Phạm trù vật chất và ý thức trong điều kiện của sự phát triển khoa học hiện nay

Đang tải...

Vật chất và ý thức. Triết học Mác

Với sự phát triển của khoa học hiện đại như vật lý học trong thế giới vi mô, vũ trụ học, hoá học hiện đại và sinh học hiện đại, với việc phát hiện ra các tính chất mới của thế giới vi mô, các bản đồ gen, với sự phát hiện ra sinh lý não người, sự sinh sản vô tính, việc xây dựng các phương tiện thông tin hiện đại, hiện nay những quan niệm về vật chất và ý thức có nhiều vấn đề lý luận mới nảy sinh. Tuy nhiên quan niệm của triết học Mác – Lênin về vật chất và ý thức cũng như mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức không bị bác bỏ mà càng được khoa học làm sáng tỏ.

1. Quan niệm của triết học Mác – Lênin về vật chất trong điều kiện khoa học hiện nay

Những nghiên cứu của vật lý học trong thế giới vi mô đã phát hiện được nhiều đặc tính mới của thế giới vật chất, điều đó Gàng chứng minh cho quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về tính vô cùng vô tận của thế giới vật chất. Chẳng hạn vật lý học hiện đại đã chỉ ra rằng electron có những đặc tính: đó cũng là những hạt vật chất có khối lượng, điện tích, spin xác định. Tuy nhiên, vì electron có lưỡng tính sóng – hạt, nên trong sự vận động có khi nó thể hiện như hạt, có khi như sóng. Các đại lượng đặc trưng cho trạng thái của nó như năng lượng, tọa độ, xung lượng, mômen xung lượng… không đồng thời có trị số xác định như trong vật lý học cổ điển, mà chúng được chi phối bởi hệ thức bất định do Haidenbec nêu ra. Hệ số bất định thiết lập mối quan hệ giữa các đại lượng vật lý của hạt vi mô, trong đó đại lượng này được xác định chính xác, thì đại lượng khác lại không xác định chính xác được. Không thể xây dựng được một mô hình xác định về electron như đối với các hạt vĩ mô. Tính “sóng” của các hạt vi mô có nội dung không hoàn toàn giống với tính “sóng” trong vật lý cổ điển. Sóng gắn với các hạt vi mô là sóng vật chất, không phải là sóng điện từ. Sóng vật chất giống với sóng điện từ ở tính tuần hoàn biểu hiện ở chu kỳ, bước sóng và có mang năng lượng. Sóng vật chất và sóng điện từ đều thuộc về hình thái vật chất “trường” và đều có tính liên tục. Nhưng sóng vật chất khác với sóng điện từ ở chỗ: sóng điện từ có thể có thiết bị để phát ra và thu vào, trong khi sóng vật chất chỉ gắn với hạt chuyển động, không có nguồn nào phát ra được và cũng không có máy nào thu vào được. Những tính chất khác nhau đó của electron và các hạt vi mô khác làm cho sự vận động của nó tuân theo những quy luật không giống với các quy luật trong vật lý học cổ điển. Điều đó chứng tỏ sự phong phú, đa dạng của thế giới vật chất.

Những nghiên cứu trong vật lý học vi mô còn phát hiện ra hiện tượng vật lý có tính chất đối lập nhau như hạt và phản hạt. Có người cho rằng dường như hạt là vật chất còn phản hạt (còn gọi là phản vật chất) không phải là vật chất, là cái “phi vật chất”. Với quan niệm đó, người ta cho rằng cái “phi vật chất” dường như vẫn tồn tại bên ngoài và bên cạnh cái vật chất, thậm chí cái vật chất còn chuyến hoá thành cái “phi vật chất”. Chính cái “phi vật chất” là cái cơ sở, là nguyên nhân của các sự vật vật chất.

Vậy phản hạt, phản vật chất đó thực chất là cái gì? Nếu không hiểu đúng vấn đề này sẽ dễ dàng dẫn con người đến kết luận rằng: khoa học hiện đại chứng minh sự tồn tại thể giới “phi vật chất” hay thế giới “ý niệm”, thế giới các thực thể tinh thần bên cạnh thế giới vật chất. Như vậy quan niệm của chủ nghĩa duy vật về tính thống nhất của thế giới không còn đứng vững được nữa. Thật ra phản hạt, phản vật chất theo những nghiên cứu của vật lý học hiện đại không phải là phi vật chất, mà là những hạt được chuyển hoá từ một hạt đã tồn tại nào đó và có tính chất trái ngược (khác lạ) với tính chất hạt.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và thấy rằng: Trong khí quyển ở độ cao 15km, các phản hạt hình thành do kết quả của việc bức xạ vũ trụ bắn phá liên tục các hạt nhân nguyên tử các khí. Những hạt nhân nguyên tử bị ọác bức xạ vũ trụ giống như các “viên đạn vũ trụ” có năng lượng cao bắn trúng lập tức phân rã, đôi lúc chúng tạo ra các hạt mesone, tức là những hạt cấu tạo từ quark và phản quark (phản quark là đối nghịch của quark). Trong vỏ trái đất cũng có nhiều nhân tố bức xạ gây nên một số phản ứng phân rã dẫn đến hình thành các positron tức “phản điện tử”. Ngày nay, người ta đã biết một phương pháp tạo ra phản hạt (phản vật chất) bằng cách làm cho các nguyên tử đạt vận tốc cực lớn, rồi cho các nguyên tử va chạm nhau.

Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vật chất, phản hạt, phản vật chất không phải là cái “phi vật chất”, mà cũng là một dạng tồn tại của vật chất. Dạng tồn tại này có những tính chất vật lý trái ngược với những tính chất của hạt. Giữa hai tính chất này của vật chất có quan hệ chặt chẽ với nhau, có thể chuyển hoá qua lại với nhau để duy trì sự tồn tại của vật chất chứ không phải để “tiêu tan” vật chất như quan niệm duy tâm của Makhơ trước đây. Như vậy phải nói rằng vật lý học hiện đại không bác bỏ phạm trù vật chất theo quăn niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng mà càng chứng minh tính đúng đắn của nó. Nghĩa là khoa học hiện đại chứng minh tính chất vô cùng vô tận, vĩnh viễn tồn tại của thế giới vật chất. Vật chất nói chung không mất đi, nó tồn tại dưới vô vàn các dạng, các hình thức khác nhau. Các hình thức tồn tại khác nhau của thế giới vật chất có thể chuyển hoá lẫn nhau một cách vô hạn. Lý thuyết tương đối của A. Anhstanh, cơ học lượng tử, lý thuyết trường lượng từ đã nghiên cứu cấu trúc vật chất ở tầng sâu hơn cấu trúc vật chất được nghiên cứu bởi cơ học cổ điển đã tìm ra những đặc tính mới của thế giới vật chất và đã chứng minh được mối liên hệ, sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các dạng vật chất như năng lượng và khối lượng, hạt và sóng, hạt và trường, các trường lực tương tác giữa các hạt vi mô. Điều đó là những bằng chứng khoa học chứng minh cho quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về thế giới vật chất.

2. Quan niệm của triết học Mác – Lênin về ý thức trong điều kiện khoa học hiện nay

Những tài liệu về hiện tượng tâm linh, về những khả năng kỳ lạ của con người hiện nay như các hiện tượng ngoại cảm, hiện tượng lên đồng, gọi hồn, hiện tượng người có khả năng tìm mộ liệt sỹ, có người dường như nói chuyện được với “người âm” – “người đó chết”, với “thế giới âm” v.v. hiện nay cũng gây nhiều tranh cãi về mặt triết học. Những hiện tượng đó có thể là có thật. Nhưng thực chất nó là gì? có “người âm”, “thế giới âm” không? Có hồn bên ngoài cơ thể con người không? Đó có phải là hiện tượng ý thức của con người không? Cơ chế hoạt động của nó ra sao? Với trình độ của khoa học hiện nay chưa thể chỉ rõ được bản chất các hiện tượng đó là gì. Vì vậy vẫn có nhiều cách giải thích khác nhau, trong đó có cả cách giải thích theo quan điểm duy tâm, tôn giáo, thần bí hoá các hiện tượng đó, cho rằng đó là lực lượng ma quỷ thần linh nào đấy bên ngoài con người và đang chi phối con người.

Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng không đơn giản phủ nhận sự tồn tại các hiện tượng lạ kỳ mà con người bắt gặp, không đon giản cho rằng đó là những điều bịa đặt. Chủ nghĩa duy vật biện chúng cũng không cho rằng những hiện tượng lạ kỳ con người bắt gặp là ma quỷ, thần thánh tồn tại ngoài con người, mà cho rằng đó là những hiện tượng của thế giới vật chất liên quan đến trạng thái ý thức, tinh thần của con người, nhưng chưa thể giải thích bằng nhũng quan niệm cũ được, (cũng giống như các hiện tượng trong thế giới vi mô thuộc tầng sâu của cấu trúc vật chất, không thể giải thích bằng những quan niệm trong vật lý học cổ điển mà phải giải thích bằng những quan niệm mới), do vậy, cần tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ về mặt khoa học. Một điều chắc chắn là, những hiện tượng lạ kỳ đó không thể tồn tại được nếu không có cơ sở vật chất nhất định là con người và hoạt động của con người. Đó có thể là những quá trình tinh thần ý thức biểu hiện ra dưới nhiều hiện tượng kỳ lạ mà chúng ta chưa hiểu hết được về cơ cấu hoạt động của nó. Việc giải thích theo cách duy tâm, tôn giáo các hiện tượng lạ của đời sống tâm linh hiện nay cũng giống như trước đây lchi khoa học chưa phát triển, người ta chưa hiểu nguồn gốc của các giấc mơ, các hiện tượng thôi miên, thì người ta đưa ra quan niệm về một thế giới các linh hồn tồn tại bên ngoài thể xác con người và có thể trú ngụ trong thể xác con người để điều khiển hoạt động của con người. Quan niệm đó đã được khoa học hiện nay làm sáng tỏ.

Tương tự như vậy, với sự phát triển của khoa học sau này, những hiện tượng kỳ ỉạ liên quan đến đời sổng tinh thần của con người trên đây sẽ dần dần được làm sáng tỏ theo quan điểm duy vật biện chứng.

Như vậy có thể nói quan niệm của triết học Mác – Lênin về vật chất và ý thức không những không mâu thuẫn với sự phát triển của khoa học hiện đại, mà còn được làm sáng tỏ hơn cùng với sự phát triển của khoa học hiện đại.

Xem thêm Ý thức và vật chất trong triết học

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận