Phân tích hình ảnh người nghĩa sĩ Cần Giuộc – Văn mẫu lớp 11

Đang tải...

Nhận định về hình ảnh người nghĩa sĩ Cần Giuộc, có ý kiến cho rằng: “Với bài văn tế này, lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc có một tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân tương xứng với phẩm chất vốn có ngoài đời của họ. Ở đây là người nông dân nghĩa quân chống giặc cứu nước”. Hãy phân tích và chứng minh nhận định trên.

Bài làm

               Tuy trận Cần Giuộc thất bại song nó đã khẳng định được khí phách anh hùng của người nghĩa sĩ – nông dân yêu nước và dũng cảm. Nguyễn Đình Chiểu đã viết về người nghĩa sĩ ấy trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc bằng cả tấm lòng tâm thương, thành kính và thiêng liêng.

               Và khi nói về những người nghĩa sĩ, đã có nhận định cho rằng: “Với bài văn tế này, lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc có một tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân tương xứng với phẩm chất vốn có ngoài đời của họ. Ở đây là người nông dân nghĩa quân chống giặc cứu nước”.

               Tác phẩm này tràn đầy cảm hứng ca ngợi, tự hào về phẩm chất vốn có của người nông dân. Họ là những người thật thà và chất phác. Những người lam lũ, tần tảo, quanh năm chỉ gắn bó với ruộng đồng, chỉ “cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó”. Họ thực sự chỉ là những người nông dân chăm chỉ ruộng cày. Tưởng chừng như sẽ chẳng có ai biết đến những số phận bé mọn, đáng thương của họ. Ta có thể cảm nhận rất rõ điều đó qua từ láy “cui cút” một từ tượng hình gợi cho ta cảm thấy một sự cô đơn lẻ chiếc, sự cam chịu nhẫn nhục và cả sự lặng thầm đến tội nghiệp của họ.

               Bên cạnh con người chỉ quen lao động ấy lại là những người nghĩa quân yêu nước nồng nàn. Tuy rằng họ chỉ “mười năm công vỡ ruộng” song khi thực dân Pháp xâm lược thì họ đã ý thức được đất nước có ngoại xâm và đã tự đặt ra cho mình trách nhiệm nghĩa vụ phải bảo vệ đất nước. Dù họ có thể hy sinh nhưng họ vẫn chấp nhận “một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như mõ”. Như vậy, chỉ khi có giặc ngoại xâm, ta mới thấy rõ được lòng dân: “Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ”. Chính hoàn cảnh lịch sử, hoàn cảnh đất nước có ngoại xâm đã là một điều kiện để thử thách lòng người. Ở đây ta thấy sáng ngời khí thế của dân tộc.

               Từ tình yêu nước sục sôi, người nghĩa quân kia căm thù giặc sâu sắc: “Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ”, “Mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”. Đất nước có ngoại xâm, kẻ thù hoành hành, đàn áp, triều đình phong kiến thì hèn yếu bạc nhược, những người nghĩa sĩ bộc lộ trực tiếp lòng căm thù của mình. Một lần nữa ta lại bắt gặp hình ảnh chất phác, bộc trực của người dân. Họ nghĩ như thế nào, họ sống như thế nào thì họ biểu hiện ra như vậy. Có nhà nông nào mà lại không căm ghét bọn cỏ dại – luôn làm bông lúa, chỉ muốn nhổ tận rễ chúng đi.

               Người nông dân căm ghét đến nỗi muốn “ăn gan”, “cắn cổ”. Tưởng chừng như không có nỗi ghét nào lớn hơn như thế, tưởng như họ muốn chạy tới diệt sạch lũ ngoại xâm. Họ đem cả gan ruột, tâm huyết để nói đến lòng căm thù.

               “Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu; hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đâu dùng lũ treo dê bán chó”. Từ lòng căm thù tột đỉnh, người nghĩa sĩ thắp sáng ý chí quyết tâm mạnh mẽ, quyết tâm giữ vững mối xa thư đồ sộ, vầng nhật nguyệt chói loà. Ở họ đã nảy sinh ý thức chiến đấu bảo vệ dân tộc, trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ dân tộc. Người nghĩa sĩ tham gia chiến đấu bằng một tinh thần tự nguyện. “Nào đợi ai đòi, ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình, chủng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyên này dốc ra tay bộ hổ”. Ở đây ta thây tràn đẩy âm hưởng hào hùng và khí thế quyết tâm diệt giặc cứu nước. Ta như cảm nhận được sức vóc phi thường, sức mạnh kỳ vĩ người nghĩa sĩ tham gia chiến đấu. Ta nhận ra tinh thần xa thân của người anh hùng sáng ngời tư chất anh hùng.

               “Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu bầu ngòi; trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu, nón gỏ”. Hay “Hoả mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém đứt đầu quan hai nọ”. Mặc dù, trong chiến đấu, người dân thiếu thốn và thô sơ song không làm nhụt đi ý chí chiến đấu của chính họ.

               Từ ý chí quyết chiến quyết thắng, từ người nông dân, họ đã trở thành những người nghĩa quân dũng cảm, từ ý chí đã biến thành hành động. Họ tuy đã hy sinh song cũng đã chém chết được lũ giặc xâm lăng.

               “Một trận khói tan, nghìn năm tiết rỡ”. Một lời văn tuy ngắn nhưng đã khẳng định được âm vang hào hùng của dân tộc, của chiến trận. Người nghĩa sĩ dẫu đã hy sinh nhưng là sự ra đi có ý nghĩa “Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đến sáu tỉnh chúng đều khen, thác mà ưng đình miếu để thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ”. Cái chết của người nghĩa sĩ vì nợ nước, vì yên dân. Đây là cái chết cao cả danh thơm muôn đời, người người mến mộ.

               Hình ảnh người nghĩa sĩ Cần Giuộc toát lên vẻ đẹp sức mạnh trong chiến đấu. “Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo, thương vì hai chữ thiên dân; cây hương nghĩa sĩ thắp thêm thơm, cám bởi một câu vương thổ”. Đây cũng chính là câu kết bài văn tế, câu văn như trình bày về quan điểm sống, chiến đấu của người nghĩa sĩ. Vậy khát vọng diệt giặc cứu nước, lòng căm thù. Ý chí quyết tâm như luôn thôi thúc trong tâm hồn người nghĩa sĩ, như nỗi ám ảnh trong họ.

               Quả thật, bài văn tế đã xây dựng nên một tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân theo như lời nhận định trên. Lời văn tế tràn đầy cảm hứng ngợi ca, niềm tự hào, ngưỡng mộ, hạnh phúc.

               Chưa bao giờ hình tượng người nông dân hiện lên đẹp đẽ như vậy khiến ta nhận ra tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Đình Chiểu, tư tưởng thiên dân. Tác giả đã khám phá ra trong hình ảnh người nông dân truyền thống yêu nước, sức mạnh tiềm tàng. Chiến tranh tuy có đau thương, có mất mát nhưng uy danh, oai hùng của nó vẫn vang âm muôn đời. Người người vẫn luôn hát lên bài ca ca ngợi công đức và kỳ tích anh hùng của người nghĩa sĩ.

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận