Rèn Kĩ Năng Viết Bài Văn Biểu Cảm Về Con Người

Đang tải...

Mời bạn đọc tham khảo bài viết chia sẻ kĩ năng viết bài văn biểu cảm về con người do chúng tôi chọn lọc. Bài viết cung cấp chi tiết cho các bạn các bước làm bài như tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý và viết bài.

RÈN KĨ NĂNG VIẾT BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ CON NGƯỜI

1. Lí thuyết

Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý

* Tìm hiểu đề:

– Đọc kĩ đề ra, gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng

– Tìm yêu cầu trên các phương diện

+ Thể loại: biểu cảm

+ Nội dung (Đối tượng biểu cảm)

+ Phạm vi: Giới hạn đề

* Tìm ý: Rất quan trọng, không thể bỏ qua bước này

Cách tìm: Đặt câu hỏi

                Có hai cách để tìm ý: Biểu cảm – biểu ý

                                                  Biểu ý – biểu cảm

Cách 1: Biểu ý trước, biểu cảm sau

+ Đặt câu hỏi để tìm biểu ý: người thân ấy có đặc điểm nào nổi bật, để lại ấn tượng trong em?

(về ngoại hình; về hành động, việc làm; về tính cách, phẩm chất)

+ Đặt câu hỏi để tìm cảm xúc: Những đặc điểm ấy của người thân gợi cho em cảm xúc gì?

(Yêu mến; tự hào; thương; nhớ; mong ước, hứa hẹn)

– Cách 2: Biểu cảm trước, biểu ý sau

+ Đặt câu hỏi để tìm cảm xúc: Người thân đó gợi cho em tình cảm, cảm xúc gì?

+ Đặt câu hỏi để tìm ý: Vì sao em lại có cảm xúc đó?

Ví dụ: Cảm nghĩ về mẹ

Ý 1: Yêu dáng, hình hài, đôi bàn tay của mẹ

Ý 2: Xúc động trước sự hi sinh thầm lặng của mẹ mà cao cả của mẹ, thấm thía điều hay lẽ phải mà mẹ dạy cho chúng tôi

Ý 3: Mong ước, lời hứa.

Bước 2: Lập dàn ý

* Mở bài: Nêu đối tượng biểu cảm

Định hướng cảm xúc

Có hai cách mở bài:

– Trực tiếp: vào thẳng – giới thiệu ngay đối tượng biểu cảm và bày tỏ cảm xúc (trong 1 câu)

– Gián tiếp:

          + Dẫn dắt (khoảng hai câu)

          + Đối tượng biểu cảm và định hướng cảm xúc

* Thân bài:

– Chuyển phần tìm ý xuống, ta có các ý lớn

– Tìm ý nhỏ:

+ Dựa vào ý lớn

+ Làm sáng tỏ ý bằng cách:

  • Miêu tả: ngoại hình ->> Chọn những đặc điểm – Xen nhận xét, suy nghĩ,

                       Hành động, việc làm ->> tiêu biểu nhất bình luận, đánh giá.

                       Tính tình //????                                                            

  • Tự sự: Những kỉ niệm có liên quan đến người thân

                    Chọn những kỉ niệm

                    Có thể bộc lộ trực tiếp cảm xúc

                    Kể việc làm của người thân trong hiện tại gợi cho em nhiều cảm xúc nhất               

                    Mong ước về người thân                                                              

  • Giọng điệu, lời văn biểu cảm.
  • Biểu cảm trực tiếp: qua những từ ngữ gọi thẳng cảm xúc.

– Đánh giá mở rộng: về các đối tượng khác có quan hệ gần gũi với đối tượng biểu cảm.

Lưu ý: Muốn tìm được ý, thì cần nắm được:

+ Những đặc điểm nổi bật về ngoại hình gợi cho em ấn tượng, cảm xúc

+ Những hành động, việc làm, lời nói của người thân mà em ghi nhớ nhất

+ Đánh giá mở rộng: mong ước, lời hứa với người thân

Ví dụ: Cảm nghĩ về mẹ

Ý 1: Em yêu mẹ vì vẻ đẹp hình dáng và đôi bàn tay của mẹ. (Biểu cảm trước biểu ý sau)

+ Thân hình mẹ mảnh mai, thon gọn và dáng người nhanh nhẹn, luôn thoắt qua, thoắt lại lo lắng từng miếng cơm ăn, chăm sóc cho từng thành viên trong gia đình.

+ Đặc biệt chú trong biểu cảm về đôi bàn tay: đôi bàn tay gầy gầy, xương xương của mẹ đã đen sạm đi, từng vết chai sạn nổi trên tay mẹ qua bao nhiêu sóng gió của cuộc đời. Đôi bàn tay ấy đã bế tôi, ru tôi khi tôi cất tiếng khóc chào đời. Đôi tay ấy đã đặt lên vai tôi, gạt nước mắt và khẽ vuốt lên mái tóc tôi khi tôi buồn bã, chán nản. Chính đôi bàn tay ấy đã đặt lên trán tôi, nấu cháo bồn cho tôi ăn mỗi lúc tôi bị ốm. Tôi yêu đôi bàn tay đen sạm ấy – đôi bàn tay đã nắm tay tôi dắt đi trên con đường đời.

Ý 2: Em yêu mẹ vì vẻ đẹp vì vẻ đẹp tâm hồn của của mẹ. (Biểu cảm trước biểu ý sau)

* Kết bài:

– Bày tỏ cảm xúc, những ấn tượng sâu sắc và lắng đọng nhất về đối tượng.

– Có thể lấy lời bài hát, câu văn, câu thơ hoặc một nhận định nào đó có liên quan đến đối tượng để nhấn mạnh cảm xúc.

Bước 3: Viết bài

* Mở bài: Viết thành một đoạn văn từ 1- 3 câu (trực tiếp: 1 câu, gián tiếp: 3 câu), phải giới thiệu được đối tượng biểu cảm và cảm xúc.

* Thân bài:

– Thông thường, mỗi ý lớn thường viết thành một đoạn văn diễn dịch hoặc tổng – phân – hợp có câu chủ đề đứng đầu hoặc cả đầu và cuối.

Lưu ý: Câu chủ đề phải có biểu cảm và biểu ý.

– Có khi một ý nhỏ cũng được dựng thành một đoạn văn

– Thân bài thường có từ 3-4 đoạn văn. Mỗi đoạn phải có một câu chủ đề.

* Kết bài: Viết thành một đoạn văn ngắn

Bước 4: Đọc và sửa lỗi trong bài

2. Luyện tập

Đề 1: Cảm nghĩ về mẹ

Các bước làm bài

Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý

* Tìm hiểu đề:

– Đọc kĩ đề ra, gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng

– Tìm yêu cầu trên các phương diện

+ Thể loại: biểu cảm

+ Nội dung (Đối tượng biểu cảm): người mẹ

+ Phạm vi: Giới hạn đề

* Tìm ý: xác định các ý lớn

Ý 1: Yêu dáng, hình hài, đôi bàn tay của mẹ

Ý 2: Xúc động trước sự hi sinh thầm lặng của mẹ mà cao cả của mẹ, thấm thía điều hay lẽ phải mà mẹ dạy cho chúng tôi

Ý 3: Mong ước, lời hứa.

Bước 2: Lập dàn ý

* Mở bài: Nêu đối tượng biểu cảm

Định hướng cảm xúc

Có hai cách mở bài:

– Trực tiếp: vào thẳng – giới thiệu ngay đối tượng biểu cảm và bày tỏ cảm xúc (trong 1 câu)

Tham khảo: Trong tất cả những người thân của tôi, tôi yêu quý nhất là mẹ.

– Gián tiếp:

    + Dẫn dắt (khoảng hai câu):

  • Bắt đầu bằng một tình huống
  • Mượn câu nói, lời nhận định của ai đó để dẫn dắt vào vấn đề

   + Đối tượng biểu cảm và định hướng cảm xúc

Tham khảo 1: Trong cuộc đời này, có ai lại không được lớn lên trong vòng tay của mẹ, được nghe tiếng ru hời ầu ơ ngọt ngào, có ai lại không được chìm vào giấc mơ trong gió mát tay mẹ quạt mỗi trưa hè oi ả. Và trong cuộc đời này, có ai yêu con bằng mẹ, có ai suốt đời vì con giống mẹ, có ai săn sàng sẻ chia ngọt bùi cùng con như mẹ. Với tôi cũng vậy, mẹ là người quan tâm đến tôi nhất và cũng là người mà tôi yêu thương và mang ơn nhất trên đời này

Tham khảo 2: “Vũ trụ có rất nhiều kì quan, nhưng kì quan tuyệt phẩm nhất là trái tim người mẹ”. Tôi đã nhiều lần nghe được câu nói này nhưng có lẽ tôi chưa thật sự hiểu hết về nó, bởi nó quá rộng lớn, quá kì vĩ…. Trước đây tôi chỉ biết trái tim người ta được hình thành một khối máu gắn liền với từng nhịp đập, vậy mà giờ nhìn mẹ, nhìn từng nhịp đập trong tim mẹ, tôi còn biết được rằng bên trong quả tim ấy còn là cả một tân hồn sâu thẳm, là cả sự tần tảo vất vả của mẹ. Và tôi yêu mẹ – yêu quả tim với từng nhịp đập đã cho tôi sự sống như ngày hôm nay!

Tham khảo 3: Trong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, người thân yêu nhất của bạn là ai chưa? Với mọi người câu trả lời ấy có thể là ông bà, là bố, là anh chị hoặc cũng có thể là bạn bè chẳng hạn. Còn riêng tôi, hình ảnh người mẹ mãi là hình ảnh thiêng liêng nhất.

>> Xem thêm: Kinh Nghiệm Hữu Ích Khi Luyện Học Sinh Giỏi Ngữ Văn

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận