Phân tích tâm trạng đợi tàu của Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam – Văn mẫu 11

Đang tải...

Đề văn: Phân tích tâm trạng đợi tàu của Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam.

Bài làm

            Thạch Lam là nhà văn của những cảm xúc nội tâm, tác phẩm của Thạch Lam là một bài thơ trữ tình đượm buồn với những cảm xúc lãng mạn, ngọt ngào và sâu lắng. Các nhân vật của Thạch Lam không hiện lên qua hình dáng, lời nói, hành động… mà chỉ hiện lên từ những trạng thái cảm xúc, từ những diễn biến tâm hồn đầy ý vị sâu xa. Nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ là một nhân vật được xây dựng theo bút pháp tinh tế đặc sắc ấy. Đặc biệt tâm trạng đợi tàu của Liên đã được Thạch Lam tập trung khám phá, tập trung xây dựng và miêu tả chi tiết cụ thể với những lời văn sáng trong, ngọt ngào, thuần hậu. Mỗi lời, mỗi chữ như những mạch nước ngầm mát lành len lỏi chảy vào tâm hồn người đọc, làm trái tim người đọc rung lên những phách nhịp yêu thương.

            Hai đứa trẻ được Thạch Lam xây dựng nên trong không gian của một phố huyện nhỏ bé nghèo nàn ngập chìm bóng tối. Cuộc sống ở phố huyện ấy buồn tẻ, xơ xác, ảm đạm và thê lương với những con người khổ đau thầm lặng, với những kiếp sống bất hạnh, khắc khoải, mỏi mòn. Cuộc sống nơi phố huyện ấy diễn ra đơn điệu trong bóng đêm nặng nề, ngột ngạt và tù túng. Trong một chuỗi dày đặc những hành động lặng lẽ, tẻ nhạt thì hình ảnh đoàn tàu vụt đến chính là hình ảnh ấn tượng nhất và mạnh mẽ nhất, chính là hình ảnh được những con người phố huyện mong chờ khát khao nhất. Với Liên, đoàn tàu ấy cũng là niềm khát khao, là niềm mong mỏi thiết tha cháy bỏng đến vô cùng: “An và Liên đã buồn ngủ ríu cả mắt, nhưng vẫn gượng thức khuya chút nữa để chờ chuyến tàu qua”. Liên và An cố đợi đoàn tàu không chỉ vì chờ mong một hoạt động mạnh mẽ phá tan đi bầu không khí trĩu đầy bóng tối mà còn vì một cái cớ khác  một cái cớ rất riêng và đầy ý nghĩa: đoàn tàu đến sẽ đánh thức những kỷ niệm đẹp đẽ trong hồi ức của chị em Liên, sẽ đánh thức những hoài niệm của chị em Liên về một tuổi thơ kỳ diệu vàng son. Đoàn tàu đến sẽ mang theo những câu chuyện về Hà Nội – “Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo”, Hà Nội của “những hôm đi chơi bờ Hồ, những lần được uống những cốc nước lạnh xanh đỏ, những ngày tháng êm đềm khi thầy Liên còn làm việc ở Hà Nội…”. Những kỉ niệm của chị em Liên về Hà Nội tuy nhỏ bé nhưng chứa đầy ý nghĩa, đó là cả tuổi thơ, đó là tất cả những tháng ngày hạnh phúc, ở đây có sự đối lập gay gắt giữa hiện tại và quá khứ. Dường như thực tại quá chán ngán, quá xót xa buồn thương đau khổ, dường như thực tại không có gì để đợi chờ, trông mong hay hi vọng, để rồi con người lại phải ngoảnh trông về quá khứ, để rồi con người phải tìm về đắm chìm trong ký ức và hoài niệm với nỗi đau xót đắng cay. Đặc biệt, những mong đợi khát khao ở đây lại là những khát khao mong đợi của những đứa trẻ – những tâm hồn sáng trong vốn giàu mơ ước và nhiều khát vọng. Phải chăng trẻ thơ giữa cuộc đời ấy không được hưởng cuộc sống hạnh phúc, êm đềm, chúng sớm đã phải lo toan, sớm phải trăn trở buồn thương chống đỡ với cuộc đời. Hình ảnh những đứa trẻ trông nhìn về quá khứ phải chăng chính là nỗi ám ảnh sâu sắc ghi sâu tâm khảm nhà thơ trước nỗi bi kịch của những cảnh đời không lối thoát.

            Trong sự chờ đợi mong ngóng thiết tha, chị em Liên đã đón được đoàn tàu đó đến với tất cả niềm háo hức. “Tiếng còi đã rít lên và tàu rầm rộ đi tới, các toa đều sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường… những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh”. Đoàn tàu đến đã thắp sáng những ước mơ và khát khao mãnh liệt. Đoàn tàu đến mang theo một thế giới khác đi qua: thế giới của sự kỳ diệu, thế giới của náo nhiệt tưng bừng rộn rã, đối lập hoàn toàn với không gian tĩnh lặng ngưng đọng buồn vắng của phố huyện đêm khuya. Tiếng còi tàu vang vọng, tiếng xe lửa rít mạnh vào ghi, tiếng hành khách ồn ào…, đoàn tàu đã làm bừng dậy, làm náo nức cả cái phố huyện xơ xác nghèo nàn ấy.

            Đoàn tàu còn đưa đến một không gian rực rỡ ngập tràn ánh sáng – thứ ánh sáng trang hoàng, lộng lẫy làm người ta choáng ngợp. Giữa bóng tối dày đặc, sự xuất hiện của ánh sáng đoàn tàu như đã thắp lên một ngọn .lửa rạo rực, đã thổi lên sự sống với những khát vọng và niềm vui cháy sáng. Đoàn tàu ấy thực sự là sứ giả của một thế giới kỳ diệu, một thế giới ước mơ.

            Tuy nhiên, đoàn tàu đến và đi rất nhanh, chỉ trong một khoảnh khắc thoáng qua: “Chiếc tàu đi vào đêm tối, để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt”. Sự náo động mà đoàn tàu đem lại chỉ là trong giây lát, để lại một sự hẫng hụt, một sự nuối tiếc xót xa. Hạnh phúc của con người phố huyện sao mà ít ỏi quá, sao mà mong manh quá!

            Đoàn tàu vụt qua, trả lại cho phố huyện một sự tĩnh lặng đến ghê người, một sự bế tắc đến đáng sợ. Đêm càng tối hơn, càng sâu hơn, cả ánh đom đóm cũng tắt, mọi người đều đã dọn hàng ra về, vợ chồng bác xẩm ngủ gục trên manh chiếu tự bao giờ: “Liên cúi xuống vực em vào hàng, mắt cũng ríu lại, chị đến bên em nằm xuống rồi ngập vào giấc ngủ yên tĩnh”. Tuy nhiên, trong tận cùng bế tắc và bất lực, con người vãn thắp sáng lên niềm tin và mơ ước. Con tàu đến rồi đi, nhưng ngày mai con người lại đến và lại thắp sáng những niềm hi vọng. Quả thực, Thạch Lam đã nhập thân vào nhân vật để…

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận