Quang cảnh làng mạc ngày mùa – Tuần 1 Tiếng việt 5

Đang tải...

Quang cảnh làng mạc ngày mùa 

I. LUYỆN ĐỌC

1. Đọc diễn cảm bài đọc

2. Lưu ý phát âm

Nhận diện và phát âm rõ các từ:

ch / tr: trù phú, trời, trở, trắng, tràng, trong, trông, treo, chiếc, chia, chuối, chuỗi, chói;

s / x: sương, sáng, sắp, sắn, sân, xuộm, xã, xõa xuống, xoan, xọng;

l / n: lắc lư, llùng, lơ lửng, làng, lụi, lẫn, lá, lúc, ló, lại, l, lịm, nắng, nước;

r / d / gi: ra, rất, rạ, dậy, giác, giữa, vàng giòn, khe giậu;

Thơm thơm, nhè nhẹ, mải miết, lác đác, vẫy vẫy, hanh hao…

II. TÌM HIỂU BÀI

1. Giới thiệu chung.

Nhà văn Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen, sinh năm 1920, lớn lên ở quê ngoại ở Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Tô Hoài có biệt tài viết văn miêu tả. Dù miêu tả loài vật hay miêu tả cảnh vật và con người, nghệ thuật miêu tả của Tô Hoài đều rất sinh động, hấp dẫn, ngộn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình. Bài văn Quang cảnh làng mac ngày mùa được trích trong SGK là một bài văn miêu tả đặc sắc, thể hiện đầy đủ phong cách miêu tả thiên nhiên độc đáo của Tô Hoài.

2. Nội dung chính.

Quang cảnh làng mạc ngày mùa là một bức tranh làng quê vào ngày mùa và vẻ đẹp đặc sắc, sống động của cảnh vật, con người.

Tác giả đã miêu tả những màu vàng rất khác nhau của làng quê giữa ngày mùa mùa đông bằng những từ ngữ gợi cảm và sự quan sát tỉ mỉ và tinh tế, diễn tả những sắc vàng đặc trưng: Màu trời “vàng hơn thường khi”, màu lúa chín “vàng xuộm”, nắng nhạt “vàng hoe”, quả xoan “vàng lịm”, chiếc lá mít “vàng ối”. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo “vàng tươi”, chuối đốm quả “chín vàng”, tàu lá chuối “vàng ối”, bụi mía “vàng xọng”, rơm và thóc “vàng giòn”, con gà và con chó “vàng mượt”, mái nhà phủ rơm “vùng mới”. Mỗi từ chỉ màu vàng đều gợi những cảm giác khác nhau: “vàng giòn” – gợi cảm giác thóc và rơm đã phơi khô, săn lại, “vàng mượt” – gợi lên bộ lông mượt mà, béo tốt của gà, chó…

Bên cạnh các chi tiết miêu tả về màu sắc, các chi tiết miêu tả về thời tiết và con người cũng góp phần làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động. Thời tiết “ngày không nắng không mưa”. Bà con nông dân “hồ như không ai tưởng đến ngay hay đêm,chỉ mải miết đi gặt, kéo đá… Ai cũng vậy  cứ buông bát đũa lại đi ngay, cứ trở dậy là ra đồng ngay”.

Với nghệ thuật miêu tả tinh tế và tài hoa, cách dùng từ ngữ giàu hình ảnh. Tô Hoài đã vẽ lên một bức tranh làng quê đẹp bình dị mà rực rỡ, có sự kết hợp hài hòa giữa cảnh vật và con người, qua đó thể hiện tình yêu tha thiết, nồng âm của tác giả đối với cảnh vật và con người quê hương.

3.Liên hệ bài đọc, mở rộng kiến thức.

Gạo là nguồn thực phẩm quý giá và quan trọng nuôi sống mỗi chúng ta. Bài thơ dưới dây sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về mùa gặt, từ đó thêm yêu làng quê và quý trọng người nông dân đã làm ra hạt gạo.

Tiếng hát mùa gặt

Đồng chiêm phá nắng lên không,

Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng.

Gió nâng tiếng hát chói chang,

Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời.

 

Tay nhè nhọ chút người ơi,

Trông đôi trái rụng, hạt rơi xót lòng.

Dễ rơi là hạt đầu bông

Công một nén, của một đồng là đây.

 

Mảnh sân trăng lúa chất đầy,

Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình.

Rơm vò từng búi rối tinh.

Thân rơm rách đe hạt lành lúa ơi.

 

Nắng non mầm mục mất rồi

Vì đời lúa dó mà phơi cho giòn.

Nắng già hạt gạo thêm ngon,

Bưng lưng cơm trắng nắng còn thơm tho.

(Nguyễn Duy)

Xem thêm Luyện từ và câu Từ đồng nghĩa

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận