Phép trừ và phép chia – Phần 2 – Sách bài tập toán lớp 6

Đang tải...

Các bài tập về Phép trừ và phép chia toán lớp 6

Bài 72: Tính hiệu của số tự nhiên lớn nhất và số tự nhiên nhỏ nhất đều gồm bốn chữ

số 5, 3, 1,0 (mỗi chữ số viết một lần).

 

Bài 73: Bác Tâm từ Mát-xcơ-va về đến Hà Nội lúc 16 giờ ngày 10 – 5 (theo gỉờ Hà Nội). Chuyến bay tổng cộng hết 14 giờ và giờ Mát-xcơ-va chậm hơn giờ Hà Nội là 4 giờ (tức là lúc đồng hồ ở Hà Nội chỉ 12 giờ thì đồng hồ ở Mát-xcơ-va chỉ 8 giờ). Bác Tâm khởi hành ở Mát-xcơ-va lúc nào (theo giờ Mát-xcơ-va) ?

 

Bài 74: Một phép trừ có tổng của số bị trừ, số trừ và hiệu bằng 1062. Số trừ lớn hơn hiệu là 279. Tìm số bị trừ và số trừ.

 

Bài 75: Đố. Đặt các số 1, 2, 3, 4, 5 vào các vòng tròn để tổng ba số theo hàng dọc hoặc theo hàng ngang đều bằng 9 (h.4).

phép trừ và phép chia

 

Bài 76: Tính nhanh:

a) (1200 + 60) : 12 ;

b) (2100 – 42) : 21.

 

Bài 77: Tìm số tự nhiẽn x, biết :

a) x – 36 : 18 = 12 ;

b) (x – 36) : 18 = 12.

 

Bài 78: Tìm thương :

a) \overline{aaa} \ : \overline{a} \ ;

b) \overline{abab} \ : \overline{ab} \ ;

c) \overline{abcabc} \ \overline{abc} \ .

 

Bài 79*: Viết một số A bất kì có ba chữ số, viết tiếp ba chữ số đó một lần nữa, được số B có sáu chữ số. Chia số B cho 7, rồi chia thương tìm dược cho 11, sau đó lại chia thương tìm được cho 13. Kết quả được số A, hãy giải thích vì sao ?

 

Bài 80: Bán kính Trái Đất là 6370km.

a) Xác định bán kính Mặt Trăng, biết rằng nó là một trong các số 1200km, 1740km, 2100km và bán kính Trái Đất gấp khoảng 4 lần bán kính Mặt Trăng

b) Xác định khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng, biết rằng nó là một trong các số 191 000 km, 520 000 km, 384 000 km và khoảng cách đó gấp độ 30 lần đường kính Trái Đất.

 

Bài 81: Năm nhuận có 366 ngày. Hỏi năm nhuận gồm bao nhiêu tuần và còn dư mấy ngày ?

 

Xem thêm Phép trừ và phép chia – Phần 3 tại đây.

 

Đáp án

Bài 72: 5310 – 1035 = 4275.

 

Bài 73:

Giờ bác Tâm khởi hành (theo giờ Hà Nội) :

16 – 14 = 2 (giờ, ngày 10-5)

Giờ bác Tâm khởi hành (theo giờ Mát-xcơ-va) :

24 + 2 – 4 = 22 (giờ, ngày 9-5).

 

Bài 74:

Số bị trừ + số trừ + hiệu = 1062

Do số trừ + hiệu = số bị trừ nên :

2 lần số bị trừ = 1062.

Số bị trừ : 1062 : 2 = 531.

Ta có :

Số trừ – hiệu = 279

Số trừ + hiệu = 531

nên số trừ bằng : (279 + 531) : 2 = 405.

Số bị trừ : 531, số trừ : 405.

 

Bài 75:

số bị chia số chia

(h.8) Tổng của ba số theo hàng dọc và ba số theo hàng ngang bằng : 9 + 9 = 18.

Tổng của năm số trong hình vẽ : 1 + 2 + 3+4 + 5 = 15.

Chênh lệch : 18 – 15 =3.

Sở dĩ chênh lệch vì số ở giữa được tính hai lần, tức là tính nhiều hơn các số khác một lân. Vậy số ở giữa là 3.

Tổng hai số ở hai đầu bằng : 9 – 3 = 6. Do 1+5 = 2 + 4 = 6 nên các số có thể được xếp như ở hình 8. (HS tự tìm những cách khác).

 

Bài 76:

a) (1200 + 60) : 12 = 1200 : 12 + 60 : 12 = 100 + 5 =105

b) (2100 – 42) : 21 = 2100 : 21 — 42 : 21 = 100 – 2 = 98

 

Bài 77:

a) x – 2 = 12;    x = 14

b) x = 36 = 12 . 18 = 216

x = 252

 

Bài 78:

a) 111

b) 101

c) 1001

 

Bài 79*:

A = \overline{abc} \ , B = \overline{abcabc} \ . Ta có:

\overline{abc} \ . 7 . 11 .13 = \overline{abc} \ . 1001 = \overline{abcabc} \ nên

\overline{abcabc} \ : 7 : 11 : 13 = \overline{abc} \

 

BÀi 80:

a) 6370 : 4 = 1592 (dư 2). Trong các số 1200, 1740, 2100, sô’ sát nhất với

Bán kính Măt Trăng là 1740km.

b) 384 000km.

 

Bài 81:

366 : 7 = 52 (dư 2). Năm nhuận gôm 52 tuần và còn dư 2 ngày.

 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận