Ông đồ – Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 2

Đang tải...

Ông đồ ngữ văn lớp 8

I. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

1. Tác giả

Vũ Đình Liên (1913 – 1996) là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới. Thơ ông thường mang nặng lòng thương người, niềm hoài cổ.

Các tác phẩm chính: “Đôi mắt” (thơ, 1957); “Sơ thảo lịch sử văn hoá Việt Nam” (nghiên cứu, 1957); “Nguyễn Đình Chiểu” (nghiên cứu, 1957), “Thơ Bau de laire” (dịch thuật, 1995).

Nhà thơ tự bộc bạch: “Bản thân tôi được thừa kế tinh thần của người mẹ, mẹ tôi là con một ông đồ. Tuy ở phố Hàng Bạc – làm nghề thợ bạc, nhưng gia đình luôn giữ nền nếp gia phong. Ngày nhỏ tôi sống ở Hải Dương, bởi vậy cảnh sắc quê hương in đậm trong tâm trí, có tác động nhiều đến tâm tư, tình cảm… ”

2. Tác phẩm

“Ông đồ” là bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ giàu thương cảm của Vũ Đình Liên. Tuy sáng tác thơ không nhiều nhưng chỉ với bài “Ông đồ”, Vũ Đình Liên đã có vị trí xứng đáng trong phong trào Thơ mới.

II. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HlỂU TÁC PHẨM

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 10)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc cả bài thơ. Hình ảnh ông đồ được tác giả xây dựng trong khung cảnh như thế nào? cả hai khổ thơ đều nói về một ông đồ song có gì khác nhau, tại sao lại có sự thay đổi như thế?

b. Gợi ý trả lời

Bài thơ là tiếng lòng cảm thương sâu sắc của Vũ Đình Liên với tình cảnh đáng thương của ông đồ. Chỉ qua vài nét phác hoạ nhưng tác giả đã làm hiện lên rõ nét hình ảnh ông đồ già và nghề “viết chữ thuê” bên phố:

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua.

Nghe trong câu thơ có cái vui của không khí xuân về, Tết đến, hoa đào rực rỡ khoe sắc; có cảnh đông vui nhộn nhịp của phố phường. Năm nào cũng vậy, đã thành lệ, cứ mỗi độ xuân về, người dân có thú chơi tao nhã treo chữ “thánh hiền” trong nhà. Ông đồ với tài “hoa tay thảo những nét – Như phượng múa rồng bay ” đã được nhiều người thuê viết. Ông đồ xuất hiện giữa phố xá đông đúc ấy, được mọi người chú ý. Có lẽ, ông đồ cũng cảm thấy vui vì chữ của mình còn được trân trọng, tài hoa của mình còn có ý nghĩa đối với cuộc sống của mọi người.

Nhưng xót xa thay, đó chỉ là hình ảnh “vang bóng một thời” (chữ của Nguyễn Tuân), vẫn là ông đồ với nét bút tài hoa ấy, vẫn phố đông vui, tấp nập ấy, nhưng người thuê viết thì mỗi ngày một vắng. Hai khổ thơ đã dựng lên một nghịch cảnh: Xưa kia “bao nhiêu người thuê viết”, đông vui, nhộn nhịp như vậy, thế mà: “Hgười thuê viết nay đâu?”. Câu hỏi như xoáy vào lòng người đọc một nỗi xót xa, tê tái. Đường như có một ánh mắt đang kiếm tìm, đang dõi theo dòng người tấp nập kia mong tìm thấy một ngươi còn cần đến những nét “phượng múa rồng bay”. Nhưng kiếm tìm để rồi quay lại hiện thực vổi nỗi xót xa: “Ông đồ vẫn ngồi đấy / Qua đường không ai hay Một sự đổi thay đến không ngờ, có gì đó lạnh lùng và tàn nhẫn quá chăng? Chỉ còn những “người bạn” quen thuộc vẫn gắn bó, như chia sẻ cùng nỗi sầu, nỗi tủi của ông:

Giấy đỏ buồn không thắm;

Mực đọng trong nghiên sầu

(…)

Lá vàng rơi trên giấy;

Ngoài giời mưa bụi bay.

Những chiếc lá vàng lìa cành, những làn mưa bụi bay làm lòng người thêm tê tái, xót xa./ông đồ vẫn ngồi đó, vẫn với nét bút tài hoa ấy nhưng dường như đã trở thành vô nghĩa đối với cuộc sống phồn hoa này. Dòng người vẫn hối hả qua lại, nhộn nhịp trong không khí tươi vui ngày Tết, đâu biết rằng đang có những con người thất thế và bị gạt ra lề cuộc đời. Từng câu thơ cứ lần lượt gieo vào lòng người đọc nỗi thương cảm, xót xa đến tê lòng.

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 10)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc lại khổ thơ một cách chậm rãi để cảm nhận được giọng điệu của bài thơ. Chú ý đến những hình ảnh, những thủ pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng (câu hỏi tu từ…) để nhận biết được cảm xúc của nhà thơ ẩn đằng sau câu chữ.

b. Gợi ý trả lời

Nhà thơ như người khách qua đưòng, lặng lẽ đứng ở một nơi nào đó ngắm cảnh ngưòi người tấp nập đến nhờ ông đồ viết chữ Nho. Đằng sau câu thơ như có một nụ cười, niềm vui khi thấy tài hoa của ông đồ được khen ngợi, trân trọng, giữ gìn. Nhưng nhà thơ chợt giật mình khi đến một ngày cảnh đông vui không còn nữa, thay vào đó là hình ảnh ông đồ: lẻ loi, trơ trọi bên lề của dòng người nhộn nhịp. Một câu hỏi ngơ ngác “Người thuê viết nay đâu?”. Có cảm giác như chính nhà thơ đang cố kiếm tìm, nhưng rồi cuối cùng cũng chỉ là “lòng tự hỏi lòng” mà thôi.

Trong câu thơ có nỗi lòng cảm thương, xót xa đến tái tê trước tình cảnh đáng thương của ông đồ.

Khép lại bài thơ là một nỗi niềm trộng vắng, thương tiếc xót xa. Nhìn hoa đào nở mà lòng thương xót ngưòi xưa:

Năm nay đào lại nở,

Không thấy ông đồ xưa.

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

Nhịp thời gian vẫn điểm, vẫn tuần tự trôi. Hết đông, xuân sẽ đến, hoa đào lại nở. Nhưng chỉ có con người là đổi khác. Không còn thấy ông đồ già lặng lẽ, trơ trọi bên đường nữa. Trước hiện thực phũ phàng ấy, nhà thơ cất lên câu hỏi làm nhói lòng người đọc. Câu hỏi không bao giờ có câu trả lời nên càng ám ảnh khôn nguôi.

“Thơ hay là nói được tiếng lòng của người nghệ sĩ Trong từng câu chữ thấm nỗi buồn man mác, niềm hoài cổ, xót thương cho mỗi thời “quá khứ vàng son”. Trước kia, khi Nho học còn thịnh trị, mỗi dịp Tết đến, những nhà Nho tài hoa thường, được người thuê viết chữ trên những tờ giấy điệp thơm mang về treo ở chỗ trang nghiêm trong nhà. Nhưng từ khi chế độ thi cử phong kiến bị bãi bỏ, chữ Nho không còn được coi trọng, thì thú chơi tao nhã ấy mất dần, ông đồ chỉ còn là, “cái di tích tiều luỵ đáng thương của một thời tàn

Thương ông đồ, cũng là thương một lớp ngưòi đã vĩnh viễn lùi vào. quá khứ. Thương ông đồ cũng là xót thương một nền văn hoá lụi tàn dưới ách thông trị của ngoại bang. Nỗi buồn của Vũ Đình Liên vì thế có sức lay động rất nhiều thế hệ độc giả.

c. Mở rộng kiến thức

Trước sự đổi thay của thời cuộc, rất nhiều thi nhân đã thể hiện sự ngỡ ngàng đến xót xa. Tú Xương đã từng viết:

Nào có ra gì cái chữ Nho

Ông Nghè, ông Cống cũng nằm co.

(Chữ Nho – Tú Xương)

Xem thêm Câu nghi vấn – Ngữ văn lớp 8 tập 2 tại đây.

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 10)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Dựa vào những gợi ý của SGK Ngữ văn 7, trang 10 về cách dựng cảnh, sự so sánh, các chi tiết miêu tả đầy gợi cảm… để tìm ra cái hay, cái đẹp của bài thơ. Đồng thời, dựa vào cảm xúc của bản thân để thấy được sức biểu cảm của ngôn ngữ thơ.

b. Gợi ý trả lời

“Ông đồ” của Vũ Đình Liên là bài thơ ngũ ngôn bình dị mà cô đọng và gợi cảm. Chỉ bằng ba khổ thơ, tác giả đã dựng lên hai cảnh tượng hoàn toàn khác nhau: xưa đông vui, được trân trọng, còn nay thì lẻ loi, trơ trọi, bị gạt ra lề cuộc đời.

Bài thơ đã khắc hoạ sâu sắc tĩnh cảnh đáng thương của “ông đồ”, lớp nhà Nho thất thế. Thủ pháp nghệ thuật tương phản được sử dụng rất thành công đã tạo nên những vần thơ đầy thương cảm, xót xa.

Giọng thơ có lúc trầm lặng, bùi ngùi: “Giấy đỏ buồn không thắml Mực đọng trong nghiên sầu ”, có lúc lại bâng khuâng với những câu hỏi xoáy vào lòng người đọc: “Người thuê viết nay đâu?… Hồn ở đâu bây giờ?”.

-Tác giả đã sử dụng thủ pháp nhân hoá, ẩn dụ để tạo nên nhiều hình ảnh hết sức gợi cảm:

Giấy đỏ buồn không thắm;

(…) Lá vàng rơi trên giấy;

Ngoài giời mưa bụi bay.

Ở đây, giấy bút là những vật vô tri nhưng cũng biết buồn, biết tủi. Dưới ngòi bút của tác giả, nó như trở nên có hồn hơn, như một sinh linh biết buồn, tủi, đồng cảm cùng tâm trạng của ông đồ. “Ông đồ” là thi phẩm “từ cạn” mà “tứ sâu”, nhạc điệu, giọng điệu chậm rãi, rả rích như mưa dầm canh khuya. Cái hay của thơ Vũ Đình Liên không phải ở những hình ảnh tân kì, ước lệ hay cổ điển mà chính là sự giản dị nhưng giàu chất biểu cảm. Tất cả đều xuất phát từ tâm hồn chứa chan tinh thần nhân đạo của thi nhân.

Hoài Thanh từng viết: “Theo được nghề văn mà làm được một bài thơ như thế cũng đã. Nghĩa là đủ lưu danh với người đời”. Đó là những lời tốt đẹp nhất, trân trọng nhất mà tác giả “Thi nhân Việt Nam ” đã dành cho Vũ Đình Liên vói bài thơ kiệt tác “Ông đồ”.

4. Câu hỏi 4 (SGK, trang 10)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc lại hai khổ thơ (khổ 2 và 4) để hiểu những hình ảnh này xuất hiện trong bối cảnh nào, qua đó thấy được sức biểu cảm của hình ảnh. Phân tích từng câu (chỉ ra những từ hay, biện pháp nghệ thuật) để thấy được cái hay của câu thơ.

a. Gợi ý trả lời

Có thể nói đây là những câu thơ tuyệt bút diễn tả nỗi buồn, sầu tủi của con ngưòi qua cảnh vật.

Sau những câu thơ miêu tả tình cảnh lẻ loi của ông đồ, tác giả đặt một câu hỏi “Người thuê viết nay đâu?” đầy ngơ ngác, xót xa. Những ngưòi trước đây đã từng đến thuê ông viết chữ nay thưa dần, bỏ lại một mình ông lẻ loi, vắng lặng bên con phố. Còn đâu cái đen nhánh của mực tàu, sắc đỏ tươi của giấy và nét bút tài hoa của ngưòi viết chữ. Chỉ còn lại hiện thực:

Giấy đỏ buồn không thắm;

Mực đọng trong nghiên sầu.

Giấy, mực là những thứ gắn liền với “nghề”, với cuộc sống hằng ngày của ông đồ. Những lúc này nó không còn là những vật vô tri, vô giác nữa mà trở thành ngưòi bạn sẻ chia nỗi buồn đang trĩu nặng của ông đồ. Biện pháp nhân hoá (giấy biết buồn, mực biết sầu khiến hình ảnh đó trở nên có hồn hơn) đã lột tả nỗi lòng của con người. Bởi lúc này, còn đâu nữa cảnh người đến tấp nập, giấy đỏ, nghiên kia cũng trở nên vô dụng. Dù câu thơ không có chữ nào tả về tâm trạng của ông đồ nhưng ta vẫn thấy nỗi buồn của ông như chiếu lên nghiên mực, thấm nặng trĩu tờ giấy đỏ – một nỗi buồn u ám, héo hon. Từ “đọng” kéo nỗi buồn ấy trĩu xuống và từ “sầu” kéo dài nỗi lòng của ông đồ, với ba dấu chấm lửng như lan toả, lắng đọng. Nhà thơ tả nỗi buồn đau bằng hai câu thơ tuyệt bút – thật khó có thể tả hay hơn. Ngòi bút tài ba cua Vũ Đình Liên đã động đến nơi sâu thẳm của tâm hồn người đọc, khiến chúng ta cũng thấm nỗi đau của ông đồ già cô đơn, lõ vận. Và nỗi buồn tê tái ấy như thấm vào cảnh vật, trời đất:

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài giời mưa bụi bay.

Đến đây, nỗi đau đã đến tận cùng. Ông đồ già tài hoa ngày xưa thật sự đã bị lãng quên trước con mắt thờ ơ của người đời. Một vài chiếc lá vàng lìa cành hay chính là sự tàn lụi của nền Nho học đã qua thời hoàng kim. Còn làn mưa bụi đầu xuân hay chính là những giọt nước mắt xót xa, nuôi tiếc. Lòng người cứ hối hả, thờ ơ, lạnh nhạt, họ chẳng hề ngó ngàng đến một ông đồ già vẫn ngồi trơ trọi, bẽ bàng, chỉ có trời đất, cỏ cây là cảm thông, xót xa cho tình cảnh của con người. Cái vàng của lá, cái nhạt nhoà của giấy, mưa bụi của trời đất hay chính là cái nhoà đi của đôi mắt và cơn mưa trong lòng người. Câu thơ làm lòng ta xót xa, thương cảm đến tái tê.

Thơ hay là tả ít mà gợi nhiều. Thơ Vũ Đình Liên là vậy. Chỉ bằng những hình ảnh giản dị cũng đủ gợi lên tình cảnh rất thảm thương của ông đồ và nỗi lòng buồn thương, thấm thìa của nhà thơ.

III. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Hoài Thanh, Hoài Chân trong “Thi nhản Việt Nam ” đã viết về thơ Vũ Đình Liên:

“Có những nhà thơ không bao giờ có thể làm được một câu thơ – tôi muốn nói một câu đáng gọi là thơ. Những người ấy hẳn là những người đáng thương nhất trong thiên hạ. Sao người ta thương hại những kẻ bị tình phụ, nuôi một giấc mộng ái ân không thành, mà không ai thương lấy những kẻ mang một mối tình thơ u uất, chịu để tan tành giấc mộng quý nhất và lớn nhất ở đời: giấc mộng thơ?

Hôm nay, trong khi viết quyển sách này, một quyển sách họ sẽ xem như một sự mỉa mai đau đớn, thơ Vũ Đình Liên bỗng nhắc tôi nghĩ đến những ngưòi xấu số kia.

Tôi có cần phải nói ngay rằng Vũ Đình Liên không phải là một người xấu số? Trong làng Thơ mới, Vũ Đình Liên là một người cũ. Từ khi phong trào Thơ mới ra đời, ta đã thấy có thơ Vũ Đình Liên trên các báo. Ngữời cũng ca ngợi tình yêu như hầu hết mọi nhà thơ hồi bấy giờ. Nhưng hai nguồn thi cảm ấy đã gặp nhau và đã để lại cho chúng ta một bài thơ kiệt tác “Ông đồ”… ít khi có một bài thơ bình dị mà cảm động như vậy. Tôi tưởng như đọc lời sám hối của cả bọn thanh niên chúng ta đối với lớp người đương đi về cõi chết. Đã lâu lắm chúng ta chỉ xúm nhau lại chế giễu họ quê mùa, mạt sát họ hủ lậu. Cái cảnh thương tâm của nền Nho học mạt vận chúng ta vô tình không lưu ý. Trọng bọn chúng ta vẫn có một hai ngưòi ca tụng đạo Nho và các nhà Nho. Nhưng chế giễu mạt sát thì không nên, mà ca tụng cũng không được. Phần đông các nhà Nho còn sót lại chỉ đáng thương. Không nghiên cứu, không lí luận, Vũ Đình Liên với một tấm lòng, dễ cảm nhận ra sự thực ấy và gián tiếp chỉ cho ta cái thái độ hợp lí hơn cả đối với các bậc phụ huynh của ta. Bài thơ của ngưòi có thể xem là một việc nghĩa cử.

(Hoài Thanh; Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học,

Hà Nội, 2003)

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận