Phương trình đường thẳng – Sách bài tập toán 10 – Bài tập Hình học

Đang tải...

Phương trình đường thẳng toán lớp 10

A. CÁC KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Phương trình tham số

Phương trình đường thẳng 

  • Phương trình tham số của đường thẳng Δ đi qua điểm M_o(x_o; y_o) và có vectơ chỉ phương

Phương trình đường thẳng 

  • Phương trình đường thẳng Δ đi qua điểm M_o(x_o; y_o) và có hệ số góc k là: y - y_o = k(x - x_o) .
  • Nếu Δ có vectơ chỉ phương \vec{u} = (u_1; u_2) với u_1  ≠ 0 thì hệ số góc của Δ là 

Nếu Δ có hệ số góc là k thì Δ có vectơ chỉ phương là:  \vec{u} = (1; k).

2. Phương trình tổng quát

  • Phương trình của đường thẳng Δ đi qua điểm M_o(x_o; y_o) và có vectơ pháp tuyến \vec{n} = (a; b) là a(x - x_o) + b(y - y_o)  = 0 (a^2 + b^2\neq 0)
  • Phương trình ax + by + c = 0 với a^2 + b^2 \neq 0 gọi là phương trình tổng quát của đường thẳng nhận \vec{n} = (a; b) làm vectơ pháp tuyến.
  • Đường  Δ cắt Ox và Oy lần lượt tại A(a; 0) và B(0; b) có phương trình theo đoạn chắn là 

3. Vị trí tương đối của hai đường thẳng

Cho hai đường thẳng 

 

Để xét vị trí tương đối của hai đường thẳng {\triangle}_1 và {\triangle}_2 ta xét số nghiệm của hệ phương trình

  • Hệ (I) có một nghiệm: {\triangle}_1 cắt {\triangle}_2
  • Hệ (I) vô nghiệm: {\triangle}_1 // {\triangle}_2 .
  • Hệ (I) có vô số nghiệm: {\triangle}_1  ≡ {\triangle}_2 .

Chú ý: Nếu a_2b_2c_2 \neq 0 thì:

4. Góc giữa hai đường thẳng

Góc giữa hai đường thẳng {\triangle}_1 và {\triangle}_2 có phương trình cho ở 3 mục 3, có vectơ pháp tuyển \vec{n_1} và \vec{n_2} được tính bởi công thức:

5. Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng

Khoảng cách từ điểm M_o(x_o; y_o) đến đường thẳng Δ có phương trình:

B. DẠNG TOÁN CƠ BẢN

VẤN ĐỀ 1

Viết phương trình tham số của đường thẳng

1. Phương pháp

Để viết phương trình tham số của đường thẳng Δ ta thực hiện của bước:

– Tìm vectơ chỉ phương \vec{u} = (u_1; u_2) của đường thẳng Δ;

– Tìm một điểm M_o(x_o; y_o) thuộc Δ;

– Phương trình tham số của Δ là:

Chú ý

– Nếu Δ có hệ số góc k thì Δ có vectơ chỉ phương \vec{u} = (1; k) .

– Nếu Δ có vectơ pháp tuyến \vec{n} = (a; b) thì Δ có vectơ chỉ phương \vec{u} = (-b; a) hoặc \vec{u} = (b; -a) .

2. Các ví dụ

Ví dụ 1: Lập phương trình tham số của đường thẳng Δ trong mỗi trường hợp sau:

a) Δ đi qua điểm M(2; 1) và có vectơ chỉ phương \vec{u} = (3; 4) .

b) Δ đi qua điểm M(5; -2) và có vectơ pháp tuyến \vec{n} = (4; -3) .

GIẢI

a) Phương trình tham số của Δ là:

b) Δ có vectơ pháp tuyến \vec{n} = (4; -3) nên có vectơ chỉ phương \vec{u} = (3; 4) .

Phương trình tham số của Δ là:

Vấn đề 2

Viết phương trình tổng quát của đường thẳng

1. Phương pháp

Để viết phương trình tổng quát của đường thẳng A ta thực hiện các bước :

  • Tìm một vectơ pháp tuyến \vec{n} = (a ; b) của Δ ;
  • Tìm một điểm M_o(x_o; y_o) thuộc Δ ;
  • Viết phương trình Δ theo công thức : a(x - x_o) + b(y - y_o) = 0  ;
  • Biến đổi về dạng: ax + by + c = 0

Chú ý

  • Nếu đường thẳng Δ cùng phương với đường thẳng d : ax + by + c = 0 thì Δ có phương trình tổng quát: ax + by + c’ = 0.
  • Nếu đường thẳng A vuông góc với đường thẳng d : ax + by + c = 0 thì Δ có phương trình tổng quát:-bx + ay + c” = 0.

2. Các ví dụ

Ví dụ 1. Lập phương trình tổng quát của đường thẳng d trong mỗi trường hợp sau :

a) d đi qua điểm M(3 ; 4) và có vectơ pháp tuyến \vec{n} = (1 ; 2);

b) d đi qua điểm M{3 ; -2) và có vectơ chỉ phương \vec{u} = (4 ; 3).

GIẢI

a) Phương trình tổng quát của đường thẳng d có dạng

1.(x – 3) + 2.(y – 4) = 0 ⇔ x + 2y – 11 = 0

b) Đường thẳng d, có vectơ chỉ phương \vec{u} = (4 ; 3) nên có vectơ pháp tuyến là \vec{n} = (3 ; -4).

Vậy phương trình tổng quát của d có dạng :

3.(x – 3) – 4.(y + 2) = 0 hay 3x – 4y – 17 = 0

Ví dụ 2. Cho tam giác ABC, biết A(1 ; 4), B(3 ; -1), C(6 ; 2). Lập phương trình tổng quát của các đường thẳng chứa đường cao AH và trung tuyến AM của tam giác.

GIẢI

Phương trình tổng quát của đường thẳng chứa AH là:

  1.(x – 1) + 1.(y – 4) = 0

⇔ x + y – 5 = 0

Ta tính được toạ độ trung điểm M của BC như sau :

 

Phương trình đường thẳng 

Chú ý. Tam giác ABC có đường cao AH trùng với trung tuyến AM nên tam giác ABC cân tại A.

Vấn đề 3

Vị trí tương đối của hai đường thẳng

1. Phương pháp

  • Để xét vị trí tương đối của hai đường thẳng

Phương trình đường thẳng 

ta xét số nghiệm của hệ phương trình sau:

Phương trình đường thẳng 

Cụ thể :

Hệ (*) có nghiệm duy nhất : {\triangle}_1 cắt {\triangle}_2

Hệ (*) vô nghiệm : {\triangle}_1 // {\triangle}_2 .

Hệ (*) có vô số nghiệm : {\triangle}_1 ≡ {\triangle}_2 .

  • Góc giữa hai đường thẳng {\triangle}_1  và {\triangle}_2  được tính bởi công thức :

Phương trình đường thẳng 

2. Các ví dụ

Ví dụ 1. Xét vị trí tương đối của các cặp đường thẳng sau :

Phương trình đường thẳng 

GIẢI

Phương trình đường thẳng 

Ví dụ 2: Cho hai đường thẳng d_1: x - 2y + 5 = 0 d_2: 3x - y = 0 .

a) Tìm giao điểm của d_1 d_2 ;

b) Tính góc giữa d_1 d_2 .

GIẢI

a) Giao điểm của d_1 d_2 là điểm có tọa độ là nghiệm của hệ phương trình:

Phương trình đường thẳng 

Vậy d_1 cắt d_2 tại điểm (1; 3).

Phương trình đường thẳng 

Vấn đề 4

Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng

1. Phương pháp

  • Để tính khoảng cách từ điểm $latex M_o(x_o; y_o) đến đường thẳng Δ: ax + by + c = 0 ta dùng công thức

Phương trình đường thẳng 

  • Nếu đường thẳng Δ: ax + by + c = 0 chia mặt Oxy thành hai nửa mặt phẳng có bờ là Δ, ta luôn có:
  • Một nửa phẳng chứa các điểm M_1(x_1; y_1) thỏa mãn

Δ(M_1) = ax_1 + by_1 + c > 0;

  • Nửa mặt phẳng còn lại chứa các điểm M_2(x_2; y_2) thỏa mãn

Δ(M_2) = ax_2 + by_2 + c < 0.

  • Cho hai đường thẳng  cắt nhau {\triangle}_1 {\triangle}_2 có phương trình:

Gọi d và d’ là hai đường thẳng chứa đường phân giác của các góc tạo bởi hai đường thẳng {\triangle}_1 {\triangle}_2 .

Ta có : M(x, y) ∈ d ∪ d’

 

Phương trình đường thẳng toán lớp 10

Vậy phương trình của hai đường phân giác của các góc họp bởi {\triangle}_1 {\triangle}_2  là :

 

Phương trình đường thẳng toán lớp 10

2. Các ví dụ

Ví dụ 1. Tính khoảng cách từ điểm đến đường thẳng được cho tương ứng như sau:

a) A(3; 5) và Δ: 4x  +3y + 1 = 0;

b) B(1; 2) và Δ’: 3x – 4y + 1 = 0.

GIẢI

Phương trình đường thẳng 

Ví dụ 2. Cho đường thẳng Δ : x – y + 2 = 0 và hai điểm O(0; 0), A(2 ;0).

a) Chứng tỏ rằng hai điểm A và O nằm về cùng  một phía   đối với đường

thẳng Δ.

b) Tìm điểm O’ đối xứng của O qua A.

c) Tìm điểm M trên Δ sao cho độ dài của đoạn gấp khúc OMA ngắn nhất.

GIẢI

a) Ta có Δ(A) = 2 – 0 + 2 = 4 > 0

Δ(O) = 0 – 0 + 2 = 2 > 0.

 

Vậy A và O nằm về cùng một phía đối với đường thẳng A.

b) Gọi d là đường thẳng đi qua O và vuông góc với Δ(A) tại H. Phương trình

Vì H ∈ d nên toạ độ của H có dạng (x_H; -x_H ).

Mặt khác : H ∈ Δ ⇒ x_H - (-x_H) + 2 = 0  ⇒ x_H = -1 .

Vậy H có toạ độ là (-1 ; 1).

Vì H là trung điểm của OO’nên

x_{o'} = 2x_H = -1

y_{o'} = 2y_H = 2 .

 

Vậy O’ có toạ độ là (- 2 ; 2).

c) Ta có OM + MA = O’M + MA

Độ dài của đoạn gấp khúc OMA ngắn nhất ⇔ O’, M, A thẳng hàng

⇔ O’Acắt A tại M.

Phương trình đường thẳng O’Alà : x + 2y – 2 = 0.

Toạ độ của M(x ; y) là nghiệm của hệ phương trình

 C. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

3.1. Lập phương trình tham số của đường thẳng d, trong mỗi trường hợp sau :

a) d đi qua điểm A(- 5 ; – 2) và có vectơ chỉ phương \vec{u} = (4 ; – 3);

b) d đi qua hai điểm A (\sqrt{3} ; 1) và B(2 + \sqrt{3} ;4).

⇒ Xem đáp án tại đây.

3.2. Cho đường thẳng Δ có phương trình tham số

Phương trình đường thẳng toán lớp 10

a) Tìm điểm M nằm trên A và cách điểm A(0 ; 1) một khoảng bằng 5.

b) Tìm toạ độ giao điểm của đường thẳng A với đường thẳng x + y + 1 = 0.

c) Tìm điểm M trên Δ sao cho AM ngắn nhất.

⇒ Xem đáp án tại đây.

3.3. Lập phương trình tổng quát của đường thẳng Δ trong mỗi trường họp sau :

a) Δ đi qua điểm M( 1 ; 1) và có vectơ pháp tuyến \vec{n} = (3 ; – 2) ;

b) Δ đi qua điểm A(2 ; – 1) và có hệ số góc k = – 1/2 ;

c) Δ đi qua hai điểm A(2; 0) và 5(0; – 3).

⇒ Xem đáp án tại đây.

3.4. Lập phương trình ba đường trung trực của một tam giác có trung điểm các cạnh lần lượt là M(- 1 ; 0), N(4 ; 1), P(2 ; 4).

⇒ Xem đáp án tại đây.

3.5. Cho điểm M(1 ; 2). Hãy lập phương trình của đường thẳng qua M và chắn trên hai trục toạ độ hai đoạn có độ dài bằng nhau.

⇒ Xem đáp án tại đây.

3.6. Cho tam giác ABC, biết phương trình đường thẳng AB : x – 3y + 11 = 0, đường cao AH : 3x + 7y – 15 = 0, đường cao BH : 3x – 5y + 13 = 0. Tìm phương trình hai đường thẳng chứa hai cạnh còn lại của tam giác.

⇒ Xem đáp án tại đây.

3.7. Cho tam giác ABC có A(- 2 ; 3) và hai đường trung tuyến : 2x – y + 1 = 0 và x + y – 4 = 0. Hãy viết phương trình ba đường thẳng chứa ba cạnh của tam giác.

⇒ Xem đáp án tại đây.

3.8. Với giá trị nào của tham số m thì hai đường thẳng sau đây vuông góc :

{\triangle}_1 : mx + y + q = 0 và {\triangle}_2 : x – y + m = 0?

⇒ Xem đáp án tại đây.

3.9. Xét vị trí tương đối của các cặp đường thẳng sau đây :

Phương trình đường thẳng toán lớp 10

⇒ Xem đáp án tại đây.

3.10. Tìm góc giữa hai đường thẳng :

d_1 : x + 2y + 4 = 0 và d_2  : 2x – y + 6 = 0.

⇒ Xem đáp án tại đây.

3.11. Tính bán kính của đường tròn có tâm là điểm 7(1 ; 5) và tiếp xúc vói đường thẳng Δ : 4x – 3ỵ + 1 = 0.

⇒ Xem đáp án tại đây.

3.12. Lập phương trình các đường phân giác của các góc giữa hai đường thẳng

{\triangle}_1 : 2x + 4y + 7 = 0 và {\triangle}_2 : x – 2y – 3 = 0.

⇒ Xem đáp án tại đây.

3.13. Tìm phương trình của tập hợp các điểm cách đều hai đường thẳng :

{\triangle}_1 : 5x + 3y – 3 = 0 và {\triangle}_2  : 5x + 3y + 7 = 0,

⇒ Xem đáp án tại đây.

3.14. Viết phương trình đường thẳng đi qua điểm M(2 ; 5) và cách đều hai điểm A(-1; 2) và B(5 ; 4).

⇒ Xem đáp án tại đây.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận