Phân tích-Bình giảng tác phẩm Uy-Lít-Xơ trở về (Trích Ô-đi-xê-HÔ-ME-RƠ) – Ngữ Văn 10

Đang tải...

UY-LÍT-XO TRỞ VỂ

(Trích Ô-đi-xê – HÔ-ME-RƠ)

1.Những việc xảy ra trước cuộc gặp mặt này, kể từ khi Uy-lít-xơ về đến nhà

Không phải đến bây giờ Pê-nê-lốp và Uy-lít-xơ mới gặp lại nhau. Họ đã gặp nhau trước đó, ngay tại nhà mình. Có điều là Ưy-lít-xơ chưa để ỉộ nguyên hình. Nữ thần A-tê-na giúp chàng cải dạng thành một ông già đến xin ăn.

Biết việc “ông già” bị một tên trong bọn cầu hôn xỉ nhục, ném ghế vào người, Pê-nê“Iốp vừa tức giận bọn chúng, vừa cảm thấy có lỗi với người khách Ịạ nên cho mời ông đến để hỏi han. Xin nhớ rằng hiếu khách, quý khách, dù người đó là ai, giàu sang hay nghèo khổ cũng trọng đãi và hết lòng giúp đỡ đã thành một tục lệ đẹp của người Hi Lạp cổ đại.

Trong lần gặp mặt ấy họ đã trò chuyện khá lâu. “Ỏng già” thì bịa chuyện đã gặp Ưy-lít-xơ ở đảo Crét-tơ và đoán chắc ưy-lít-xơ sắp về đến nhà. Hô-me-rơ viết : “Pê-nê-lốp ngồi nghe, nước mắt ròng ròng chảy dài xuống má”. Nàng thì kể cho “ông già” nghe về nỗi nhớ mong chồng, về sự quấy phá của bọn cầu hôn, vể việc chúng thúc ép nàng phải ỉấy một người trong bọn chúng, về mưu kế trì hoãn của nàng*[1]*… (khúc ca XIX).

Hô-me-rơ lại viết : “Thấy vợ khóc, Uy-lít-xơ thương xót trong ỉòng, nhưng người cố giữ cho mắt mình cứ trơ trơ như sừng hoặc sắt, không động đậy dưới đôi mi. Muốn cho mun kế của minh thành công, người phải cố ngăn dòng lệ”.

Để tỏ lòng quý khách, Pê-nê-lốp sai vú già ơ-ri-cỉê rửa chân cho “ông lão ăn xin” đáng kính. Bà vú già vô cùng xúc động nhận ra Uy-lít-xơ nhờ vết sẹo ở chân chàng. Ưy-lít-xơ bảo già giữ kín việc chàng đang có mặt.

Trước sức ép của bọn cầu hôn, Pê-nê-]ốp bèn nghĩ ra kế rnở cuộc thi bắn để kén chồng. Nàng lấy cây cung của Uy-lít-xơ và tuyên bố kẻ nào bắn một mũi tên xuyên qua mười hai cái vòng của mười hai cái rìu thì sẽ được làm chồng nàng. Nàng tin rằng không một tên nào trong bọn chúng giương nổi cây cung của Ưy-ỉít-xơ, vì vậy nói xong nàng bỏ lên lầu.

Ọuả đúng như thế : không ai giương nổì cây cung. Cuối cùng, Uy-lít-xơ – trong vai ông già ăn xin – bất chấp sự chế nhạo của bọn cầu hôn, là người thắng cuộc. Giữa lúc bọn chúng đang bàng hoàng, ngơ ngác, Ưy-lít-xơ xung danh, nguyền rủa cả bọn và bắn gục tên cầm đầu. Tê-lê-mác và mấy người đầy tớ trung thành tiếp ứng. Họ trấn ngay cửa chính, vừa bắn tên, vừa phóng lao tới tấp. Ưy-lít-xơ và nhóm người ít ỏi đã giết được nhiều đứa, song bọn cầu hôn quá đông ; một tên đầy tớ phản bội lẻn lấy khí giới đến cho bọn chúng vl vậy mà phe Uy-lít-xơ có phần nao núng. Nữ thần A-tê-na theo dõi cuộc chiến đấu bèn hiện ra cổ vũ, giúp cho Uy-lít-xơ diệt sạch bọn chúng. Tiếp đến là việc Ưy-lít-xơ trừng phạt bọn thị nữ phản bội, trong khi Uy-lít-xơ vắng nhà đã câu kết với bọn cầu hôn, ăn nằm với bọn chúng.

Mưu ké đã thành công, Ưy-lít-xơ sai đem các xác chết ra vườn, nơi có tường vây kín đáo, dùng những miếng bọt biển nhiều ỉỗ lau chùi bàn ghế, lấy xẻng nạo hết lớp đất đầm đìa máu trong phòng, hót rác bẩn đổ ra ngoài. Chàng bảo vú già ơ-ri-clê mang đến diêm sinh và lửa rồi tự tay mình tẩy uế gian phòng. Sau đó chàng sai thị tì nhóm lên một bếp lửa ỉớn giữa phòng. Mọi việc xong xuôi đâu đó chàng mới sai ơ-ri-clê lên mòi Pê-nê-lốp xuống.

Hô-me-rơ thừa hiểu rằng người nghe chuyện đang nóng lòng chờ đợi cảnh Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp gặp lại nhau. Lần gặp trước, Pê-nê-lốp không nhận ra chồng vì nhiều lẽ. Hô-me-rơ đã rào đón kĩ mọi nghi ngờ chuyện khó tin này. Trên kia òng có nói rằng nữ thần A-tê-na đã giúp Ưy-Iíí-xơ cải dạng thành ông già đến xin ăn. Nữ thần đã giúp thì hết ý ! Hơn thế nữa ông còn muốn dành cho đôi vợ chồng này tự bộc ]ộ hết những phẩm chất cao quý của mỗi người qua thử thách cuối cùng ở cảnh mà chúng ta sắp được chứng kiến. Mặt khác phong cách kể chuyện sử thi thường chậm rãi, írang trọng để sự ngợi ca càng thấm sâu vào lòng người nghe, do đó Hô-me-rơ không vội vã. Ông nấn ná, trì hoãn cuộc gặp mặt này, giây phút đợi chờ hồi hộp này. Đến lúc thấy rằng mọi sự chuẩn bị cho cuộc gặp đã đâu vào đấy, ông mới để cho nó diễn ra.

Đoạn trích có hai cảnh nối tiếp nhau, cảnh sau tiếp liền ngay cảnh trước.

Cảnh 1 : Từ “Bà lão ơ-ri-clê mừng rỡ, vừa cười vừa lên gác báo cho chủ biết người chồng yêu quý của nàng đã trở về rồi. Bà nhanh nhẹn bước, chân hấp tấp vừa đi vừa vấp…” cho đến câu nói của Pê-nê-lốp : “Nhưng thôi, gác chuyện đó lại. Bây giờ ta hãy xuống nhà với Tê-lê-mác để xem xác chết của bọn cầu hỏn và người giết chúng”.

Cảnh 2 : Tiếp đến là cảnh Pê-nê-lốp và Uy-ỉít-xơ gặp nhau (từ : “Nói xong nàng xuống lầu, lòng nàng rất đỗi phân vân…” cho đến hết). Trong cảnh này có thêm nhân vật thứ ba : Tê-lè-mác, con trai của họ.

Cảnh trước diễn ra trên lầu, trong phòng ngủ của Pê-nê-lỏp. Cảnh sau ở dưới nhà. Nếu không đê ý thì dễ bỏ qua việc bố trí này. Ngòi bút của Hô-me-rơ không hề tuỳ tiện, dễ dãi mà rất mực chu đáo, kĩ càng. Ở đây vừa lưu ý đến địa vị xã hội của gia chủ, vừa lưu ý đến tính cách của Pê-nê-lổp. Uy-lít-xơ là vua xứ ỉ-tác thời kì xã hội Hi Lạp đang chuyển từ chế độ công xã nguyên thuỷ sang chế độ chiếm hữu nô lệ. Nhà ông có năm mươi thị nữ hầu hạ, dệt vải. Trại nuôi lợn của ông do ơ-mê, một nô ]ệ trung thành coi sóc, có đến sáu trăm con nái và một số cọn đực. Lại còn trại nuôi dê, nuối bò. Chiếc giường được tả là “… lấy vàng bạc và ngà nạm vào trang trí và cuối cùng tôi căng lên mặt giường một tấm da màu đỏ rất đẹp”. Sự giàu có của Uy-lít-xơ đã khiến bọn quý tộc ở I-tác thèm muốn, ghen ghét. Chúng kéo đến cầu hôn Pê-nê-lốp để hòng chiếm đoạt hoặc phá tan cơ ngơi của chàng.

Chỉ cần mấy chữ “nàng xuống lầu” cũng đã giới thiệu rõ địa vị xã hội, phong cách quyền quý, sự giàu sang của vợ chồng Uy-lít-xơ. Song điều đáng nói hơn nữa là chỉ với chi tiết này, tính cách Pê-nê-lôp phần nào đã hiện ỉẻn rõ nét. Trong thời gian ưy-lít-xơ vắng nhà, nàng rút lên lầu, không ngủ trong phòng riêng của vợ chổng nàng ở dưới nhà. Tính nàng vốn “thận trọng”, “khôn ngoan”. Dưới đó bọn cầu hôn thường tụ tập, quấy phá. Dưới đó, trong phòng ngủ của vợ chồng nàng có chiếc giường do chính tay Ưy-lít-xơ đóng lấy (cảnh 2 nói rõ). Nàng không còn muốn ngủ trên giường đó – chiếc giường hạnh phúc – vì hạnh phúc đã không còn nữa với nàng kể từ ngày Uy-lít-xơ lên đường đi chinh chiến, Làm sao nàng lại có thể ngủ yên trên giường êm nệm ấm khi chồng nàng đang phải gối đất nằm sương, lưu lạc nơi đất khách quê người hay đã bỏ xác đâu đó ?

Lối kể chuyện của Hô-me-iư nghe rất hồn nhiên, dung dị, nhung ngẫm kĩ hoá ra là có trình tự, lớp lang đâu vào đấy và đầy ý tứ sâu xa.

Hãy theo sự sắp xếp của nhà sử thi để tìm hiểu từng cảnh một.

3.Cảnh thứ nhất: Báo tin vui

Trong cảnh này chí có hai nhân vật : vú già ơ-ri-clê và Pê-nê-lốp. Pê-nê-lốp được nữ thần A-tê-na cho ngủ say nên chẳng hay biết gì những việc náo động, hãi hùng xảy ra dưới nhà (việc cha con Uy-lít-xơ diệt bọn cầu hôn, trừng phạt lũ gia nhân phản bội). Sau khi mọi việc đã xong xuồi, Ưy-ỉít-xơ mới sai bà ơ-ri-clê lên gác mời Pê-nê-lổp xuống, Hô-me-rơ viết : “Bà lão ơ-ri-clê mừng rỡ, vừa cười vừa lên gác báo cho chủ biết người chồng yêu quý của nàng đã trở về rồi. Bà nhanh nhẹn bước, chân hấp tấp vừa đi vừa vấp”.

Điều mà người đọc, người nghe chờ đợi, muốn biết ỉ à tin chồng về sẽ được Pê-nê-lốp tiếp nhận như thế nào. Bà lão ơ-ri-clê trong cảnh này là nhân vật phụ, đóng vai trò người đưa tin. Nhân vật chính là Pê-nê-lốp. Dầu vậy, chỉ bằng mấy nét chấm phá, Hô-me-rơ đã khắc hoạ được thái độ, cử chỉ biểu lộ niềm vui mừng khôn xiết của nhân vật phụ ơ-ri~clê. Bà như trẻ lại. Lên cầu thang mà bà “nhanh nhẹn bước”. Bà cuống quýt nên “chân hấp tấp, vừa đì vừa vấp”. Vấp thì hẳn ỉà có đau song bà chẳng thấy đau. Niềm vui rạng rỡ của bà, tự nó đã đầy sức thuyết phục. Lời bà nói, giọng bà nói lại càng có sức thuyết phục hơn nữa. Đứng ở đầu giường Pê-nê-lốp, bà nói : “Pê-nê-lốp Ị Dậy đi con ! Đến mà xem điều con ước ao hằng ngày : Uy-ỉít-xơ đã về rồi ! Người hiện đang ờ tại nhà, tuy có muộn nhưng người về rồi đấy…

Tuy nhiên người nhận tin lại không dễ bị thuyết phục. Vì đó là Pê-nê-lốp, người phụ nữ nổi tiếng là “khôn ngoan”, “thận trọng”. Pê-nê-lốp đã trách mắng bà ìà ”trong lúc lòng tôi đang nặng líu phỉển, sao già ìại lừa phỉnh tôi, nói toàn nhũng chuyện không đâu như vậy”, lại đánh thức nàng giữa ìúc nàng đang “được ngủ mội giấc ngon chưa từng có kể từ ngày Uy-lít-xơ vắng nhà”, v.v. Nàng chỉ có thể tin rằng bọn cầu hôn đã bị giết chết, vì chứng thật đáng chết. Song người giết chúng phải ỉà một vị thần chứ không thể là Ưy-lít-xờ. Nếu là Uy-lit-xơ thì làm sao chàng đủ sức giết bọn chúng ? “Chàng chỉ có một mình, còn bọn họ lúc nào cũng có mặt ở nhà này cả ỉũ”. Nghe ơ ri-clê kể lại đã trông thấy ưy-lít-xơ đứng giữa những xác chết ngổn ngang “mình bê bết máu bụi, nhu một con sư tử….” và chính ‘người sai già lên tìm con đây” thì nàng vẫn chưa thể tin đó là sự thật. Uy-lít-xơ lên đường đi chinh chiến tính đến giờ đã hai mươi năm, hai mươi năm trời vắng bặl tin tức ! Mà xưa nay đi chinh chiến thì được mấy người trở về ? Bởi vậy tuy vẫn chờ vẫn đợi, vẫn chưa mất hết hi vọng, song Pê-nê-lốp đã phải thốt nên lời : “Còn về phần Uy-lít“Xơ thì ở nơi đất khách quê người chàng đã hết hi vọng trở lại đấí A-cai, chính chàng cũng đã chết rồi”.

Mãi đến khi ơ-ri-cỉê đưa ra bầng chứng hiển nhiên, không thế nào chối cãi được là vết sẹo ở chân Uy-lít-xơ đã giúp bà nhận ra chàng ngay từ hôm Pê-nê-lốp sai bà rửa chân cho “ông già ăn xin”… thì Pê-nê-lốp mới chịu xuống nhà. Xuống mà vẫn chưa tin : “Bây giờ ta hãy xuống nhà với Tê-lê-mác để xem xác chết của bọn cầu hỏn và người giết chúng”. Nàng vẫn còn hồ nghi chuyện Uy-lít-xơ đã về và giếí chết bọn cầu hôn. Nàn ĩ? xuống nhà với con trai chứ không phải xuống để gặp ưy-lít-xơ, xuống để “xem xác chết của bọn cầu hôn và người giết chúng” là ai đã. Người giết được cả lu chúng hẳn phải là một con người dũng cảm, mưu trí phi thường. Có lẽ đó là một vị thần giả dạng người trần thì mới đúng…

Diễn tả tâm trạng nửa tin nửa íìgờ, nửa mùng nửa sợ ấy của Pê-nê-lốp, Hô-me-rơ hạ bút vắn tắt: “lòng nàng rất đỗi phân vân…”.

4.Cành thứ hai: Vợ chồng gặp mật

Cảnh diễn ra dưới nhà. Xin hãy nhớ rằng để chuẩn bị cho cảnh vợ chồng gặp lại nhau sau bao nhiêu năm xa cách này, Hỏ-me-rơ trân trọng kể rằng Ưy-lít-xơ đã cho xoá sạch dấu vết của cuộc chém giết, lau chùi bàn ghế, tẩy uế gian phòng, nhóm lên một bếp ỉửa lớn. Ớ cảnh này, ngoài Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp còn có Tê-lê-rnác, con trai của họ.

Pê-tié-íôp

Hô-me-rơ kể : “Khi vào đến nhà và bước qua ngưỡng cửa bằng đá, nàng đến ngồi trước mặt Ưv-lít-xơ, dưới ánh lửa hồng, dựa vào bức tường đối diện… Nhưng nàng vặn ngồi lặng thinh trên ghế hồi lâu, lòng sửng sốt, khi thì đăm đăm âu yếm nhìn chồng, khi lại không nhận ra chồng dưới bộ áo quần rách mướp”.

Chỉ với bấy nhiêu nét, Hô-me-rơ chẳng những đã khắc hoạ được phong thái từ tôn, đoan írang, luôn luôn làm chủ được mình của Pê-nê-lốp, mà còn diễn tả tài tình tâm trạng của nàng khi đối mặt với Ưy-lít-xơ. Trước đó mấy phíít, khi bước xuống lầu, “lòng nằng rất đỗi phân vân” thì giờ đây “nàng vẫn ngồi lặng ĩhinh trên ghế hồi lâu, lòng sửng sốt…”. “Ngồi lặng thinh” hồi lâu hay ngồi chết lặng, sự khác nhau chẳng qua chỉ là do cách dịch. Điều đáng nói ỉà ngòi bút của Hô-me-rơ đã đặc tả được sự đột biến târn lí đang diễn ra trong lòng Pê-nê-lốp lúc này. Nàng đã nhận ra Uy-lít-xơ. Có điều là nàng chưa hoàn toàn tin vào mắt mình đó thôi ! Lời nàng giải thích với Tê-lê-mác nói rõ thêm tâm trạng đó : “Con ạ, lòng mẹ kinh ngạc quá chùng, mẹ không sao nói được một lời : mẹ không thể hỏi han, cũng không thể nhìn thẳng mặt người…”.

Vả chăng tính nàng vốn ìhận trọng, “đa nghi”. Nàng vẫn chưa thể tin rằng người ngồi trước mặt đích thị là Uy-lít-xơ. Biết đâu đó ỉà một vị thần cải dạn2 thành chàng và đã ra tay diệt lũ cầu hôn ? Bởi dù Ưy-lít-xơ tài giỏi đến mấy cũng không ỉàm nổi việc đó. Thử thách cuối cùng của nàng là bảo ơ-ri-cỉê “khiêng chiếc giường chắc chắn ra khỏi gian phòng vách tường kiên cố do chính tay Uy-lít-xơ xây nên”.

Nghe Uy-lít-xơ nói điều làm chàng “chột dạ” và lời chàng miêu tả chiếc giường “đúng mười mươi sự thật”, nàng “bủn rủn cả chân tay”. Bấy giờ nàng mới “chạy ngay ỉại, nước mắt chan hoà, ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán chồng”. Mọi sự kìm nén giờ đây bật tung ra hết, mọi điều hồ nghi cũng tan biến tức thì, nàng để mặc cho nỗi mừng mừng tủi tủi trào tuôn theo nước mắt.

Nghe tiếp những lời nàng tiách móc số phận, những lời phân trần về thái độ “gặp chàng ma thiếp không âu yếm chàng ngay” thiết tưởng không ai là không xúc động.

Pê-nê-lốp là người phụ nữ Hi Lạp cổ đại đã nêu cao tấm gương thuỷ chung son sắt với chồng. Để giữ mình trọn vẹn cùng chồng và nuôi con khôn lớn, nàng phải rất mực khôn ngoan, thận trọng, cảnh giác trước mọi sự cám dỏ, mua chuộc, ỉường gạt “vì đời chẳng thiếu gì người xảo quyệt, chỉ ỉàm điều tai ác”.

Dưới ngòi bút thần kì của Hô-me-rơ, nàng đã trở thành hình tượng người phụ nữ đầu tiên đẹp nhất trong văn học thế giới nói chung.

Uy-lít-xơ

Cùng với nhân vật Pê-nê-lốp, nhân vật Uy-lít-xơ trọng đoạn trích này đã đtrợc Hô-me-rơ khắc hoạ cực kì sống động. Không thể hình dung ra Pé-nê-lốp nếu thiếu Uy-lít-xơ và ngược lại. Hai nhân vật rất mực khôn ngoan, thận trọng này, sau hai mươi năm trời cách biệt, giờ đây đang “thi gan” với nhau, đâu phải chỉ để nhận ra nhau ? Hô-me-rơ muốn thông qua cuộc thử thách cuối cùng này họ càng thấu hiểu nhau hơn nữa, càng thắm thiết với nhau hơn nữa, để bù lại hai mươi năm trời cách trở đo số phận đẩy đưa.

Nhân vật Uy-lít-xơ ở đây được Hô-me-rơ khắc hoạ rất tài tình, rất nhất quán. Đó là một con người nổi tiếng là dũng cảm và mưu trí.

Các phẩm chất đẹp đẽ ấy giờ đây lại có dịp để phát huy.

Giờ đây hoàn cảnh có khác so với trước. Sau mười năm  chinh chiến ở   Tơ-roa,

lại thêm mười năm phiêu bạt, chàng đã về được quê hương, về đến nhà   mình.

Nhưng chính tại nơi quen thuộc này chàng lại phải đương đầu với những thử thách mới : chàng phải chiến đấu để diệt bọn cầu hòn và đã chiến thắng. Trớ trêu hon cả là thử thách cuối cùng : chàng phải thuyết phục cho được Pê-nê-ỉốp, vợ chàng, tin rằng đích thị ỉà chàng đã trở về.

Hành động, thái độ, cử chỉ? lời ăn tiếng nói của Uy-lít-xơ ở đây khiến ta càng thêm yêu mến, quý trọng con người này.

Ở cảnh này, tuy Uy-lít-xơ không có mặt nhưng qua lời kể của vú già ơ-ri-clé (“Già trông thấy ưy-ỉít-xơ đứng giữa những xác chết… Nếu con thấy được người lúc ấy, mình bê bết máu bụi, như một con sư tử, thì chắc hẳn con lấy làm hả dạ”), Uy-lít-xơ hiện lên nhu một dũng tướng, oai phong lẫm liệt.

Đến cảnh 2 thì hình ảnh Ưy-lít-xơ trở lại con người bình thường, gần gũi biết bao ! Hô-me-rơ tả : “Nàng (Pê-nê-ỉốp) đến ngồi trước mặt Uy-lít-xơ, dưới ánh lửa hồng, dựa vào bức tường đối diện, cồn ưy-ỉít-xơ thì ngồi tựa vào một cái cột cao, mắt nhìn xuống đất, đợi xem bây giờ tận mắt trông thấy mình rồi, người vợ cao quỷ của mình sẽ nói gì với mình”.

Nhưng Pê-nê-lốp lại “ngồi lặng thinh trên ghế hồi lâu, lòng sửng sốt…”. Thái độ của Pê-nê-lốp khiến Tê-lê-mác – con trai của họ – bất binh, buông lời trách mẹ gay gắt. Bấy giờ Pê-nê-lốp mới lên tiếng. Nghe vợ phân trần, “Uy-ỉít-xơ cao quỷ vù tìììẫn nại nỉủìì cười”.

Bắt được “cái mỉm cười” của Ưy-lít-xơ đủ cho thấy đôi mắt của Hô-me-rơ khi còn sáng quả là tinh đời, sắc sảo và hóm hỉnh. Cái mỉm cười của Uy-lít-xơ là cái mỉm cười đắc ý, tán thưởng thái độ của vợ. Chàng hiểu ngay rằng chừng nào còn chưa tin chắc, chừng đó Pê-nê-lốp vẫn giữ thái độ thận trọng. Và để tin chắc, nàng sẽ thử thách mình. Vì khôn ngoan có thừa và nhẫn nại có thừa, chàng sẵn sàng chấp nhận thử thách. Tin vào vợ và tin ỏ’ chính minh, chàng vững tin vào kết cuộc. Chàng đắc ý nghĩ rằng, sau thử thách vợ chàng hẳn là sẽ yêu quý chàng hơn.

Tuy đang đắc ý song chàng vẫn không quên nhắc nhở Tê-lê-mác phải tính đến hiểm hoạ do việc cha con chàng đã giết sạch bọn cầu hôn, toàn là “những chàng trai của các gia đình quyền quý nhất” ở I-tác. Con người dạn dày kinh nghiệm sống và chiến đấu này quả là luôn luôn tỉnh táo, sáng suốt, mưu trí.

Để đối phó với sự trả thù của thân nhân bọn cầu hôn, ưy-ỉít-xơ bảo mọi người đi tắm rửa, mặc quần áo đẹp ca mứa, cho người ngoài ỉầm tưởng trong nhà làm ỉễ cưới… Trong suốt cả thời gian này,, Hồ-me-rơ để cho Pê-nê-ỉốp ngồi yên trên ghế, lặng ỉẽ quan sát chàng. Ưy-lít-xơ hình như quên sự có mặt của nàng. Nhưng chàng đâu có quên ? “Khi Uy-lít-xơ lữ phòng tắm bước ra, trông người đẹp như một vị thần. Người lụi trở về chỗ cũ, ngồi đối diện vói Pê-nê-lốp, trên chiếc gỉ ì ể bành han nãy…”.

Cách Hò-me-rơ mô tả ngoại hình, phong thái của Ưy-lít-xơ lúc này làrn toát lên sự tự tin của chàng trước Pê-nê-Iốp. Chàng tin rằng giờ đây hẳn là nàng sẽ nhận ra minh đích thị là Ưy-lít-xơ.

Song Pê-nê-lốp vẫn giữ nguyên thái độ. Thấy vậy, chàng mới buông lời trách móc, hờn dỗi (“Nàng thật là người kì lạ…”. Rồi chàng quay sang bảo vú già ơ-ri-clê : Thôi, già ơi ! Già hãy kê cho tôi một chiếc giường để tôi ngủ một minh, như bấy ỉâu nay, vì trái tim trong ngực nàng kia là sắt”).

Rất nhanh trí, Pê-nê-lốp bèn tóm ngay chuyện đem chiếc giường ra khỏi gian phòng kièn cố, chỉ có vợ chồng nàng và cô hầu gái của nàng biết rõ mọi chi tiết, để thử thách chàng.

Mọi việc diễn ra như thế nào, đoạn trích đã kể rõ.

Điều đáng nói là cách Hô-me-rơ miêu tả phản ứng của Ưy-lít-xơ lúc này. Nghe Pê-nê-lốp sai ơ-ri-clê khiêng chiếc giường ra khỏi gian phòng kiên cố do chính tay chàng xây nên, “Uy-lít-xơ bỗng giật mình”. Cái giật mình này không chỉ nói lên sự kinh ngạc quá sức mà còn nói lên sự thắc mắc, “sự chột dạ” của Uy-lít-xơ, một thoáng hoài nghi của chàng : “Ai đã xê dịch giường tôi đi chỗ khác vậy ?”. Đang ấm ức, chàng tuồn tuột tuôn ra hết bí mật cửa chiếc giường.

Thái độ của Pê-nê-iốp, những ỉời phân trần của nàng xen lẫn tiếng khóc nức nở đã xoá sạch mọi điều thắc mắc, “chột dạ” của Uy-lít-xơ. “Người ôm lấy người vợ xiết bao thân yêu, người bạn đời chung thuỷ của mình mà khóc dầm dề”. Dòng nước mắt tuôn dầm dề của Ưy-lít-xơ cũng nói lên nhiều điều. Đó là nước mắt xót xa, tủi mừng, ân hận. Xót xa vì giờ đây chàng mới thấu hiểu bao nỗi khổ đau mà vợ chàng phải một mình gánh chịu suốt bấy nhiêu năm qua, khiến nàng phải thận trọng và cảnh giác, ngay cả khi gặp lại chồng. Tủi thân và tủi thay cho cả vợ vì số phận oan nghiệt đã làm cho vợ chồng chàng bao năm trời xa cách, Ân hận vì chàng đã trách móc vợ và có một thoáng nghi ngờ nàng đã cho dời chiếc giường đi chỗ khác…

Nghệ thuật phân tích, miêu tả diễn biến tâm lí hai nhân vật Pê-nê-lốp, Uy-lít-xơ của Hô-me-rơ thật quả là thần tình, tinh tế, sâu sắc. Đến đây, tính cách mỗi nhân vật đã được nhà thơ khắc hoạ hoàn chỉnh, trọn vẹn. Ngoài những nét riêng, nổi bật như trên kia đã nói, hai con người này có một nét chung, cơ bận : tình nghĩa vợ chồng thuỷ chung, son sắt, không gì ỉay chuyển được. Chính điều này đã giúp họ vượt qua mọi thử thách. Miêu tả cảnh tượng họ gặp lại nhau sau bao nhiêu năm xa cách, giọng thơ của Hô-me-rơ cất lên từ trái tim ông, nghe sao mà trìu mến, nồng nàn đến thế!

Cảm thấy bút pháp miêu tả trực tiếp là bất lực, ông xoay sang dùng bút pháp so sánh ví von. Ông mượn hình ảnh những người sống sót mừng rỡ đến thế nào khi thuyền bị đắm giữa biển khơi dậy sóng, bơi được vào bờ, chân đụng đến đất, để nói lên nỗi vui mừng không sao tả nổi của họ lúc này.

Ngợi ca hạnh phúc mà họ hoàn toàn xứng đáng được hưởng, ông tạc bằng thơ bức tượng đài vể họ : Uy-lít-xơ “ôm lấy người vợ xiết bao thân yêu, người bạn đời chung thuỷ của mình, mà khóc dầm dề” trong khi Pê-nê-lốp thì “nhìn chồng không chán mắt và hai cánh tay trắng muốt của nàng cứ ôm lấy cổ chồng không nỡ buông rời”.

Bức tượng đài ấy Hô-me-rơ tạc nên để muôn đời cùng chiêm ngưỡng.

Đàn Krôngpút : loại đàn gồm nhiều ống bương (dài, ngắn, to, nhỏ khác nhau) ghép lại, nhưng không gõ như Trưng mà vỗ hai tay vào sát miệng ống tạo ra âm thanh ; Prố: ỉoại đàn hai dây, được gảy trực tiếp bằng các ngón tay ; Đinh năm, Đinh kré : những loại sáo có hai ống, kích cỡ khác nhau của đồng bào Ê-đê ; trống của người Tây Nguyên có hai loại : loại bịt hai đầu và loại bịt một đầu. thường vỗ bằng tay.

(*) Bài phân tích, bình giảng này dựa trên bản dịch của Phan Thị Miến. Bân dịch của Phan Thị Miến lại dựa vào bản dịch sử thi Ô-đì-xê của Hô-me-rơ sang văn xuôi Pháp của Médéric Dufour và Jeanne Raíson (NXB Cỉamier, Paris, 1954). Dịch thơ sang văn xuôi thì đành phải bỏ qua cáị hay, cái đẹp của vần điệu, sự cô đọng của ngôn ngữ thơ… để cố chuyển tải cho được cái tình, cái ý, nghệ thuật kể và tả của Hô me-rơ trong bản sử thi, ra đời cách đây ước rinh đã ngót ba nghìn năm.

Đề nghị lấy lại tên đoạn trích đẵ có sẩn írong bản dịch là “Pê-nê-lốp và Ưy-lít-xơ”. Đặt là “ưy-lít-xơ trở về” thì quá rộng. Đó là toàn bộ nội dung của sử thi Ô-đi-xê.

Tương truyền rằng, cuối đời Hô-me-rơ bị mù do phải sưu tầm nhiều truyện thần thoại, truyền thuyết và dốc sức vào sáng tác hai thiên anh hùng ca Ị-li-át (ỉ5.683 câu thơ), (12.110 câu thơ).

Tải về bản word >> tại đây

Xem thêm

Phân tích-Bình giảng tác phẩm Ra-ma buộc tội (Trích sử thi Ra-ma-ya-na – VAN-MI-KI) – Ngữ văn 10 >> tại đây

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận