Phân tích- Bình giảng tác phẩm Ca dao yêu thương, tình nghĩa – Ngữ Văn 10

Đang tải...

CA DAO YÊU THƯƠNG, TÌNH NGHĨA

Ca dao nói chung, bộ phận ca dao tình yêu đôi lứa nói riêng, là tiếng nói tám tình tha thiết, chân thực, hồn nhiên của nhân dân lao động. Ca dao cũng đồng thời là thê giới nghệ thuật ngôn từ phong phú, đa dạng và hết sức độc đáo của tác giả dân gian. Trong ca dao có sự kết hợp linh hoạt, tài tình các thể thơ để đạt được hiệu quả nghệ thuật cao. Qua ca dao, nhân dân lao động đã thể hiện khả năng sử dụng khéo léo và đầy sáng tạo kho tàng tiếng Việt để tạo thành những mẫu mực ngôn từ mà các nhà thơ ngày nay phải học tập như lời khuyên của nhà thơ Xuân Diệu.

Sáu bài ca dao được lựa chọn ĩrong chùm Ca dao yêu thương, tình nghĩa nhằm thể hiện các nhóm chủ đề cũng như mộí số sắc thái nghệ thuật thường gặp trong bộ phận ca dao tình yêu đôi lứa.

Nhóm một gồm ba bài đầu, thể hiện ước muốn của các chàng trai cô gái được gần gũi thương yêu nhau. Trong xã hội xưa, khi mà hôn nhân được sắp đặt bởi ý muốn cha mẹ (cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy) thi những mong ước kia thật mong manh. Ca dao chính là phương tiện thổ lộ tâm tình của lứa đôi.

Đặc điểm nghệ thuật rõ nét trong chùm ca dao này là tình yêu và mong ước cháy bỏng được thể hiện qua những hình ảnh thân quen trong đời sống hằng ngày của con người như dòng sông, cau tươi, trầu vàng,… Những thứ này có mặt ở mọi miền quê đất nước khiến cho lời ca dao trở thành lời hát yêu thương của đôi lứa khắp mọi miền. Đây chính là cơ sở để ca dao dễ dàng được lưu truyền từ nơi này qua nơi khác, là sản phẩm chung của cả cộng đồng. Tuy nhiên khi một lời ca dao được ai đó cất lên, tức là khi chủ thể trữ tình được xác định thì nó trở thành lời hát tâm tình của cá nhân người đó. Tính chất diễn xướng đã tạo nên đặc điểm này của ca dao.

Hai bài ca dao đầu là lời giao duyên của các chàng trai, cô gái. Đằng sau những lời tựa như chỉ là sự bắt chuyện trong buổi đầu gặp gỡ ấy, những người trong cuộc sẽ nhận ra tình ý của nhau.

Ở bài 1, chàng trai hỏi cô gái có “muốn sang” sông để anh “ngả cành hồng cho sang”, thưc ra là lời ướm hỏi. Hỏi nàng muốn sang nhưng thực tế lại là anh muốn sang. Cũng với cách thể hiện ý tình đó, ở bài 2, cô gái mong được gặp chàng trai với ước ao sông chỉ rộng một gang để có thể “bắc cầu dải yếm” đón chàng sang chơi. Điều quan trọng ở đây là cô gái sẵn sàng đón chàng sang chơi chứ quan trọng gì con sông rộng, hẹp. Bởi đã yêu nhau thì “…Ngũ lục sông cũng lội, thất bút đèo cũng qua” cơ mà.

Khi phân tích những bài ca dao này, có người đã khai thác tính phi lí, phi hiện thực của những chiếc cầu. Đúng là trong thực tế không thể có chiếc cầu bằng dải yếm, không thể bắc chiếc cầu sang sông bằng một cành hồng,… nhưng trong ca dao, nhất là ở bộ phận ca dao tình yêu đôi lứa, tác giả dân gian thường mượn cái “phi lí” để ngụ ý, ngụ tình. Điều này càng được thể hiện rõ trong bài 3 ở nhóm ca dao này.

Trong bài 3, cô gái mong ước chàng trai luôn ở bên mình cho nên cô ước chàng có thể hoá ra gương, ra cơi đựng trầu, thậm chí hoá ra tằm để được “Cùng chung một né, cùng nằm một nong”,… Những lời ước táo bạo đến phi lí đó đã thể hiện khát khao của cô gái được gần gũi người mình yêu.

Một điều dễ nhận thấy trong chùm ca dao này, đồng thời cũng thể hiện một đặc điểm chỉ có trong ca dao, là sự cho phép lặp lại một số cụm từ, (thường là nhũng từ mở đầu), mà cụ thể ở đây là cụm từ “ước gì”,… Đặc điểm này hình thành từ nhu cầu ứng tác, từ tính chất cộng đồng của ca dao và cũng là một trong những điểm khác biệt giữa ca dao với thơ của các tác giả văn học viết.

Hai bài ca dao 5 và 6 nhằm diễn tả tình cảm lứa đôi trong hoàn cảnh người đi, kẻ ở. Bển nước, con thuyền, giếng nước đầu làng, cây đa trước đình,… là những hình ảnh quen thuộc ở nhiều làng quê trên đất nưóc ta. Đó thường là nơi gặp gỡ, hẹn hò trò chuyện của các chàng trai, cô gái, cũng là nơi chứng kiến những phút giây giã bạn, trong đó thuyền và bến thường được mượn để nói về những cuộc chia li và ngày trở lại. Thê nhưng hai bài ca dao này thê hiện hai tình cảm với hai hoàn cảnh trái ngược nhau.

Bài 5 nói về tình nghĩa thuỷ chung đổi lứa, bất chấp mọi trở ngại có thế xảy ra. Trở ngại được nêu trong bài ca dao là những giả định được đặt lên trước, còn cái khẳng định là sự “chờ” đợi thuỷ chung được đặt sau cùng. Các giả định ở đày bao gồm thời gian và những tác động của cuộc sống. Có thể nói, thời gian là sự thử thách nghiệt ngã nhất tình cảm của con người nên có lẽ vì thế nó được đặt lên hàng đầu và được nhấn mạnh bằng hai từ cùng nghĩa “cũ” và “xưa”. Thời gian đã đưa muôn vật về quá khứ, nhưng tình người không thể đổi thay. Thời gian trong bài ca dao này còn được thế hiện gián tiếp bằng hai chữ “bộ hành”. “Bộ hành” ở đây có thể muốn nói về cuộc gặp gỡ tình cờ, ngắn ngủi. Nếu chỉ dừng lại ở sự gặp ẸỠ bình thường, nhất là chỉ trong một chuyến bộ hành thì chẳng có gì đáng nói, đáng để nhớ đời, nhưng cái thời khắc đó đã để lại trong họ cái “nghĩa”, cái tinh. Với người xưa, cái nghĩa mạnh đến mức có khi “Duyên trăm năm cũng bỏ, nghĩa một ngày lại theo”. Người xưa gọi những cuộc gặp gỡ như thế là “duyên trời định”. Tóm lại. cái “nghĩa” giữa hai người có thể đã khá lâu rồi, trong một lần gặp gỡ nào đó và còn có thể trải qua bao trở ngại (nắng mưa)… nhưng họ vẫn “chờ”, vẫn đợi. Chính các giả định ở đầu bài ca dao đã góp phần tăng cường sức mạnh của cái khẳng định cuối cùng.

Khác với sự đợi chờ chung thuỷ ở bài 5, bài 6 lại nói về sự lỗi hẹn. Trong cuộc sống không phải mối tình nào cũng suôn sẻ, bao nhiêu điều lỗi hẹn đã xảy ra. Nhưng không phải cuộc lỗi hẹn nào cũng giống nhau, cũng đáng trách.

Có những cuộc lỗi hẹn bởi sự vô tình của con người nhưng cũng có bao nhiêu cuộc lỗi hẹn đứt ruột bởi sự ngang trái của cuộc đời. Trong bài ca dao này chữ “đành…” chứa chất cả bầu tâm sự của người lỗi hẹn trước cảnh cây đa cũ, bến đò xưa gắn với những kỉ niệm của lời hẹn ước lứa đôi nay đã thuộc về “con đò” khác.

Tuy nói về hai hoàn cảnh khác nhau nhưng cả hai bài ca dao đều nói về những mối tình nồng thắm của đôi lứa yêu nhau và đều mượn cây đa, bến nước, con đò để gửi gắm tâm sự.

Bài 4

Bài ca dao “Khăn thương nhớ ai…” nói về tâm trạng nhớ nhung của một người con gái với người mình yêu. Ngoài bản in trong sách giáo khoa, bài ca dao này còn có dị bản, trong đó câu cuối là “Lớ Vỉ’ một nỗi chưa yên mọi bề”. Do đặc trưng của ca dao là có thể có nhiều dị bản, xét thấy bản in trong sách đã được hướng dẫn học tập kĩ lưỡng nên ở đây chúng tôi sẽ phân tích dị bản “chưa yên mọi bề” (những chữ in đậm là chữ khác với sách giáo khoa).

Điều đáng lưu ý trước tiên là ở mười dòng đầu của bài ca dao, nhân vật trữ tình chưa xuất hiện, tâm trạng nhớ nhung được thể hiện thông qua những hình tượng nhân hoá, hoán dụ : “khăn thương nhớ ai”, “đèn thương nhớ ai” rồi “mắt thương nhớ ai”,… Dĩ nhiên người nghe không khó khăn gì để nhận ra người đang “thươỉiạ nhớ…” ấy là ai qua những hình tượng trên. Nhưng thông qua các hình tượng đó, một loạt câu hỏi tu từ lấp lửng chẳng có lời đáp đã được sử dụng để tô đậm hơn trong người nghe nỗi nhớ của cô gái đang yêu. Phép lặp lại cấu trúc của các dòng thơ trong khổ thơ đầu cũng là biện pháp nhằm tăng cường sức truyền đạt nội dung, khiến ta cảm thấy nỗi nhớ nhung không dứt.

Bài ca dao tuy không dài nhưng đã sử dụng hài hoà hai thể thơ khác nhau : thể bốn chữ và thể lục bát. Thể bốn chữ, vốn là thể thơ cổ nhất, có dòng câu ngắn nhất và có số lượng ít ỏi nhất trong kho tàng ca dao. Trong bài ca dao này, thể bốn chữ đã được sử dụng kết hợp với thể lục bát hoàn chỉnh, một thể thơ ra đời khá muộn so với thể bốn chữ nhưng lại chiếm hơn 90% số lượng ca dao. Tuy nhiên điều đáng nói là trong bài ca dao này, thể thơ cổ nhất ấy lại chiếm tới mười dòng, còn thể lục bát chỉ chiếm hai dòng ở vị trí cuối bài. Đây là hiện tượng ngẫu nhiên hay là một biện pháp nghệ thuật có chủ tâm ? Để hiểu vấn đề này, cũng là để hiểu rõ tài năng sử dụng hiệu quả nghệ thuật các thể thơ của tác giả dân gian, chúng ta phải trở lại với mục tiêu của bài ca dao. Nhằm thể hiện sâu sắc nỗi thương nhớ của cô gái, tác giả dân gian đã đưa ra ba hình tượng : khăn, đèn và mắt. Người ta có thể hiểu giản đơn rằng khăn, đèn, mắt chính là cô gái, nhưng cũng có thể cảm nhận rõ hơn : nỗi nhớ người yêu của cô gái bao trùm lên mọi vật. Chính thể thơ đoản cú đã phát huy hiệu lực trong trường hợp này. Thực hiện chức năng kể lể, khiến người nghe cảm thấy nỗi nhớ của cô gái như vô cùng, mà cái “vô cùng” đó lại không thể thực hiện bằng cách tăng thêm các hình tượng thơ hoặc kéo dài thêm dung lượng thông báo bằng số lượng dòng thơ nhiều hơn (bởi làm như thế ắt sẽ phản tác dụng), tác giả dân gian đã thực hiện biện pháp kiệm lời nhưng lại giãn các dòng thơ. Với tổng số chữ không nhiều (40 chữ) nhưng được cắt thành bốn chữ để tăng số dòng thơ (10 dòng) và được diễn đạt theo lối điệp cú kết hợp với các hình tượng thương nhớ khác nhau (khăn, mắt, đèn) đã tạo nên trong người nghe cảm nhận về nỗi nhớ triền miên, không dứt. Trong mười dòng đầu, nhân vật trữ tình chưa trực tiếp xuất hiện, nhưng khi sự kể lể đã “đủ”, đến lượt cô gái trực tiếp giãi bày tâm sự của mình, bài ca dao đã chuyển sang thể lục bát : “Đêm qua em những lo phiền – Lo vì một nỗi chưa yên mọi bề”. Có thể thấy việc chuyển thể thơ ở vị trí chuyển đổi tư cách ẩn, hiện (gián tiếp và trực tiếp) của chủ thể trữ tình và những tâm sự khác nhau (nỗi thương nhớ vô vàn và nỗi lo mọi bề) của cô gái là rất hợp lí. Với lối cắt nhịp chẵn, thể lục bát rất đắc dụng trong việc bộc lộ những tình cảm sâu lắng của con người và trong trường hợp này, tác giả dân gian đã sử dụng thành công hiệu lực của một thể thơ do chính họ sáng tạo ra và hoàn thiện qua nhiều thế hệ[1].

Trong xã hội cũ, khi tình yêu đôi lứa chưa đủ để trai gái được phép định đoạt hôn nhân thì không thiếu những điều họ phải lo nghĩ : chẳng phải chỉ lo cha mẹ không ưng thuận mà có khi còn sợ cả “bác mẹ có bằng lòng chăng Nói “lo vì một nỗi” nhưng lại là nỗi lo “mọi bề” chưa yên.

Ta bắt gặp rất nhiều trong ca dao xưa những mối tình nồng đậm, đẹp đẽ, những nỗi nhớ “ra ngẩn vào ngơ”, những nỗi nhớ “bổi hổi bồi hồi” “Như đứng đống lửa, như ngồi đống than” nhưng khi các bậc phụ mẫu chỉ “Tham con lợn béo, tham tiền Cảnh Hưng” thì những cuộc hôn nhân ngang trái đã làm tan nát cả cuộc đời người con gái và vì thế, với họ, tình yêu gắn với nỗi lo. Khi tình cảm càng nồng thắm, nỗi lo càng lớn lao. Có thể nói đó chính là tâm trạng, là tình cảnh phổ biến của người con gái trong xã hội xưa.

[1] vể vấn đề này, xin xem : Nguyễn Xuân Đức, Đi tìm nguồn gốc thể lục bát Việt Nam, tạp chí Nghiên cứu văn học, số 6 – 2004, tr. 77 – 98.

Tải về bản word >> tại đây

Xem thêm 

Phân tích-Bình phẩm tác phẩm Ca dao than thân – Ngữ Văn 10 >> tại đây

Đang tải...

Related Posts

loading...

One Comment

  1. Nguyễn Xuân Sang says:

    cho hỏi tên của bài ca dao số 5 là gì vậy ạ

Bình luận