nguồn gốc loài người của mình.

Ngoài bức chân dung tự hoạ, ta còn thấy giọng điệu kể chuyện đặc biệt của nhân vật. Dù sống xa loài người 15 năm, dù cuộc sống có thiếu thốn, chàng vẫn giữ một óc hài hưốc hiếm có. Rô-bin-xơn tưởng tượng ra mọi người “hoảng sợ hoặc phá lên cười sằng sặc” khi nhìn thấy mình. Khi chàng miêu tả về bộ ria mép của mình, ta thấy chàng có một óc khôi hài. Bộ ria mép được xén tỉa theo kiểu Hồi giáo và được liên tưởng rất phong phú với độ dài có thể làm mắc treo mũ. Nếu chỉ căn cứ vào giọng điệu, ta khó có thể tin được Rô-bin-xơn đang và đã sông ở ngoài đảo hoang hơn 15 năm tách biệt hẳn với loài người.

Qua bức chân dung tự hoạ và qua giọng kể của nhân vật, ta thấy được ý chí và nghị lực phi thường và một tinh thần lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống. Rô-bin-xơn rơi vào hoàn cảnh tuyệt vọng, nhưng anh không mất hi vọng vào cuộc sống, vào tương lai. Trong đoạn trích, người đọc không thấy một lòi than vãn, trình bày về cuộc sống thiếu thốn của bản thân mà luôn luôn là những lòi nói hài hước, yêu đời, qua đó toát lên một ý chí sắt đá, một sự lạc quan hiếm thấy, rất đáng khâm phục.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận