Phân tích bài “Sóng”- (P2) – Tài liệu ôn thi THPTQG Văn 12

Đang tải...

SÓNG

Xuân Quỳnh

II. Nội dung tác phẩm.

DÀN Ý PHÂN TÍCH CHI TIẾT.

1. 3 khổ thơ đầu: Cảm nhận về sóng biển và tình yêu.

– Xuyên suốt bài thơ là sự vận động song hành của hình tượng “sóng” và ‘em”. Sóng là hóa thân, là ấn dụ cùa trái tim phụ nữ đang rạo rực, khao khát yêu thương. Với hình tượng “sóng”, bài thơ đã làm hiện lên hình ảnh người phụ nữ đứng trước đại dương, đối diện với cái vô biên vĩnh cửu để từ đó nhận thức suy tư và chiêm nghiệm về tình yêu.

– Mở đầu bài thơ là những cung bậc cảm xúc phong phú, phức tạp của “sóng” và “em”:

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ.”

– Hai câu đầu vừa là những hình ảnh có thật, vừa mang hình ảnh có tính tượng trưng. Bốn tính từ “dữ dội, dịu êm, ồn ào, lặng lẽ” mang sắc thái tương phản tả thực trạng thái của sóng biển, gợi lên sự thất thường của sóng. Khi con sóng ồn ào, dữ dội nối lên giông bão có thế làm lật thuyền, đắm tàu những có lúc sóng lại lắng xuống dịu êm, lặng lẽ trôi nhẹ lăn tăn trên mặt nước. Các trạng thái đối lập của sóng biểu trưng cho trạng thái tâm lí của người con gái trẻ lúc đang yêu: khi dạt dào, sôi nổi, lúc da diết, lắng sâu, đôi lúc lại giận hơn vô cớ. Kết cấu đối lập – song hành ở hai câu đầu thể hiện những trạng thái đối cực, tưởng như mâu thuẫn gay gắt nhưng những trạng thái ấy ở trong một đối tượng thì nó lại nói lên sự đa dạng, phong phú, độc đáo, mạnh mẽ, cuồng nhiệt, sâu lắng, dịu dàng. Đó là âm điệu của sóng và đó cũng là những sắc điệu tâm hồn muôn màu về vẻ đẹp của người phụ nữ khi yêu. Người con gái khi yêu cũng vậy, có lúc vui, lúc buồn, khi mãnh liệt, nồng nàn, khi dịu dàng, đằm thắm. Điệp từ “và” như cây cầu kết nối hai đối cực khiến những cung bậc của sóng và em vừa đối lập, vừa thống nhất. “Sóng” và “em” đông điệu với nhau bởi đều xao động.

– Các đặc điếm trạng thái trái ngược nhau mà thống nhất của sóng theo không gian: bề mặt dữ dội, bề sâu dịu êm và ngược lại giống như sự mâu thuẫn, đỏng đảnh, khó chiều, cảm xúc lên xuống thất thường của người cơn gái khi yêu. Xuân Quỳnh tả thực quy luật của sóng nước, sóng biển cũng là quy luật tâm lí của người con gái khi yêu.

– Cách mở đầu bài thơ bằng hình thức diễn trả trực tiếp các đặc tính của sóng – đại điện cho thiên nhiên và những phẩm chất, quy luật của con người tạo nên sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên và thú vị.

– Con sóng nhỏ mang trong mình khát vọng lớn lao, nó không cam chịu gò bó trong không gian chật hẹp, tù túng. Nếu dòng sông khi không hiểu nổi khát vọng của sóng thì nó đã tự vươn mình, chủ động tìm ra biển cả bao la đế tự nhận thức và khám phá thế giới mới:

“Sông  không hiểu nổi  mình

Sóng tìm ra tận  bể.”

– “Sông” và “bể” là hai không gian đối lập, biếu trưng cho hai điếm tựa, hai bến bờ. Một nơi tầm thường, một nơi rộng lớn, khoáng đạt, bao dung. Động từ “tìm” là trạng thái chủ động, mãnh liệt, không cam chịu, sẵn sàng đứng lên đi kiếm tìm hạnh phúc.

– Vượt lên những suy nghĩ, quan niệm về tình yêu nhỏ bé, tầm thường, quanh quấn, sóng đã tự mình tìm ra biển rộng, hòa nhập cùng sóng biển, sóng đại dương đế hiếu hết chính bản thân mình. Đó là quan niệm tình yêu mới mẻ, táo bạo. Người phụ nữ chủ động tìm kiếm hạnh phúc thực sự, tìm kiếm người đàn ông, bến đỗ của cuộc đời mình.

– Đứng trước biển xanh, nhiều người thường nghĩ tới không gian bao la, rộng lớn mênh mông và thời gian vĩnh hằng vì bao đời nay biển vẫn luôn ồn ào, cồn cào và bất diệt. Nữ thi sĩ Xuân Quỳnh đúng trước biển lại hướng tới những khát khao cao đẹp như chị từng viết:

“Suốt cuộc đời biển gọi ước mơ

Nỗi khát vọng những phương trời chưa đến

Đứng trước biển quên những điều nhỏ hẹp

Lại thấy lòng trong sạch hơn ra.”

(Biển – Xuân Quỳnh)

– Hành trình của sóng tìm đến biển khơi như hành trình của con người hướng về tình yêu lớn lao, tuyệt đích. Con sóng muốn được ra biển khơi để hòa vào trong sức sống mạnh mẽ của ngàn con sóng giữa lòng đại dương. Người con gái đang yêu cũng khao khát vượt ra khỏi tình yêu bé nhỏ, quen thuộc của chính mình để hòa vào thế giới mới lạ, lớn lao đầy bí ấn của tình yêu.

– Con đường dẫn sóng ra biến lớn cũng chính là quá trình tự khám quá của người phụ nữ về một tình yêu đích thực. Ở đây ta nhận thấy một quan điểm mới mẻ, hiện đại của Xuân Quỳnh bởi chị không cam chịu nhẫn nhục, thụ động để cuộc đời xô đẩy phiêu dạt lên đênh sóng nước như “trái bần trôi”, “hạt mưa sa”, “tấm lụa đào”… mà chủ động đi tìm kiếm tình yêu lớn lao, cao cả, bao dung.

– Sóng muôn đời vẫn dào dạt, tình yêu muôn đời vẫn là khát khao, đam mê của tuổi trẻ:

“Hãy để trẻ con nói cái ngon của kẹo

Hãy để tuổi trẻ nói hộ tình yêu.”

(Đôi mắt xanh non – Xuân Diệu)

– Sóng vĩnh hằng vói thời gian từ ngày xưa cho đến mãi mãi ngày sau, những con sóng vẫn mải miết xô bờ suốt ngày đêm không nghỉ. Từ quy luật muôn đời của thiên nhiên, nữ thi sĩ đã thể hiện quy luật muôn đời của tình yêu:

“Ôi con sóng ngày xưaVà ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ.”

– Đứng trước biển, Xuân Quỳnh cảm nhận rõ nét cái vĩnh hằng, bất diệt của sóng. Hàng ngàn, hàng triệu năm qua, những con sóng ngoài biển khơi vẫn cất lên nhũng bài ca bất tử. Nó vẫn là nó, vẫn ru mãi ngàn năm như bản tình ca của biển. Từ ngàn xưa khi chỉ có mình, sóng đã xôn xao, cồn cào như thế, ngàn năm sau khi ta tan biến vào hư không, sóng vẫn vỗ về rạo rực thế kia. Thán từ “ôi” là nỗi thốn thức của trái tim yêu, nghệ thuật đối lập “ngày xưa” – chỉ thời gian quá khứ và “ngày sau” – chỉ thời gian tương lai càng làm tôn thêm nét đẹp đáng yêu của sóng. Sóng muôn thuở vẫn xô bờ cát trắng, vẫn xao động không ngùng theo bản năng tự nhiên. Sóng là thế và muôn đời vẫn thế, vần “dữ dội, ồn ào”, “vẫn dịu êm, lặng lẽ”. Cũng như sóng, khát vọng tình yêu mãi mãi là một khao khát cháy bỏng, bồi hồi trong trái tim con người, nhất là tuổi trẻ. Bao nhiêu thế kỉ đã qua, con người đã đến với tình yêu, sống với tình yêu và vẫn yêu nếu chừng nào còn tồn tại. Sóng vĩnh hăng giữa vũ trụ vô thủy, vô chung và khát vọng tình yêu là giá trị bất diệt trong trái tim con người. Từ sự trải nghiệm của bản thân, Xuân Quỳnh đã khẳng định một chân lí: Khát vọng tình yêu là vĩnh viễn. Nó không chỉ thường trực trong trái tim, tâm hồn người, đặc biệt là tuổi trẻ, mà còn khiến người ta trẻ lại, tái sinh như con sóng biển vùng lên rồi lại tan ra nhà nhập với biển cả mãi mãi. Sóng luôn dao động và tình yêu tuổi trẻ có bao giờ đứng yên:

“Có những khi vô cớ

Biển ào ạt xô thuyền

Bởi tình yêu muôn thuở

Có bao giờ đúng yên.”

(Thuyền và biển – Xuân Quỳnh)

– Trong hai câu thơ của Xuân Quỳnh, nhà thơ khẳng định tình yêu luôn song hành với tuổi trẻ bởi tuổi trẻ sinh ra là để yêu. Dầu biết thời gian không có tuổi nhưng chỉ có tuổi trẻ trong sáng, vô tư, hồn nhiên, đầy sức sống mới nói lên đầy đủ và ý nghĩa nhất những khát khao nồng cháy của tình yêu. Đó là nhận xét khái quát nhưng mang đầy trực cảm, tình yêu chân thành và hồn nhiên mà đúng đắn. Đây chính là quy luật vận động muôn đời, vĩnh hằng của tình yêu. Đúng như những vần thơ tình yêu của Xuân Diệu đã viết:

“Làm sao sông được mà không yêu,

Không nhớ, không thương một kẻ nào?”

(Bài thơ tuổi nhỏ – Xuân Diệu)

– Tình yêu là khát vọng, là ước mơ của bao người. Sẽ như thế nào nếu thế giới này không có tình yêu lứa đôi? Lúc ấy có lẽ cuộc sống sẽ chẳng còn gì là hương sắc và ý nghĩa. Tình yêu luôn làm cho trái tim của tuổi trẻ bồi hồi, điên đảo.

– Xuân Quỳnh đã từng viết:

“Những ngày không gặp nhau

Biến bạc đầu thương nhớ

Những ngày không gặp nhau

Lòng thuyền đâu rạn vỡ.”

(Thuyền và biển – Xuân Quỳnh)

– Có yêu nhau mới thấy được vị nhớ, sự cồn cào trong ngực trẻ.

– Khi tình yêu đến, người ta thường có nhu cầu truy tìm về cội nguồn của nó. Tình yêu là gi? Tình yêu có từ khi nào? Vĩ sao chúng ta yêu nhau? Những câu hỏi ấy thật không dễ trả lời bởi như một nhà thơ người Nga đã từng nói:

“Nơi tình yêu bắt đầu

Cũng là nơi khó nhất

Trái tim dù biết hát

Nhưng tình đầu dễ đâu.”

– Còn cô gái Ân Độ trong thơ Ta – go cũng băn khoăn nhìn vào tâm tưởng người yêu đế mong muốn Hiếu vế con người anh một cách chọn vẹn nhất nhưng chàng trai đã trả lòi thắng thắn:

Em ơi em!Đời anh là một trái tim

Nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó

Em là nữ hoàng của vương quốc đó

Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu?”

(Bài thơ số 21 – Ta go)

Xem thêm: Phân tích bài “Sóng”- (P3) – Tài liệu ôn thi THPTQG Văn 12 tại đây. 

Đang tải...

Related Posts

loading...

2 Comments

  1. Đỗ Thủy says:

    “Các đặc điếm trạng thái trái ngược nhau mà thống nhất của sóng theo không gian: bề mặt dữ dội, bề sâu dịu êm và ngược lại giống như sự mâu thuẫn, đỏng đảnh, khó chiều, cảm xúc lên xuống thất thường của người cơn gái khi yêu” , chỗ này nghĩa là sao ạ? em không hiểu lắm, tại sao bề mặt dữ dội và bề sâu dịu êm và NGƯỢC LẠI và tại sao NGƯỢC LẠI NHƯ SỰ MÂU THUẪN tại sao không nêu lên lúc dịu dàng của con gái luôn ạ???

Bình luận