Phân tích-Bình giảng tác phẩm Chiến thắng MTao MXây (Trích sử thi Đăm Săn) – Ngữ Văn 10

Đang tải...

CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY

(Trích sử thi Đăm Săn)

I. Nội dung đoạn trích

-Các dân tộc Tây Nguyên có một kho tàng sử thi anh hùng đồ sộ. Hiện nay người ta đã sưu tầm được khoảng hai trăm bộ sử thi, trong đó Đủm Săn được ghi chép sớm nhất (hồi Pháp thuộc) từ đồng bào Ê-đê. Sử thi Đăm Săn kể về một tù trưởng hùng mạnh đã lãnh đạo cộng đồng đánh bại nhiều kẻ thù, mở mang bờ cõi, xây dựng buôn làng giàu mạnh. Theo sử thi này, buôn làng của Đăm Săn đã sáu lần chiến đấu và chiến thắng tù trưởng các buôn láng giềng. Các cuộc chiến thường bắt đầu từ việc giành lại vợ của Đăm Săn bị tù trưởng láng giềng chiếm đoạt. Như vậy, nhìn vể hình thức các cuộc chiến xuất phát từ quan hệ cá nhàn, nhưng trong xã hội nguyên thuỷ, tù trưởng là linh hồn của cả cộng đồng, chiến thắng của tù í rường mang ý nghĩa cộng đồng, mặt khác nhu cầu sáp nhập các cộng đồng sống rải rác thành một bộ lạc hùng mạnh đủ sức chiến thắng mọi kẻ thù (bốn chân và hai chân) ià hết sức cần thiết để tồn tại và phát triển. Trong xã hội xưa, sáp nhập bằng bạo lực là phương thức được thực hiện phổ biến nhất. Chiến thắng của tù trưởng này đối với tù trưởng khác đồng nghĩa với việc sáp nhập hai buôn làng lại với nhau khiến dân cư đông đúc thêm, tài sản nhiều thêm và sau mỗi lần chiến íhắng, tù trưởng lại lãnh đạo nhân dân xây dựng buôn làng giàu mạnh thêm. Đặc trưng rõ rệt nhấí để các nhà nghiên cứu đặt tên cho loại sử thi này là sử thi anh hùng bởi nội dung chủ yếu của nó xoay quanh những cuộc chiến mà tù trưởng dẫn đầu và vai trò nổi bật nhất trong đó cũng chính là tù trưởng.

Đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây kể về cuộc chiến giữa Đăm Săn với Mtao Mxây, một tù trưởng láng giềng, người đã cướp vợ của Đăm Săn.

-Cuộc chiến giữa Đăm Săn với Míao Mxây được kể cặn kẽ từ nguyên nhân đến miêu tả hình ảnh và nhân cách mỗi nhân vật. Nguyên nhân cuộc chiến được nói rõ từ đầu là do Mtao Mxây đã cướp vợ Đăm Săn, khiến chàng phải chiến đấu để giành lại vợ.

Mtao Mxây, tiếng Ế-đê có nghĩa ỉà tù trưởng sắt, được miêu tả “là kẻ đã quen đi đánh thiên hạ, bắt tù bỉnh, đã quen đì xéo nát đất đai thiên hạ”. Nhờ những cuộc chiến đó Mtao Mxây trở nên giàu có với ngôi nhà đẹp mà cầu thang rộng như một lá chiếu, người vào ra tấp nập. Khiên hắn dùng tròn như đầu cú, gươm hắn óng ánh như cái cầu vồng. Trông hắn như một vị thần mà Đăm Săn đâm giáo thần vào đùi, vào người vẫn không thủng. Cách miêu tả sức mạnh ghê gớm đó của kẻ thù cũng là cách để khẳng định thêm chiến thắng vĩ đại của người anh hùng Đăm Săn. Chiến thắng một kẻ mạnh hẳn phải là một người hùng mạnh hơn. Hơn thê nữa, cuộc chiến của Đăm Săn chống lại Mtao Mxây được nhân dân xem là cuộc chiến chính nghĩa. Chứng cớ là ống Trời đã đứng về phía chàng, bàv cho chàng dùng chày mòn ném vào vành tai Mtao Mxây, nhờ vậy chàng đã chiến thắng. Trong quan niệm dân gian, ông Trời là đại diện cho công lí, cho lẽ phải, do vậy ông Tròi giúp ai cũng có nghĩa là chân lí, là chính nghĩa thuộc về người đó.

Trong đoạn trích này, Đăm Săn được miêu tả công phu với những phẩm chất đẹp đẽ của một chiến binh anh hùng. Mặc dầu bị cướp vợ, mặc dầu bị Mtao Mxây khiêu khích rằng : “Tao còn bận ôm vợ hai chúng ta…”, Đăm Săn vẫn bình tĩnh gọi hắn xuống thách đấu và không hèn hạ đâm lén khi Mtao Mxây đang đi xuống cầu thang, chưa sẵn sàng giao tranh.

Trong đoạn trích, hình tượng Đăm Săn như một chiến binh dũng mãnh được miêu tả đẹp nhất là lúc chàng múa khiên : “Chủng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc. Chòi lẫm đổ lăn lóc. Cây côi chết rụi. Khi chàng múa dưới thấp, vang lên tiếng đĩa khiên đồng. Khi chàng múa trên cao, vang lên tiếng đĩa khiên kênh. Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung…”. Còn khi chàng vào trận : “Một lần xốc tới, chùng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chùng vượt một đồi ỉồ ô. Chùng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây…”. Trong khi đó Mtao Mxây “bước cao bước thấp, chạy hết bãi tủy sang bãi đông. Hắn vu/ỉg dao chém một cái, chỉ vừa trúng một cái chão cột trâu…”. Biện pháp so sánh này đã làm nổi bật thêm hình tượng Đăm Săn trước đối thủ của mình.

Đăm Săn được miêu tả là một tù trưởng “vai mang nải hoa, đánh đáu đập tan đó,… Vì vậy danh vang đến thần, tiếng lừng khắp núi, đông tủy đâu đâu cũng nghe tiếng Đâm Săn”.

-Lễ ăn mừng chiến thắng ở phần kết thúc đoạn trích có thể xem là khúc khải hoàn ca với đầy đủ những lễ nghi thể hiện phong tục tập quán của đồng bào Ê-đê Tây Nguyên. Nổi bật nhất là những tục lệ cúng thần thánh, tổ tiên với các lễ vật như rượu bảy ché, trâu bảy con,… Người ta quan niệm rằng mọi chiến thắng đều có sự phù trợ của tổ tiên và thần thánh. Điều này, một lần nữa khẳng định nếp sống văn hoá “uống nước nhớ nguồn” của đồng bào Ê-đê, cũng là của cộng đồng người Việt Nam.

II. Nghệ thuật

-Về mặt diễn xuất, không giống cách kể của các thể loại truyện thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, sử thi được kê cách điệu bởi thể văn của sử thi là sự kết hợp giữa văn vần và văn xuôi. Mặt khác thần thoại, truyền thuyết và truyện cổ tích thường được kể trong sinh hoạt đời thường, trái lại, sử thi thường được kể tại nhà rông, nơi thực hiện các sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng chung của cả buôn làng. Nói cách khác, sử thi đã bắt đầu có xu hướng sân khấu hoá mà người kể chính là nghệ nhân trên “sân khấu” đó. Điều này đã tạo nên một nét phong cách ngốn ngữ riêng trong nghệ thuật sử thi. Những câu “bà con Xem”, “thếlà bà con xem”,… vừa tạo nên sự giao hoà giữa người kể và người nghe nhưng cũng phản ánh bước đầu của sự tách biệt giữa hai tư cách này. (Trong chèo của người Kinh, dấu tích này vẫn còn, đó chính là tiếng đế. Khi nhân vật xuất hiện trên sân khấu liền hát : ”Tôi ra đây có pỉiải xưng danh không nhỉ ?”, lập tức tiếng đế vọng lên : “Không xưnq danh thì ai biết là ai ?”. Lời đáp này vốn là của khán giả nhưng trên sân khấu chèo ngày nay do diễn viên phụ từ sau rạp thực hiện).

-Một đặc điểm dễ nhận thấy trong ngôn ngữ sử thi là lối nói ví von, phóng đại. Khi miêu tả ngôi nhà của Mtao Mxây to lớn, người kể ví : “cầu thang rộng một lá chiếu” ; khi kể tôi tớ Mtao Mxây về với Đam Săn cũng dùng hình ảnh ví von : “Đoủìì người đông như bầy cù tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối”. Có thể nói chúng ta bắt gặp không ít lối nói ví von, phóng đại Irong văn chương và đều nhận thức được tác động không nhỏ của nó trong việc biểu đạt nội dung. Điều đáng lun ý ở đây là người Kinh cũng sử dụng ngôn ngữ ví von trong sáng tác văn chương của mình nhưng không đậm đặc và cũng không hoàn toàn giống như trong sử thi của đồng bào Tây Nguyên. Một trong những lí do tạo nên đặc điểm này chính là ngôn ngữ của dân tộc Ê-đê. Sử thi được sáng tác trong giai đoạn ngôn ngữ chưa phát triển cao nên khi nói về một sự vật, một hiện tượng nào đó người ta không thể sử dụng những số liệu cụ thể để biểu đạt mà buộc phải so sánh với những vật thể cụ thể nào đó trong cuộc sống thường ngày. Một người làm thơ Đường có thể miêu tả một ngọn thác hùng vĩ đến mức “Phi lưu trực há tam thiên xích – Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên” (Nước bay thẳng xuống ba ngàn thước – Tưởng dải Ngân Hà lạc từ chín tầng trời rơi xuống). Trong câu thơ đó, trước khi ví thác nước với dải Ngân Hà lạc khỏi trời, tác giả đã có thể chỉ ra độ cao ba ngàn thước của nó. Trái lại, để nói cảnh dân làng đông đúc về theo Đăm Săn sau khi chàng chiến thắng Mtao Mxây, người Ê-đê diễn đạt như sau : “Tôi tớ mang của cái về nhiều như ong đi chuyển nước, như vò vẽ đi chuyển hoa, như bầy trai gải đi giếng làng cõng nước”. Rõ ràng khi ngôn ngữ chưa phát triển, người xưa không thế biểu đạt bằng các số liệu mà phải mượn những sự vật quen thuộc thay thế. Như vậy, sự ví von có khi là một thủ pháp nghệ thuật có chủ tâm nhưng cũng có khi là hệ quả của đặc trưng ngôn ngữ, dẫu rằng cuối cùng hiệu ứng tác động của cả hai trường hợp tương tự nhau. Cũng phải nói thêm rằng cách nói ví von này vừa tạo nên một phong cách ngôn ngữ riêng của sử thi Tây Nguyên, vừa tăng thêm tính hấp dẫn của nó bởi vì lối nói ví von còn được phối hợp với lối diễn đạt nhiều tầng bậc (lối diễn đạt đồng vị ngữ) cho cùng một nội dung : “Đoàn người đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối…”. Đây lại chính là sự sáng tạo có chủ tâm của những chủ nhân áng sử thi bất hủ này.

Bản dịch ra tiếng Việt tuy không còn nguyên vẹn giá trị nghệ thuật ngôn từ của sử thi Đăm Sản, nhưng về cơ bản vẫn giữ được phong cách ngôn ngữ của sử thi này nên phần nào chúng ta vẫn cảm nhận được tàỉ nãng sáng ĩạo nghệ thuật của chủ nhân một nền văn hoá dân gian khổng lồ không chỉ với hàng trăm sử thi, hàng trăm truyện thơ inà còn hàng chục những nhạc cụ nổi tiếng như đàn Trưng, Krôngpút, PrốT sáo Đinh năm, Đinh kré, cùng những giàn chiêng khổng

-Đọc đoạn trích chúng ta dễ dàng nhận ra sự khác biệt trong các giọng điệu của sử thi. Trong đoạn trích, hầu như giong các nhản vật đềỉi được thể hiện bằng văn xuôi còn ẹiọng người kể có khi là văn vần, có khi là văn xuôi nhưng khồng đơn thuần chỉ là ngôn ngữ kể mà xen lẫn rất nhiều lời bình ỉuận với loại câu ngắn. Lời người kể nhiều khi nối kết hàng loạt đồng vị ngữ, có pha chút tiểu đối, biền ngẫu, Nhìn chung, giọng người kể không còn là ngôn ngữ kể thông thường như kể truyện thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích mà đã được cách điệu rõ rệt.

Tải về bản word >> tại đây

Xem thêm 

Phân tích-Bình giảng tác phẩm Uy-Lít-Xơ trở về (Trích Ô-đi-xê-HÔ-ME-RƠ) – Ngữ Văn 10 >> tại đây

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận