Phân tích-Bình giảng tác phẩm Tam đại con gà – Ngữ Văn 10

Đang tải...

TAM ĐẠI CON GÀ

Tam đại con gà thuộc bộ phận truyện cười phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội, cụ thể ở đây là thói dốt hay nói chữ.

Cái dốt đáng xấu hổ nhưng nếu con người tự nhận thức ra điều đó thì không đáng cười. Dân gian có câu “Biết thưa thớt, không biết dựa cột mà nghe” nhằm khuyên người đời : biết thì nói, không biết thì im lặng mà nghe, có thế mới học hỏi được người khác. Vậy nên, một khi cái dốt đã được tự nhận thức thì nó sẽ không trở thành đối tượng của truyện cười dân gian. Trái lại trong truyện này anh học trò đã dốt nhưng “đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt”. Như vậy trong truyện, cái dốt không bị đưa ra phê phán như một chất lượng mà nó bị chế nhạo khi đi cùng thói sĩ diện hão và thói bạo ngôn “dốt hay nói chữ” của anh học trò. Nói cách khác, truyện Tam đại con gà đã khai thác tiếng cười thông qua cái dốt trong quan hệ với nhân cách.

Để phê phán một nhân cách thông qua tiếng cười, tác giả dân gian đã tạo cho người nghe tiếng cười liên tục bằng cách tạo nên một cấu trúc tầng bậc gồm nhiều chi tiết mâu thuẫn, đáng cười.

Thứ nhất : học trò mà lại dốt. Người không được học mà dốt là chuyện thường, người được học hành mà dốt là điều đáng chê trách, đáng cười.

Thứ hai : anh học trò dốt lại ra bộ “văn hay chữ tốt”. Hành vi này thật sự đáng phê phán nên đã trở thành tiêu điểm của tiếng cười trong truyện.

Thứ ba : dốt sinh ra mê tín (khấn đài âm dương, Thổ công cho cả ba). Có thể xem đây là chi tiết ngoại cốt truyện. Nhờ có chi tiết này mà cốt truyện được kéo dài, nội dung phê phán được tăng cường. Đối tượng phê phán chính của truyện là cái “dốt hay nói chữ” của anh học trò, đưa thêm cái dốt của Thổ công, vị thần được xem là am tường mọi việc trong lãnh địa quản lí, vừa tăng sức khái quát của truyện về nhân cách một tầng lớp xã hội, vừa góp phần làm anh học trò tin tưởng hơn vào cách giải nghĩa của minh nên anh ta bắt bọn trẻ đọc cho to. Đây lại là lí do để nhân vật thứ ba (chủ nhà) xuất hiện và anh học trò bộc lộ tột đỉnh thói xấu của mình : dốt hay nói chữ và nói liều.

Tải về bản word >> tại đây

Xem thêm 

Phân tích-Bình giảng tác phẩm Lời tiễn dặn – Ngữ Văn 10 >> tại đây

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận