Ôn tập về thơ – Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 2

Đang tải...

Ôn tập về thơ ngữ văn lớp 9

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 89)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Căn cứ vào phần Mục lục cuối SGK để thống kê tên tác phẩm. Có thể tham khảo phần Ghi nhớ sau mỗi bài để nêu nội dung chính và đặc sắc nghệ thuật.

b. Gợi ý trả lời

Ôn tập về thơ ngữ văn lớp 9

Ôn tập về thơ ngữ văn lớp 9

Ôn tập về thơ ngữ văn lớp 9

Ôn tập về thơ ngữ văn lớp 9

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 89)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Nhìn vào cột Năm sáng tác ở phần trả lời câu hỏi 1 ở trên để thống kê, sắp xếp theo trình tự thời gian.

b. Gợi ý trả lời

Các tác phẩm được sắp xếp theo các giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn kháng chiến chông Pháp (1945 – 1954): Đồng chí (Chính Hữu).
  • Giai đoạn hoà bình ở miền Bắc sau cuộc kháng chiến chống Pháp (1954 – 1964): Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận), Con cò (Chế Lan Viên), Bếp lửa (Bằng Việt).
  • Giai đoạn kháng chiến chống Mĩ (1964 – 1975): Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật), Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm).
  • Giai đoạn từ sau năm 1975: Anh trăng (Nguyễn Duy), Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Sang thu (Hữu Thỉnh), Nói với con (Y Phương).

Các tác phẩm đã ghi lại tương đối trọn vẹn về đất nước và con người Việt Nam trong suốt chặng đường dài từ sau cách mạng tháng Tám đến nay.

Đất nước Việt Nam hiện lên hào hùng và rạng rỡ với những trang sử vẻ vang chống giặc ngoại xâm, nhất là qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Những bài thơ ấy đã giúp chúng ta thấy được tinh thần đấu tranh anh dũng, vượt lên mọi khó khăn của con người Việt Nam. Đồng thời với âm hưởng ngợi ca, các tác giả đã tái hiện chân thực không khí phấn khởi, bừng bừng khí thế dựng xây đất nước sau chiến tranh.

Không chỉ viết về hình ảnh đất nước trong kháng chiến và công cuộc xây dựng, tái thiết đất nước, các tác giả đã đi sâu khai thác những tình cảm, tư tưởng trong tâm hồn mỗi ngưòi dân Việt Nam. Đó là tình yêu nước nồng nàn, cháy bỏng, quyết tâm sắt đá vì thông nhất, độc lập của Tổ quốc (Bài thơ về tiểu đội xe không kính); tình đồng chí đồng đội keo sơn, thắm thiết (Đổng chí). Tình yêu ấy còn bộc lộ niềm tự hào về truyền thống cao đẹp của dân tộc (Nói vói con), thể hiện ở nguyện vọng cống hiến cho quê hương đất nước (Mùa xuân nho nhỏ). Đó là những phẩm chất cao quý trong tâm hồn những người dân Việt Nam.

Thơ ca từ sau 1945 còn đi sâu vào thể hiện những tình cảm cá nhân của mỗi con người. Đó là những tình cảm rất gần gũi mà cũng rất bền vững của con người: tình bà cháu, tình mẹ con… Những tình cảm thiêng liêng ấy càng trở nên thiêng liêng hơn khi nó thống nhất với những tình cảm chung rộng lớn đó là tình yêu nước, khát vọng giải phóng quê hương, đất nước (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ; Bếp lửa…).

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 90)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc lại nội dung các bài thơ và nắm được hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính của từng tác phẩm, kết hợp với những ghi chép về bài giảng của các thầy cô để nêu lên nét chung và riêng của các tác phẩm.

b. Gợi ý trả lời

Ba bài thơ: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Con cò, Mây và sóng đều là những bài đề cập đến tình mẹ con. Ba bài thơ đều ca ngợi tình mẹ con thắm thiết, thiêng liêng. Ở đó, ta thấy hình ảnh người mẹ hết lòng vì con, thương yêu, chăm sóc, nâng niu và luôn đặt niềm tin, sự kì vọng vào đứa con thân yêu. Cách thể hiện cũng có điểm gần gũi, đó là: Các tác giả đã dùng những điệu ru, lời ru của mẹ hoặc lời của em bé nói với mẹ, trong đó luôn thấm đượm tình cảm mẹ con. Nhưng nội dung tình cảm, cảm xúc ở mỗi bài lại có nét riêng biệt.

Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ thể hiện sự thống nhất của tình yêu con với lòng yêu nước, gắn bó với cách mạng và ý chí chiến đấu của người mẹ dân tộc Tà-ôi trong hoàn cảnh hết sức gian khổ ở chiến khu miền Tây Thừa Thiên, trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.

Trong bài Con cò, tác giả lại khai thác và phát triển tứ thơ từ hình tượng con cò trong ca dao, dân ca, để ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời hát ru. Lời hát ru của mẹ chính là nhịp cầu cho con đến với thế giói xung quanh ngay từ khi con cò nằm trong nôi. Và tình mẹ cùng lời hát ru ấy sẽ theo con đi suốt cuộc đời, dìu dắt, nâng đỡ con.

Trong bài Mây và sóng, hai hình tượng mây và sóng hoá thân vào lời trò chuyện hồn nhiên ngây thơ của em bé với mẹ để thể hiện tình yêu mẹ thắm thiết của trẻ thơ. Mẹ đối vối em bé là vẻ đẹp, là niềm vui, sự hấp dẫn lớn nhất, sâu xa và vô tận, hơn tất cả những điều hấp dẫn khác trong vũ trụ.

Xem thêm Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo) tại

đây.

4. Câu hỏi 4 (SGK, trang 90)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc lại các bài thơ nêu trong câu hỏi này để nắm lại các thông tin về hoàn cảnh sáng tác, tác giả, nội dung chính. Kết hợp phần bài giảng của các thầy cô và tham khảo những gợi ý trong phần Ghi nhớ ở mỗi bài để tìm ra nét chung và nét riêng biệt của các bài thơ.

b. Gợi ý trả lời

Đây đều là những bài thơ hay viết về hình ảnh người lính trong hai cuộc kháng chiến nên có nhiều nét tương đồng. Đó là hình ảnh của những người chiến sĩ cùng chung lí tưởng chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc; tinh thần anh dũng, kiên gan vượt lên trên mọi gian khổ, thiếu thôn, và cả sự hi sinh để chiến đấu. Và nguồn sức mạnh tinh thần của họ chính là tình đồng đội gắn bó keo sơn, cùng chia sẻ những đắng cay ngọt bùi của cuộc kháng chiến và luôn bên nhau để động viên nhau, cùng chiến đấu và chiến thắng.

Nhưng do hoàn cảnh sáng tác và được sáng tạo bởi các nhà thơ có phong cách khác nhau nên ở các bài thơ vẫn có nét riêng biệt. Cái riêng ấy trước hết ở hoàn cảnh chiến tranh, không gian hoạt động, công việc khác nhau của mỗi nhân vật. Người lính trong bài thơ của Chính Hữu được khắc hoạ rõ nét về hoàn cảnh xuất thân từ nông dân ở những vùng quê nghèo khổ, và tình đồng đội thắm thiết ở họ; đó là nguồn sức mạnh tinh thần giúp họ vượt lên trên tất cả các thử thách của cuộc chiến đấu gian khổ, ác liệt. Còn người lính lái xe trong thơ Phạm Tiến Duật lại được tô đậm ở vẻ trẻ trung, hiên ngang, dũng cảm, coi thường mọi hiểm nguy trong chiến tranh. Trong bài thơ Anh trăng của Nguyễn Duy, hình ảnh người lính lại nổi bật ở sự hồn nhiên, tươi trẻ trong cuộc chiến đấu gần gũi và gắn bó với thiên nhiên.

5. Câu hỏi 5 (SGK, trang 90)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc lại các bài thơ nêu trong bài tập này, sau đó đọc phần Ghi nhớ ở mỗi bài cùng với phần ghi chép bài giảng của thầy (cô) giáo trên lớp để nêu và phân tích bút pháp sáng tạo hình ảnh.của mỗi bài thơ.

b. Gợi ý trả lời

Ở cả bốn bài thơ, các nhà thơ đều đặc biệt thành công trong nghệ thuật xây dựng hình ảnh. Các hình ảnh trong các bài thơ là những hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, rạng rỡ. Tuy vậy, chúng không chỉ mang ý nghĩa thực mà còn mang lớp nghĩa biểu tượng. Song mỗi bài thơ lại được tạo dựng bởi những bút pháp khác nhau.

Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận chủ yếu dùng bút pháp tượng trưng, phóng đại với nhiều liên tưởng, tưởng tượng, mới mẻ và độc đáo xây dựng hình ảnh đoàn thuyền và người dân lao động đang phấn khởi, say sưa trong khí thế mới.

Ánh trăng của Nguyễn Duy chủ yếu dùng bút pháp gợi tả, không đi sâu vào chi tiết mà hướng tới những ý nghĩa khái quát và biểu tượng của hình ảnh.

Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải phôi hợp bút pháp hiện thực với bút pháp tượng trưng. Các hình ảnh xuất phát từ những hình ảnh thực (con chim chiền chiện, cành hoa, mùa xuân), rồi được khái quát thành những hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng.

Con cò của Chế Lan Viên: Các hình ảnh trong bài thơ này thiên về ý nghĩa biểu tượng (được xây dựng bằng bút pháp tượng trưng). Hình ảnh biểu tượng trong bài thơ giản dị, gần gũi, quen thuộc nhưng lại có khả năng hàm chứa những ý nghĩa mới và có giá trị biểu cảm cao.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận