Phân tích- Bình giảng tác phẩm Nhưng nó phải bằng hai mày – Ngữ Văn 10

Đang tải...

NHƯNG NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀY

Nhưng nổ phải bằng hai mày thuộc nhóm truyện cười trào phúng. Trong truyện, đối tượng bị đả kích là thói ăn hối lộ trơ tráo, phổ biến trong hàng ngũ quan lại xã hội xưa.

Thói ăn hối lộ là một tội lỗi thường chỉ có ở hàng ngũ quan chức, ở những người “cầm cân, nảy mực” và từ đây chân lí, lẽ phải bị định giá bởi đồng tiền. Nghịch lí này thường được phê phán, đả kích thông qua nhiều loại hình nghệ thuật, mà một trong số đó là truyện cười dân gian, bởi truyện cười dân gian là lời đả kích thâm thuý, sâu cay nhất và khả năng truyền đạt cũng nhanh nhất, sâu rộng nhất. Đặc biệt do được truyền bằng miêng nên tránh được búa rìu của nhà cầm quyền. Có thể nói, truyện Nhưng nó phải bằng hai mày thể hiện tập trung cao độ khả năng hài hước, đả kích của tác giả dân gian trong cách lựa chọn tình tiết, hình ảnh, ngôn ngữ người kể, ngôn ngữ nhân vật cũng như tổ chức cốt truyện,…

Trong truyện Nhưng nó phải bằng hai mày hành vi ăn hối lộ được thể hiện qua hành động và ngôn ngữ trắng trợn, trơ trẽn của viên lí trưởng. Khi thấy Cải xoè năm ngón tay ngầm nhắc đã lót thầy lí năm đồng, thầy lí cũng “xoè năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt” ngầm bảo Cải : thằng Ngô còn lót tới mười đồng cơ. Không những thế hắn còn thẳng thừng nói với Cải : “Tao biết mày phải… nhưng nó lại phải… bằng hai mày !”. Cứ theo lời phán xét của thầy lí thì cả hai “bị cáo” đều “phải”, chỉ có Ngô “phải bằng hai” Cải mà thôi ! Cụm từ “phải bằng hai” tự nó đã đủ khả năng gây cười vì đã là lẽ phải, đã ỉà “chân lí chi có một”, không thể cả hai đều phải, lại càng không có chuyện người này “phải bằng hai” ngưòi kia. Khi đặt câu nói của lí trưởng trong hoàn cảnh hắn đã nhận hối lộ của Ngô gấp hai lần Cải lót tay cho hắn thì tiếng cười không dừng lại ở mức độ hài hước mà đã trở thành lời đả kích mạnh mẽ về một nhân cách : thói ăn hối ỉộ trắng trợn, có thể bẻ cong cả chân lí. Lí trưởng không chỉ ăn hối lộ của một bên, mà ăn của cả hai bên. Điều đó khiến lí trưởng phải lí giải hình phạt là : “Tao biết mày phải… nhưng nó lại phải… hằng hai mày”. Tiếng cười bật ra mạnh mẽ hơn khi lời nói của thầy lí được kết hợp với hành động của hắn : “xoè năm ngón tay trải úp lên năm ngón tay mặt”. Hành động này cũng là một “phát ngôn”, nhưng là ỉoại “thông điệp” ngầm.

Về cấu trúc, truvện Nhưng nó phải bâng hai mày đã được tổ chức một cách thông minh để tiếng cười càng trở nên thâm thuý, sâu sắc. Mở đầu là lời người kể khen “viên lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi”. Tiếp theo, tác giả dân gian để cho cái “giỏi” của y được thể hiện bằng một vụ xử kiện cụ thể giữa Cải và Ngô và kết cục người nghe nhận ra được cái “giỏi” của lí trưởng ở đây là giỏi ăn tiền, ăn của đút cả hai bên mà bên nào cũng phải chịu. Cứ theo cách xử này thì khi vào vụ kiện, mỗi bên dù đúng hay sai đều phải tăng cường của đút lót.

Những tên riêng trong truyện (Cải, Ngô) là tên những cây cối thường gặp trong đời thường nhằm chỉ những người lao động nghèo khổ, thật thà không hiểu biết về pháp luật. Họ không thể nhận thức được lẽ đúng, sai của mình mà chỉ biết “chạy” quan. Thực tế trong truyện cho thấy rằng bất kể đúng hay sai, chỉ có chạy quan thật nhiều tiền mới qua được khỏi vòng lao lí. Cũng phải nói thêm rằng đút lót, hối lộ cũng là hành vi xấu, là tội lỗi đáng bị lên án, nhưng xét trong hoàn cảnh cụ thể ta thấy Cải và Ngô cũng là những nhân vật đáng thương, họ vừa là sản phẩm vừa là nạn nhân của xã hội. Rõ ràng việc họ phải đút lót cho quan trên là do thực trạng xã hội bắt buộc, khi mà lẽ phải được định giá bằng đồng tiền. Thực trạng xã hội đó là cơ sở để cha ông ta xưa khái quát thành câu tục ngữ “Vô phúc đáo tụng đình” (Vô phúc phải đến kiện cửa quan).

Tải về bản word >> tại đây

Xem thêm 

Phân tích-Bình giảng tác phẩm Tam đại con gà – Ngữ Văn 10 >> tại đây

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận