Ôn tập giữa học kì I Tiếng Việt 4

Đang tải...

TUẦN 10

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I

Tiết 1

1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

      – Các bài tập đọc:

      * Dế mèn bênh vực kẻ yếu

      * Dế mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo)

      * Thư thăm bạn

      * Người ăn xin

      * Một người chính trực

      * Những hạt thóc giống

      * Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca

      * Chị em tôi Trung thu độc lập

      * Ở vương quốc tương lai

      * Đôi giày ba ta màu xanh

      * Thưa chuyện với mẹ

      * Điều ước của vua Mi-đát.

      – Các bài học thuộc lòng:

      * Mẹ ốm

      * Truyện cổ nước mình

      * Tre Việt Nam

      * Gà Trống và Cáo

      * Nếu chúng mình có phép lạ.

2. Ghi lại những điều cần nhớ về các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân vào bảng theo mẫu sau:

3. Trong các bài tập đọc trên, tìm các đoạn văn có giọng đọc:

a. Thiết tha trìu mến: Là đoạn cuối của bài tập đọc Người ăn xin.

      “Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia… Khi ấy tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một chút gì của ông lão”.

b. Thảm thiết: Là đoạn Nhà Trò kể về nỗi khố của mình (bài tập đọc Dế mèn bênh vực kẻ yếu – Phần I).

      “Năm trước, gặp khi trời làm đói kém, mẹ em phải vay lương ăn của bọn nhện… Hôm nay bọn chúng giăng tơ ngang đường để bắt em, vặt chân, vặt cánh em ăn thịt”.

c. Mạnh mẽ, răn đe: Là đoạn Dế mèn đe dọa bọn nhà nhện, bênh vực Nhà Trò (bài tập đọc Dế mèn bênh vực kẻ yếu – Phần II).

      “Tôi thét: – Các người có của ăn của để, béo múp béo míp mà cứ đòi mãi một tí tẹo nợ đã mấy đời rồi… Có phá hết các vòng vây đi không’?”.

Tiết 2

1. Nghe – viết: Lời hứa ( SGK trang 96, 97).

2. Dựa vào nội dung bài chính là Lời hứa trả lời các câu hỏi:

a. Em bé được giao nhiệm vụ gác kho đạn trong trò chơi đánh trận giả.

b. Trời đã tối mà em không về vì em đã hứa không bỏ vị trí gác khi chưa có người đến thay.

c. Các dấu ngoặc kép trong bài dùng để báo trước bộ phận sau nó là lời nói của nhân vật (bạn em bé, em bé).

d. Không thể đưa các bộ phận đặt trong dấu ngoặc kép xuống dòng, đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng được vì trong truyện có hai cuộc đối thoại: cuộc đối thoại giữa em bé và người khách trong công viên và cuộc đối thoại giữa em bé với các bạn cùng chơi đánh trận giả. Những lời đối thoại của em bé với các bạn cùng chơi trận giả là do em bé thuật lại với người khách, do đó phải đặt trong dấu ngoặc kép để phân biệt với lời đối thoại của em bé với người khách vốn đã được đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng.

3. Lập bảng tổng kết quy tắc viết tên riêng theo mẫu sau:

Tiết 3

1. Ôn luyện tập đọc, học thuộc lòng (xem câu 1, tiết 1).

2. Dựa vào nội dung các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng ghi vào bảng những điều cần nhớ:

Tiết 4

1. Ghi lại các từ ngữ đã học theo chủ điểm.

     Thương người như thể thương thân

Từ cùng nghĩa: nhân hậu, phúc hậu, nhân ái, nhân nghĩa, hiền lành, hiền từ, hiền hậu, đùm bọc, đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ, che chở, bênh vực, bảo vệ…

Từ trái nghĩa: độc ác, dã man, dữ tợn, tàn ác, đánh đập, bóc lột, ức hiếp, hành hạ, dọa nạt,…

     Măng mọc thẳng

Từ cùng nghĩa: trung thực, ngay thẳng, thẳng thắn, chân thật, thật thà, thật tình, ngay thật,…

Từ trái nghĩa: gian dối, gian lận, gian xảo, lừa dối, lừa lọc, bịp bợm,…

     Trên đôi cánh ước mơ

Từ cùng nghĩa: ước mơ, mơ ước, ước ao, ước vọng, ước mong, mong ước, mơ tưởng,…

2. Tìm thành ngữ hay tục ngữ trong mỗi chủ điểm ở bài tập 1. Đặt câu với thành ngữ hoặc nêu hoàn cảnh sử dụng tục ngữ.

– Chủ điểm: Thương người như thể thương thân

     +   Một cây làm chẳng nên non.

     Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

     + Thương người như thể thương thân.

     + Lá lành đùm lá rách.

     + Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

     + Môi hở răng lạnh.

     + Máu chảy ruột mềm.

     + Nhường cơm sẻ áo.

– Chủ điểm: Măng mọc thẳng.

     + Thẳng như ruột ngựa

     + Cây ngay không sợ chết đứng

     + Giấy rách phải giữ lấy lề

     + Đói cho sạch, rách cho thơm

     + Một mặt người bằng mười mặt của.

– Chủ điểm: Trên đôi cánh ước mơ.

     + Đứng núi này trông núi nọ

     + Cầu được ước thấy

     + Ước của trái mùa

     + Ước sao được vậy.

– Đặt câu với thành ngữ hoặc nêu hoàn cảnh sử dụng tục ngữ:

     + Với tinh thần Thương người như thể thương thân, trường em đã tổ chức quyên góp ủng hộ nhân dân vùng lũ lụt.

     + Mẹ dạy tôi: Giấy rách phải giữ lấy lề, nhà mình tuy nghèo nhưng đừng tham lam con nhé!

3. Lập bảng tổng kết về hai dấu câu mới học theo mẫu sau:

 

Tiết 5

1. Ôn luyện tập đọc, học thuộc lòng (xem câu 1, tiết 1).

2. Ghi lại những điều cần nhớ về các bài tập đọc thuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ theo mẫu sau:

3. Ghi chép về các nhân vật trong các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ theo mẫu sau:

Tiết 6

1. Đọc đoạn văn sau: Học sinh đọc SGK trang 99.

2. Tìm trong đoạn văn trên những tiếng có mô hình cấu tạo như sau   (ứng với mỗi mô hình, tìm một tiếng):

a. Tiếng chỉ có vần và thanh: ao

b. Tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh: Tất cả các từ còn lại: dưới, tầm, cánh, chú, chuồn, bây, giờ, là, lũy, tre, xanh, rì, rào,…

3. Tìm trong đoạn văn trên:

      – 3 từ đơn: dưới, tầm, cánh, chú, là, lũy, tre, xanh, trong, bờ, ao,…

      – 3 từ láy: rì rào, rung rinh, thung thăng.

      – 3 từ ghép: bây giờ, khoai nước, tuyệt đẹp, hiện ra, ngược xuôi, xanh trong, cao vút,…,

4. Tìm trong đoạn văn trên:

      – 3 danh từ: cánh, chú, chuồn chuồn, tre, gió, bờ, ao, khóm, khoai nước,…

      – 3 động từ: rì rào, rung rinh, hiện ra, gặm, ngược xuôi, bay,…

Tiết 7

BÀI LUYỆN TẬP

A – Đọc thầm: Quê hương (Học sinh đọc SGK trang 100).

B – Dựa vào nội dung bài tập đọc, chọn câu trả lời đúng.

1. Tên vùng quê được tả trong bài văn là gì?

Câu đúng: ý b) Hòn Đất.

2. Quê hương chị Sứ là:

Câu đúng: ý c) Vùng biển.

3. Những từ ngữ nào giúp em trả lời đúng câu hỏi 2?

Câu đúng: ý c) Sóng biển, cửa biển, xóm lưới, làng biển, lưới.

4. Những từ ngữ nào cho thấy núi Ba Thê là một ngọn núi cao?

Câu đúng: ý b) Vòi vọi.

5. Tiếng yêu gồm những bộ phận cấu tạo nào?

Câu đúng: ý b) Chỉ có vần và thanh.

6. Bài văn trên có 8 từ láy. Theo em, tập hợp nào dưới đây thống kê đủ 8 từ láy đó?

Câu đúng: ý a) Oa oa, da dẻ, vòi vọi, nghiêng nghiêng, chen chúc, phất phơ, trùi trũi, tròn trịa.

7. Nghĩa của chữ tiên trong đầu tiên khác nghĩa với chữ tiên nào dưới đây? Câu đúng: ý c) Thần tiên.

8. Bài văn trên có mấy danh từ riêng?

Câu đúng: ý c) Ba từ. Đó là những từ: (chị) Sứ, Hòn Đất, (núi) Ba Thê.

Tiết 8

BÀI LUYỆN TẬP

A – Chính tả (Nghe – viết): Chiều trên quê hương (SGK trang 102).

      Đoạn văn Chiều trên quê hương tả vẻ đẹp của buổi chiều mùa hạ trên quê hương thật êm ả thanh bình. Viết đúng các từ ngữ: chiều, đuổi nhau, vời vợi, tha thiết, trải khắp, vàng dịu, thoang thoảng,…

B – Tập làm văn

      Đề bài: Viết một bức thư ngắn (khoảng 10 dòng) cho bạn hoặc người thân nói về ước mơ của em.

Bài tham khảo

TP. Hồ Chí Minh ngày 10 tháng 12 năm 2011.

      Lan Anh thân mến!

      Hôm nay, viết thư cho Lan Anh, mình sẽ nói về ước mơ của mình cho Lan Anh nghe nhé!

      Ngay từ khi bước chân vào lớp Một, mình đã có ước mơ sau này mình sẽ trở thành cô giáo dạy tiểu học. Bởi là cô giáo thì phải dịu dàng, yêu mến các em nhỏ. Cô giáo phải có giọng đọc và kể chuyện hay. Chính cô giáo dạy mình lớp Một đã để lại trong mình kỉ niệm tốt đẹp và đó cũng là ước mơ mà bấy lâu nay mình ấp ủ.

      Hiện mình đang là thành viên của đội tuyển môn tiếng Việt của trường, mình đang cùng các bạn ôn thi để cuối tháng sẽ thi cấp quận đấy. Nếu đạt thành tích cao trong kì thi này thì ước mơ của mình sẽ dần dần trở thành sự thật. Mình hi vọng sau này lớn lên mình sẽ là một cô giáo dạy giỏi môn tiếng Việt. Lan Anh ơi! Bạn sẽ là người ủng hộ và động viên mình nhé! Thôi mình tạm dừng bút, hẹn gặp Lan Anh sau khi mình thi xong.

Xiết chặt tay Lan Anh

Hồ Quỳnh Hương

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận