Phân tích-Bình giảng tác phẩm Ra-ma buộc tội (Trích sử thi Ra-ma-ya-na – VAN-MI-KI) – Ngữ văn 10

Đang tải...

RA-MA BUỘC TỘI

(Trích sử thi Ra-ma-ya-na – VAN-MI-KI)

1.Ra-ma buộc tội là chương đặc sắc trong sử thi Ra-ma-ya-na. Chương này có liên quan chặt chẽ với ba chương trước (76,77,78) và hai chương sau đó (80,81) trong khúc ca thứ sáu của sử thi. Nếu xét về sự hoàn chỉnh của cốt truyện thì tác giả có thể kết thúc ở chương 78 (Gawpoj gỡ), vì mục đích tiêu diệt kẻ thù, giải phóng đảo Lan-ca cứu nàng Xi-ta của Ra-ma đã đạt được. Nhưng nếu như vậy thì Ra-ma-ya-na chỉ là bản anh hùng ca bình thường, không có gì nổi bật. Cái hay của nó là tác giả đã tạo ra bước ngoặt lớn trong quá trình diễn biến của cốt truyện ở chương Ra-ma buộc tội này. Sự thay đổi tính cách của Ra-ma đã đem đến một bất ngờ cho độc giả. Ở chương 75, Ra-ma đang bình thản “cất cây cung, chiếc áo giáp do In-đra ban và cùng những thứ đó trút bỏ cơn thịnh nộ, vẻ mặt chàng trở nên hoà nhã”(,). Nhưng khi sắp gặp gỡ Xi-ta bỗn£ nhiên lòng chàng nổi lên cơn ghen tuông, ngờ vực cực độ như dòng sông đang phẳng lặng bỗng cuộn lên cơn phong ba bão táp.

2. Ở chương 78 (Gặp gỡ), tác giả đã dự báo cuộc hội ngộ của hai người. Xi-ta nôn nóng mong chóng gặp lại chổng, còn Ra-ma thì miễn cưỡng, muốn trì hoãn, tâm trạng chàng bối rối. Khi nghe Ha-nu-màn tâu lại Xi-ta muốn mau chóng gặp chàng, nét mặt Ra-ma “trở nên suy nghĩ rất lung. Chàng thốt ra một tiếng thở dài nặng nề nóng bỏng”, cho đến khi được biết Xi-ta sắp tới thì chàng vẫn “chìm đắm trong suy nghĩ”. Trong lòng chàng vừa trằn ngập niềm vui sướng nhưng cũng chan chứa nỗi buồn đau. Chỉ trong giây lát, giọng chàng bỗng gay gắt, giận dữ khi nghe tiếng huyên náo, ầm ĩ của binh lính chuẩn bị cho Xi-ta gặp chàng. Chàng ra lệnh bắt Xi-ta xuống kiệu đi bộ để cho mọi người được trông thấy. Thái độ đó khiến cho những người xung quanh cảm thấy “có chuyện gì nghiêm trọng”.

Trái lại, Xi-ta đón chờ sự gặp gỡ bằng những giọt nước mắt mừng vui cảm động. Nàng nôn nóng nói với Ha-nu-man : “Ta muốn gặp chồng ta ngay”. Nàng còn muốn bỏ qua cả những tục lệ tắm rửa, trang điểm chải chuốt của người phụ nữ đế nhanh chóng gặp Ra-ma.

Thời gian gặp gỡ đang hối hả thôi thúc nàng. Tâm trạng mong đợi của Xi-ta giờ đây là tâm trạng “Nhất nhật bất kiến như tam thu hề” (Một ngày không gặp [dài] như ba mùa thu vậy). Rõ ràng tâm lí Ra-ma và Xi-tư đang ngược chiều nhau. Tâm lí ngược chiều càng tăng đến độ xung đột gay gắt. Chương Ra-ma buộc tội đã thể hiện rõ điều đó.

3. Trong Ra-ma buộc tội, tác giả sử thi không miêu tả cụ thể, nhung qua thái độ, giọng điệu có thể thấy bầu không khí nghiêm trang nặng nề như một phiên toà. Ra-ma là người buộc tội, Xi-ta là kẻ bị cáo, công chúng là già trẻ, trai gái và quan quân trong cộng đồng.

Anh hùng Ra-ma xuất hiện trong tư thế bậc quân vương, lời mở đầu của chàng vừa oai nghiêm vừa trịnh trọng. Chàng xưng hô với Xi-ta không phải “chàng”, “thiếp” thân thiết trong quan hệ vợ chồng mà là “ta” và “phu nhân”. Trong tuyên cáo trước ba quân, Ra-ma đã nói rõ mục đích của chàng, chàng chiến đấu với kẻ thù là vì nghĩa vụ của một Kơ-xa-try-a[1] “Kẻ nào bị quân thù lăng nhục mà không đem tài nghệ của riêng mình ra để trả thù, kẻ đó là một gã tầm thường”.

Những lời nói đầu tiên này khiến ta cảm nhận giữa Ra-ma và Xi-ta có sự xa cách trong quan hệ, sự chia li trong tâm hồn : Xi-ta kinh ngạc “mở tròn đôi mắt đẫm lệ”. Nàng kinh ngạc vì lần đầu nghe thấy những lời nói giận dữ, thái độ lạnh nhạt của Ra-ma, chàng thốt ra những lời : “Vậy ta nói cho nàng hay…”, “Phải biết chắc điều này… nay ta phải nghi ngờ tư cách của nàng…”.

Xi-ta lấy làm đau lòng và xấu hổ khi thấy mình đang bị bêu riếu trước đám đông vì Ra-ma đã làm trái điều luật quy định đối với người phụ nữ (phụ nữ An khi dã có chồng phải theo tục lệ Purdah, dùng mạng che mặt để khỏi có ai nhìn thấy mặt mình ngoài chồng con). Bị Ra-ma buộc tội trước đám đông, đó là điều sỉ nhục đối với nàng. Sự ngờ vực, lòng ghen tuông đã khiến tâm trạng Ra-ma bối rối. Sự giằng xé trong tâm trạng càng tăng lên khi bắt gặp sắc đẹp của Xi-ta, “lòng chàng đau như dao cắt”. Tác giả đã nhấn mạnh tính cách không chân thực của Ra-ma lúc này. Sự thực trong lòng Ra-ma, tình nghĩa vợ chồng đang ràng buộc chàng, nhưng vì sợ tai tiếng vể bổn phận và danh dự của mình trước cộng đồng mà chàng đã tạo ra không khí như vậy.

Ra-ma tiếp tục nói với Xi-ta bằng những lời lẽ giận dữ, gay gắt hơn, thậm chí chàng đã dùng những lời lẽ quá tàn nhẫn, thô bạo xúc phạm người phụ nữ như Xi-ta. Ra-ma đay đi đay lại ba lần về việc ngờ vực Xi-ta ở trong vòng tay của quỷ vương Ra-va-na. Chàng khó giấu nổi sự khó chịu của mình khi thấy Xi-ta đứng trước mặt và chàng đã xua đuổi Xi-ta “muốn đi đâu thì đi”, hai lần chàng nói “không cần đến nàng nữa” ; thậm chí Ra-ma hạ một lời khuyên quá thậm tệ, bất chấp đạo lí, coi thường Xi-ta hết mức. Ra-ma bảo nàng muốn đi theo ai cũng được, ngay cả em trai chàng là Lắc-ma-nà, Bha-ra-ta, Xa-tru-na, hoặc ngay cả Vi-phi-sa-na, em của quỷ vương Ra-va-na.

Thái độ bất bình thường đó của Ra-ma chứng tỏ lòng ghen tuông của chàng bị dồn nén đến cực độ. Lòng ghen tuông đó đã làm cho vị minh quân như Ra-ma thiếu bình tĩnh và sáng suốt.

Ra-ma đang trong tâm trạng mất hết niềm tin, mọi lời lẽ thanh minh của Xi-ta chàng vẫn không nghe thấu, nỗi đau càng day dứt. Bỗng Xi-ta oà lên khóc và đòi Lắc-ma-na lập giàn hoả thiêu. Khoảnh khắc này đã làm cho tâm trụng Ra-ma biến đổi. Ra-ma ngồi câm lặng “mắt dán xuống đất”. “Lúc đó trông chàng khủng khiếp như thần Chết vậy”.

Dòng suy tư của Ra-ma đang đi vào chiều sâu của tâm linh. Điều thực hư của sự ghen tuông, mối nghi ngờ về Xi-ta đang xao động, giằng xé trong lòng. Chàng im lặng, im lặng để tự vấn mình, tự tìm cho mình lời giải đáp. Có thực Xi-ta có tội với ta hay không ? Hay ta đang có tội với nàng ? Khoảnh khắc này thật nặng nề, lòng Ra-ma tê dại. Khi ngọn lửa giàn hoả thiêu bùng cháy, nó như một tiếng chuông thức tỉnh bản ngã Ra-ma. Chàng đã nhận ra được một Xi-ta thuỷ chung, kiên trinh, trong trắng, xinh đẹp như mặt trăng vậy.

Ra-ma tuy xuất thân là thần thánh, là thần Vi-snu giáng thế, là bậc quân vương, vị anh hùng nhưng chàng có đủ mọi cung bậc tình cảm của con người trần tục. Chàng yêu hết mình, ghen cực độ, có lúc cũng oai phong lẫm liệt, nhưng có lúc cũng quá mềm yếu, nhu nhược ; có lúc cũng cao thượng, vị tha, nhưng bậc quân vương, người anh hùng này cũng có lúc quá nhỏ nhen, ích kỉ.

Ngòi bút nghệ thuật của Van-mi-ki thật sắc sảo, tinh tế. Ông đã lột tả được một Ra-ma “rất người”, khiến cho nhân vật sử thi vượt qua được mọi ước lệ cứng nhắc và khuôn sáo.

Theo nhà nghiên cứu Phan Ngọc “Cái kì diệu nhất vẫn là tài phân tích tâm lí nhân vật. Có thể nói không quá đáng rằng chỉ đến lúc Sếch-xpia xuất hiện, Van-mi-ki mới có đối thủ”(1).

Một điều trớ trêu xảy ra trong số phận Xi-ta là nàng bị Ra-ma buộc tội không chung thuỷ. Niềm hi vọng sau khi được gặp lại chồng đã tan biến. Một lần nữa Xi-ta lại phải ra sức đấu tranh bảo vệ phẩm giá và tình yêu chân chính của mình, phải đương đầu với búa rìu dư luận, đối mặt với thái độ ghen tuông, giận dữ của Ra-ma. Cuộc đấu tranh đó còn khó hơn cuộc đấu tranh với quỷ vương Ra-va-na. Xi-ta mới nhìn được mặt chồng, chưa kịp mừng vui thì đã nghe chồng thốt ra những lời lẽ quá xa lạ, thậm chí phũ phàng. Nàng xấu hổ “muốn tự chôn vùi cả hình hài thân xác của mình”. Từ đó tâm trụng của Xi-ta cũng đổi thay.

Từ kinh ngạc “mở tròn đôi mắt đẫm lệ”, bởi lời lẽ không hoàn toàn thực tâm của Ra-ma cho đến lúc nàng nhận ra sự ghen tuông phi lí của Ra-ma thì tâm trạng càng bị giày vò. sắc mặt nàng biến đổi, thân thể nàng héo hon. Van-mi-ki đã nhìn

(1) Lời giới thiệu, Ra-ma-ya-na, tập I, NXB Văn học, H., 1998, tr. 10. 20

thấy sự suy sụp về tinh thần của Xi-ta một cách sâu sắc. Dưới ngòi bút thần kì của Van-mi-ki, nàng giờ đây như “cây leo bị vòi voi quật nát”. Xi-ta vốn là người phụ nữ có tinh thần bất khuất, trung trinh, dũng cảm cho nên nàng vẫn đứng vững được. Nàng trấn tĩnh lại sau những lời lẽ buộc tội của Ra-ma. Xi-ta vừa dịu dàng vừa nghẹn ngào minh oan cho mình. Nàng thẳng thắn chỉ trích những lời lẽ hồ đồ của Ra-ma. Nàng xem đó là lời lẽ của “người thấp hèn, chửi mắng một con mụ thấp hèn”. Nàng chỉ trích thái độ ngờ vực không căn cứ của Ra-ma. Nàng nêu ra mọi bằng chứng hùng hồn để chứng minh cho Ra-ma thấy rằng nàng vẫn sắt son thuỷ chung. Trong các bằng chứng nàng nêu ra, nàng nhấn mạnh đến trái tim tình yêu của mình. Đó là sức mạnh đã bảo vệ nàng khi nàng ở trong vòng tay của quỷ vương Ra-va-na. Cuối cùng để Ra-ma tin ở mình, Xi-ta đã bình thản bước vào giàn hoả thiêu với lời cầu nguyện : “Nếu con trước sau một lòng một dạ với Ra-ma thì cúi xin thần hãy tìm cách bảo vệ con. Ra-ma đã coi một người phụ nữ trinh tiết như một kẻ gian dối; nhưng nếu con trong trắng, xin thần A-nhi phù hộ cho con”.

Thần Lửa A-nhi là vị thần quan trọng trong thần thoại Ấn Độ, đó là vị thần thâm – nhập – khắp – mọi – nơi, có ảnh hưởng lớn trong đời sống xã hội Ân Độ. Trong hôn lễ, cô dâu, chú rể thường lượn quanh ngọn lửa bảy vòng và đọc bảy lời thề chung thuỷ. Theo tục lệ tôn giáo Bà La Môn, để tỏ lòng chung thuỷ thì người phụ nữ phải thiêu sống theo chồng khi chồng chết.

Hành động khoan thai bước vào ngọn lửa của Xi-ta là đỉnh cao chói lọi trong tính cách của nàng. Hành động đó đã tô đậm tính chất bi hùng của thiên sử thi vĩ đại này.

Tấm lòng của Xi-ta là tấm lòng vàng đã được thử lửa. Vì nàng trung trinh, sắt son nên thần Lửa A-nhi – thần tượng trưng cho sự quang minh chính đại đã không thiêu đốt nàng. Thân hình nàng rực rỡ như đoá hoa sen xoè cánh, nhị vàng toả hương thơm.

Khi miêu tả tâm lí Xi-ta, Van-mi-ki thật tinh tế. Ông đã theo sát diễn biến tâm trạng của nàng như theo một làn sóng biển trong xanh, khi lăn tăn, khi bồng bềnh, khi lắng đọng, khi trào dâng. Tác giả đã khắc hoạ một Xi-ta trong sáng, chân thực toàn vẹn – hình tượng người phụ nữ Ân Độ cổ đại toàn thiện, toàn mĩ đáng được ngưỡiig mộ.

4. Số phận người anh hùng trong sử thi cổ đại luôn luôn gắn chặt với cộng đồng. Bổn phận và danh dự của người anh hùng có quan hệ đến cộng đồng, được cộng đồng phán xét. Đó ỉà tư tưởng dân chủ sơ khai trong xã hội cổ đại. Cuộc gặp gỡ của Xi-ta và Ra-ma đã được cộng đổng chứng kiến. Tác giả sử thi không miêu tả hành động nào của cộng đồng tham gia vào cuộc gặp gỡ đó, nhưng qua ánh mắt của đám đông, tiếng khóc của phụ nữ và loài quỷ Rắc-sa-xa, loài khỉ Va-na-ra cũng đủ cho chúng ta thấy rõ thái độ của cộng đồng. EỊối với Ra-ma, họ chăm chú theo dõi vừa tôn kính, vừa thầm trách chàng ; đối với Xỉ-ta, họ đau lòng, thương cảm, khâm phục khi thấy nàng nhảy vào lửa.

5. Tác giả đã miêu tả xung đột tâm lí của Ra-ma và Xi-ta trong cuộc gặp lại đầy thử thách và éo le. Tâm trạng hai người cứ biến đổi theo nhịp điệu đối thoại. Điểm đỉnh của xung đột là cảnh Xi-ta nhảy vào lửa, mâu thuẫn được cởi nút. Tính cách của Ra-ma và Xi-ta ờ đây cũng được khẳng định nhất quán.

Có thể lấy nhận định của Ro-mét Đớt (Romesh Dalt) – nhà Ấn Độ học – để khẳng định nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật trong chương Ra-ma buộc tội : “Ngay cả đến Sếch-xpia cũng không thể diễn tả được sự thôi thúc của những tâm tình cuồng nhiệt trong lòng người một cách sống động, chân thực và mạnh mẽ ghê gớm như đã thấy trong Ra-ma-ya-na”.

[1] Đẳng Cấp Kơ-xa-try-a : một trong bốn đẳng cấp chính của xã hội Ấn Độ cổ đại. Đẳng cấp này bao gồm các tầng lớp vương công, quý tộc, võ sĩ.

Tải về bản word >> tại đây

Xem thêm 

Phân tích-Bình giảng tác phẩm truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy – Ngữ Văn 10 >> tại đây

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận