Phân tích một số ra thừa số nguyên tố sách giáo khoa toán lớp 6

Đang tải...

Phân tích một số ra thừa số nguyên tố

 

Bài 125: Phân tích các số sau ra thừa số nguyên tố:

a) 60 ;             b) 84 ;             c) 285

d) 1035 ;         e) 400 ;         g) 1000000

Bài 126: An phân tích các số 120; 306; 567 ra thừa số nguyên tố như sau:

120 = 2.3.4.5;

306 = 2.3.51;

567 = 9^2 .7

An làm như trên có đúng không? Hãy sửa lại trong trường hợp An làm không đúng?

Bài 127: Phân tích các số sau ra thừa số nguyên tố rồi cho biết các số sau chia hết cho các số nguyên tố nào?

a) 225 ;         b) 1800 ;         c) 1050 ;         d) 3060

Bài 128: Cho số a = 2^3 .5^2 .11. Mỗi số 4, 8, 16, 11, 20 có là ước của a hay không?

Xem thêm Chữa tiết luyện tập trang 50 toán lớp 6 tại

đây.

Giải

Bài 125.

a)              b)           c)

60 | 2              84 | 2      285 | 3

30 | 2              42 | 2         95 | 5

15 | 3               21 | 3         19 | 19

5 | 5                 7 |               1 |

1 |                    1 |

60 = 2^2 .3.5         84 = 2^2 .3.7    285 = 3.5.19

 

d)

 

1035 | 3

345 | 3

115 | 5

23 | 23

1 |

1035 = 3^2 .5.23

e)

400 | 2

200 | 2

100 | 2

50 | 2

25 | 5

5 | 5

1 |

400 = 2^4 .5^2

g) Làm tương tự: 1 000 000 = 2^6 .5^6

Bài 126.

An làm như trên là sai vì vế phải còn chứa thừa số không phải là số nguyên tố, sửa lại như sau:

120 = 2.60 = 2.2.30 = 2.2.2.15 = 2.2.2.3.5 = 2^3 .3.5

306 = 2.153 = 2.3.51 = 2.3.3.17 = 2.3^2 .17

567 = 3.189 = 3.3.63 = 3.3.3.21 = 3.3.3.3.7 = 3^4 .7

Bài 127

a) 225 = 3.75 = 3.3.25 = 3.3.5.5 = 3^2 .5^2

Vậy 225 chia hết cho 3 và 5

b) 1800 = 2.900 = 2.2.450 = 2.2.2.225 = 2.2.2.3.75 = 2.2.2.3.3.25

= 2.2.2.3.3.5.5 = 2^3 .3^2 .5^2

Vậy 1800 chia hết cho 2, 3 và 5

c) 1050 = 2.525 = 2.3.175 = 2.3.5.35 = 2.3.5.5.7 = 2.3.$.5^2 .7

Vậy 1050 chia hết cho 2, 3, 5 và 7

d) 3060 = 2.1530 = 2.2.765 = 2.2.3.255 = 2.2.3.3.85 = 2.2.3.3.5.17

= 2^3 .3^2 .5.17

Vậy 3060 chia hết cho 2, 3, 5 và 17

Bài 128.

Ta có: 4 = 2^2 ; 8 = 2^3 ; 16 = 2^4 ; 20 = 2^2 .5 từ đó ta suy ra:

– 4 là ước của a (vì 4 là ước của 2^3 ).

– 8 là một ước của a (vì 8 = 2^3 là một trong các thừa số của tích).

– 16 không phải là ước của a.

– 11 là một ước của a (vì 11 là một trong các thừa số của tích).

– 20 là ước của a (vì 20 là ước của 2^3 . 5^2 ).

Vậy các số 4; 8; 11; 20 là ước của a. Số 16 không phải là ước của a

 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận