Phong cảnh đền Hùng – tuần 25 – tiếng việt 5

Đang tải...

Phong cảnh đền Hùng

I. LUYỆN ĐỌC

1. Đọc diển cảm bài đọc

2. Lưu ý phát âm

Nhận diện và phát âm rõ các từ:

tr / ch: trước, trong, treo, bên trái, trấn giữ, mây trời, chót vót, chính, chắn ngang, cho, lưng chừng, chi, che má, con cháu, chùa;

x / s: xênh xang, xa xa, xâm lược, ngày xưa, xòe hoa, màu sắc, Sóc Sơn, ngựa sắt, sông, phù sa, sáu, soi gương, sừng sững;

l / n: Nghĩa Lĩnh, lăng, đỡ lấy, xâm lược, là, lớn, lần theo, lưng chừng, nằm, núi, Nam quốc, nơi, núi, năm;

r / d / gi: dập dàn, dòng chữ, dãy, dấu, dời đô, dựng, dần, rực đỏ, rừng, rửa mặt, giữ, giúp, giặc, giang sơn…

II. TÌM HIỂU BÀI

1. Tìm hiếu chung

Nhà văn Đoàn Minh Tuấn còn có bút danh khác là Hy Minh, tên thật là Đoàn Minh Tuấn, sinh năm 1932, quê ở Quảng Ngãi. Ông tốt nghiệp Trường Đại học Tổng hợp, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1974), hiện làm tại tạp chí Toàn cảnh – Dư luận của Bộ Văn hóa – Thông tin tại thành phô” Hồ Chí Minh.

Phong cảnh đền Hùng ca ngợi vẻ đẹp uy nghi, hùng vĩ và tráng lệ của đền Hùng – vùng đất Tổ thiêng liêng, bày tỏ niềm thành kính của người dân Việt Nam trước cội nguồn của dân tộc.

II. Nội dung chính

Các vua Hùng là những người đầu tiên lập ra nước Văn Lang cách đây khoảng 4000 năm, đóng đô ở thành Phong Châu – Phú Thọ. Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân (vốn loài rồng) kết duyên cùng Ầu Cơ (thuộc loài tiên), sinh ra một bọc trăm trứng nở ra trăm con, 50 người con theo cha xuống biển, 50 người theo mẹ lên rừng. Lạc Long Quăn phong cho người con trai trưởng làm vua nước Văn Lang, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở thành Phong Châu. Hùng Vương truyền ngôi được 18 đời, trị vi 2621 năm (từ năm 2879 trước Công nguyên đến năm 258 trước Công nguyên).

Cảnh thiên nhiên của đền Hùng hùng vĩ, đẹp đẽ: Trước đền, hải đường đâm bông rực đỏ, bướm dập dờn bay lượn; rừng cây xanh xanh; bên trái là đỉnh Ba Vì vời vợi, bên phải là dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững đỡ lấy mây trời cuồn cuộn, xa xa là núi Sóc Sơn, trước mặt là ngã ba Hạc; những cây đại cổ thụ, những gốc thông già hàng năm, sáu thế kỷ; giếng Ngọc trong xanh.

Phong cảnh đền Hùng gợi lên nhiều truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc: cảnh núi non Ba Vì vời vợi gợi nhớ truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh; núi Sóc Sơn gợi lại truyền thuyết Thánh Gióng đánh giặc ngoại xâm; mốc đá thề gợi lại truyền thuyết An Dương Vương đã thề với các vua Hùng sẽ giữ vững giang sơn; giếng Ngọc gợi nhớ đến truyền thuyết công chúa Mị Nương xưa thường rửa mặt, soi gương.

Đền Hùng là nơi thờ cúng các vua Hùng, là cái nôi của Tổ quốc. Vì vậy có người dân Việt Nam luôn ghi nhớ câu ca:

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”.

Câu ca dao là lời nhắc nhở, khuyên răn mọi người dù đi đâu, làm gì củng phải luôn nhớ đến ngày giỗ Tổ, nhớ về cội nguồn. Câu ca dao cũng cho thấy truyền thống thủy chung, “Uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của nhân dân ta.

3. Liên hệ bài đọc / Mở rộng kiến thức

Người Việt Nam vốn có truyền thống tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn”, vì vậy nhân dân ta dù ở nơi xa vẫn luôn hướng về Đền Hùng – mảnh đất Tổ Hùng Vương, cội nguồn của dân tộc.

Đền Hùng trên đất Tổ Hùng Vương

Đền Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, thôn cổ Tích, xã Hy Cương, Phong Châu, Phú Thọ. Đây là đế đô của nưóc Văn Lang từ 4000 năm trưóc, là nơi ghi lại dấu tích của các vua Hùng trong những buổi ban đầu dựng nước, là vùng đất Tổ của dân tộc ta.

Đền Hạ là nơi bà Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng, nở thành trăm người con: 50 người theo cha là Lạc Long Quân xuôi về miền biển, 50 người theo mẹ lên núi, để lại 1 người làm vua nước Văn Lang, đấy là vua Hùng thứ nhất. Trong đền có chùa Thiên Quang. Trước cửa chùa là cây thiên tuế sống được 700 năm, nơi Bác Hồ đã nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nưốc”.

Đền Trung là nơi các vua Hùng họp bàn việc nước với quần thần. Ngày nay, đây là nơi thờ 18 chi vua Hùng. Những cây hoa đại ở đây đã có đến 600 năm tuổi mà vẫn tỏa hương thơm ngát.

Trên tận đỉnh núi Nghĩa Lĩnh là Đền Thượng, nơi các vua Hùng làm lễ tế Trời Đất, Thần Núi và Thần Lúa. Trước đền có một cột đá lớn gọi là đá thề, nơi vua Thục Phán nguyện xin đời đời tế tự các vua Hùng và giữ gìn cơ nghiệp họ Hùng truyền lại. Trước đền, hoa hải đường rực đỏ, bướm bay dập dàn. Bức hoành phi có bốn chữ vàng “Nam quốc Sơn hà” được treo ở chính giữa đền.

Kề bên đền Thượng là lăng vua Hùng – mộ Tổ, được xây dựng vào đầu thế kỷ XX, kiến trúc giản dị đơn sơ.

(Theo Cẩm nang du lịch Việt Nam)

Xem thêm Ôn tập về tả đồ vật

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận