Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố hữu

Đang tải...

Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố hữu

TỪ ẤY

(TỐ HỮU)

1. Nhiều nhà phê bình văn học đã đặt cho Tố Hữu danh hiệu : “Nhà thơ của lí tưởng cộng sản”. Quả là thơ Tố Hữu hầu như bài nào cũng là lời ngợi ca lí tướng của giai cấp vô sản. Ông coi đấy là lẽ sống của nhân loại, của dân tộc, và tất nhiên, cũng là của cuộc đời mình. Cho nên, đối với Tố Hữu, gặp được lí tưởng cộng sản là hạnh phúc tuyệt vời, là niềm vui lớn nhất. Nhìn chung, thơ Tố Hữu, từ tập này đến tập khác (Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa, Một tiếng đờn, Ta với ta) đều là sự ngợi ca lí tưởng ấy và thể hiện niềm vui ấy. Tất nhiên, ở mỗi tập thơ, phản ánh mỗi giai đoạn cách mạng và mỗi bước đường trưởng thành khác nhau về tư tưởng của Tố Hữu, lí tưởng ấy, niềm vui ấy lại được thể hiện với những sắc thái riêng.

Từ ấy nằm trong tập thơ đầu của Tố Hữu, lại ở ngay phần đầu của tập thơ (phần Máu lửa). Vậy sự thể hiện lí tưởng ấy và niềm vui ấy có sắc thái gì riêng biệt ?

Từ ấy có nghĩa là từ cái giây phút ấy, cái giây phút đầu tiên chàng thanh niên học sinh Nguyễn Kim Thành bắt gặp lí tưởng cộng sản. Cái giây phút hết sức thiêng liêng, quyết định cả một cuộc đời, cả một số phận, cả một sự nghiệp, cả một hồn thơ.

Là một thanh niên đầy nhiệt huyết, hăm hở đi “kiếm lẽ yêu đời” mà chưa tìm ra (“Vẩn vơ theo mãi vòng quanh quẩn – Muốn thoát, than ôi, bước chẳng rời” – Nhớ đồng), bỗng một buổi kia gặp được lí tưởng cộng sản :

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim.

Nếu để ý quan sát thế giới nghệ thuật của các nhà thơ đã có phong cách định hình, sẽ thấy mỗi hồn thơ dường như lại thích hợp với một thứ ánh sáng riêng. Thơ cổ điển thường thỉên vị với ánh trăng. Hoài Thanh nói, thơ Hồ Chí Minh đầy trăng. Trước Cách mạng tháng Tám, tâm hồn Huy Cận rất nhạy cảm với cái ánh nắng úa tàn của những buổi hoàng hôn. Xuân Diệu thì vừa là nhà thơ của mùa xuân và bình minh, vừa là thi sĩ của những đêm trăng lạnh. Thơ Hàn Mặc Tử cũng tràn ngập ánh trăng, nhưng là một thứ ánh trăng vừa vô cùng tinh khiết vừa có một cái gì rờn rợn ma quái, v.v. Xem ra, hiếm có một hồn thơ nào thích hợp với cái ánh nắng chói gắt mùa hạ. Mà ngay Tố Hữu cũng vậy thôi. Tinh thần lạc quan cách mạng quả đã khiến ông có cảm tình đặc biệt với ánh nắng. Nhưng phải là cái ánh nắng trong trẻo, tươi mát những buổi sáng mùa xuân, hoặc cái ánh nắng dịu dàng của những buổi chiều thu, Nhà thơ của tình thương mến ngọt ngào, nhà thơ của Huế – “Đây xứ mơ màng đây xứ thơ” (Dửng dưng) – tất nhiên chỉ thích hợp với cái ánh nắng ấy :

—      Cành táo đầu hè rung rinh quá ngọt Nắng soi sương giọt long lanh.

{Bài ca mùa xuân 61)

—      Ngoài này nắng đỏ cành cam Chắc trong ấy nắng xanh lam ngọn dừa.

(Tiếng hát sang xuân)

Vậy thì cái ánh nắng chói chang mùa hạ trong bài Từ ấy phải được xem là trường hợp hiếm hoi đặc biệt. Bình luận về trường hợp này, Hoài Thanh đã liên tưởng tới tâm trạng của một cô gái nào đó trong ca dao xưa choáng ngợp trước một mối tình sét đánh :

–        Thấy anh như thấy mặt trời,

Chói chang khó ngó, trao lời khó trao

Chân lí lớn quá, lí tưởng rực rỡ quá, chói lọi quá, khiến chàng thanh niên chưa đầy mười tám tuổi cảm thấy choáng váng.

Thực ra không phải chỉ ở câu thơ này, mà toàn bộ khổ thơ đầu đều thể hiện tâm trạng của tác giả bằng nhũng từ ngữ có sức diễn tả cực mạnh : “bừng nắng hạ”, “chói qua tim”, “rất đậm hương”, “rộn tiếng chim”. Ánh sáng và niềm vui tràn ngập trong lòng, bật lên thành tiếng reo vui, cất lên thành tiếng hát sôi nổi, say mê, náo nức :

—      Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim.

Theo dõi toàn bộ sáng tác của Tố Hữu, ta bắt gặp không biết bao nhiêu lần ông dùng hình ảnh nắng xuân và vườn xuân để diễn tả niềm vui lớn của mình và ca ngợi lí tưởng cách mạng. Nhưng dùng đến cái nắng chói chang mùa hạ thì chỉ có một lần Từ ấy. Giải thích niềm vui đặc biệt này của Tố Hữu không gì hơn là mượn ngay lời tự bạch của chính nhà thơ trong bài Một nhành xuân, ông viết “Tặng Đảng thân yêu tròn 50 tuổi” :

Năm 20 của thế kỉ 20

Tôi sinh ra. Nhưng chưa được làm người

Nước đã mất. Cha đã lùm nô lệ.

Ôi  những ngày xưa… Mưa xứ Huế Mưa sao buồn vậy, quê hương ơi!

Ngẩng đầu lên, không thấy mặt trời

Đất lai tưởng những là nước mắt…

Có lẽ vậy thôi… Tôi đã trôi như con thuyền lay lắt

Trên dòng sông mù sương

Tôi đã khô như cây sậy bên đường

Đâu dám ước làm hoa thơm trái ngọt

Tôi đã chết, lặng im, như con chimkhông bao giờ được hót

Một tiếng ca lảnh lót cho đời

Nếu chậm mùa xuân ấy, em ơi!

2.Từ ấy là một bài thơ gọn ghẽ, xinh xắn, chỉ gồm có ba khổ. Quan trọng nhất là khổ đầu. Có thể coi đó là cái gốc. Hai khổ sau là cành, là ngọn, phát triển ra từ cái gốc lí tưởng ấy, cái gốc “mặt trời chân lí” ấy.

Đối với Tố Hữu, chân lí Mác – Lê-nin không chỉ được tiếp nhận bằng lí trí mà còn bằng tình cảm, bằng trái tim nữa : “Mặt trời chân lí chói qua tim”.

Điều này rất có ý nghĩa đối với người chiến sĩ Tố Hữu và nhà thơ Tố Hữu. Có tình cảm mãnh liệt mới có hành động chiến đấu hi sinh ; có tình cảm sôi nổi mới có thơ Từ ấy – lí tưởng trở thành “vườn hoa lá – Rất đậm hương và rộn tiếng chim”, nghĩa là thành hình ảnh, thành nhịp điệu, thành thơ ca.

Thực ra lí tưởng cộng sản đã bao hàm ngay trong nội dung củạ nó nguồn tình cảm lớn. Đó là chủ nghĩa nhân đạo của giai cấp vô sản hướng về quần chúng nghèo khổ, về nhân loại cần lao. Cho nên giác ngộ lí tưởng cộng sản, nhà thơ bỗng thấy mình lớn lên gấp trăm lần, gấp triệu lần. Cái tôi cá nhân bé nhỏ, yếu đuối “như cây sậy bên đường”, trở thành cải tôi giai cấp, cái tôi nhân loại, mang sức mạnh của cả một “khối đời” vĩ đại (“Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”).

Không phải ngẫu nhiên mà tác giả dùng hàng loạt số từ và đẩy vọt lên từ trầm đến vạn : “trăm nơi”, “vạn nhà”, “vạn kiếp”, “vạn đầu em nhỏ”,… Đâu phải nhà thơ chỉ muốn nói số trăm, số vạn. Trăm, vạn ở đây không có nghĩa là số trăm, số vạn cụ thể, mà là để nói rất nhiều, nhiều lắm, là tất cả “mọi người”, là biết “bao hồn khổ”, là cả nhân loại cần lao, là giai cấp vô sản toàn thế giới liên hiệp lại (Tuyên ngôn đảng cộng sàn).

Cũng không phải ngẫu nhiên mà tác giả dùng hàng loạt từ ngữ chỉ quan hộ ruột thịt : “là con”, “là em”, “là anh”. Vì giác ngộ tình cảm giai cấp, nhà thơ muốn buộc chặt cái tôi của mình với nhân loại cần lao bằng tình cảm thân thiết nhất, như tình cảm ruột thịt của những đứa con trong cùng một gia đình vậy.

Và giọng thơ thì, từ câu đầu đến câu cuối càng lúc càng sôi nổi, say sưa. Và nhịp thơ thì hăm hở, dồn dập, với những điệp từ càng lúc càng được dùng với tần số cao :

Tồi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.

Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm, cù bất cù bơ…

Từ ấy, đúng là tiếng lòng sôi nổi, hăm hở của một thanh niên trong buổi đầu bắt gặp lí tưởng cộng sản.

Đang tải...
 
 
https://hoc360.net/phan-tich-tac-pham-cha-con-nghia-nang-ho-bieu-chanh/
https://hoc360.net/phan-tich-truyen-ngan-hai-dua-tre-thach-lam/
 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận