Nước Văn Lang và các vua Hùng – Các triều đại Việt Nam

Đang tải...

NƯỚC VĂN LANG VÀ CÁC VUA HÙNG

Theo sử cũ thì nước Văn lang chia làm 15 bộ:

  1. Văn Lang (Bạch Hạc, Phú Thọ)
  2. Châu Diên (Sơn Tây)
  3. Phúc Lộc (Sơn Tây)
  4. Tân Hưng (Hưng Hóa — Tuyên Quang)
  5. Vũ Định (Thái Nguyên – Cao bằng)
  6. Vũ Ninh (Bắc Ninh)
  7. Lục Hải (Lạng Sơn)
  8. Ninh Hải (Quảng Ninh)
  9. Dương Tuyến (Hải Dương)
  10. Giao Chỉ (Hà Nội — Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình)
  11. Cửu Chân (Thanh Hóa)
  12. Hoài Hoan (Nghệ An)
  13. Cửu Đức (Hà Tĩnh)
  14. Việt Thường (Quảng Bình, Quảng Trị)
  15. Bình Văn (?)

Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ) đặt tướng văn là Lạc Hầu, tướng võ gọi là Lạc Tướng, con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mỵ Nương, các quan nhỏ gọi là Bồ Chính.

Thời ấy người Văn Lang lấy vỏ cây làm áo, bện cỏ làm chiếu, lấy nước nhựa cây làm rượu, lấy bột cây quang lang làm cơm (tức cây đao, thân to như cây cọ, thân cây có bột ăn được) lấy cầm thú ngư trùng làm mắm, lấy rễ gừng làm muối. Cày bằng đao, cắt bằng lửa, nấu cơm nếp bằng ông tre, gác cây làm nhà sàn, cắt ngắn tóc để đi trong rừng cho tiện, khi có người chết thì lấy cối chày không ra mà giã để báo tin cho làng xóm, trai gái lấy nhau chưa dùng trầu cau mà lấy phong muối làm đầu,…

Đời Hùng Vương thứ nhất, người nước Văn Lang làm nghề chài lưới, cứ hay bị thuồng luồng làm hại, vua mới bắt dân lấy chàm vẽ mình để thú dữ tưởng là đồng loại không làm hại được nữa.[1]

Sử cũ cũng chép thuyền của ta ở đằng mũi hay làm hài con mắt; để thủy quái ở sông, bể trông thấy mà sợ.

Thông qua những truyền thuyết trong 15 bộ lạc vừa kể trên, bộ lạc Văn Lang mạnh nhất. Bộ lạc này có vị thủ lĩnh tài ba, thu phục được các bộ lạc khác và trở thành thủ lĩnh liên minh các bộ lạc rồi chuyển thành người cầm đầu cả 15 bộ lạc. Vị thủ lĩnh lỗi lạc ấy gọi là Vua Hùng, cha truyền con nối.

_____________________________________________________________

(1)Tục xăm mình này đến đời vua Trần Anh Tông mới bỏ.

Cả nước ấy chia ra 15 bộ. Đứng đầu mỗi bộ là lạc tướng, cũng cha truyền con nối. Dưới bộ là các công xã nông thôn, đứng đầu là Bồ Chính (già làng). Mỗi công xã có một ngôi nhà chung để làm nơi hội họp và sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng.

Nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng đơn giản, mới hình thành nhưng đã cố kết được lòng người. Từ tình cảm cộng đồng dẫn đến ý thức cộng đồng. Họ bước đầu hiểu được mối quan hệ giữa thiện nhiên và con, người, thấy được sức mạnh của cộng đồng trong việc làm thủy lợi, trao đổi sản phẩm, và đấu tranh giữ gìn làng bản, đất nước.

Trong thời Hùng Vương có hai truyền thuyết được lưu truyền rộng rãi trong dân gian thể hiện tinh thần này.

  • Phù Đổng Thiên vương:

Đời Hùng Vương thứ 6 giặc Ân rất hùng mạnh, dường như không ai địch nổi kéo sang xâm lược nước Văn Lang. Thế giặc mạnh lắm, quan quân không sao chống cự nổi. Nhà vua lo lắng cho mời các quan trong triều để bàn kế phá giặc. Các quan tâu vua xin cho sứ giả đi rao tìm người tài giỏi ra giúp nước. Vua nghe theo kế ấy.

Lúc bấy giờ ở làng Phù Đổng, bộ Võ Ninh có một nhà giàu, 62 tuổi mới sinh được một con trai lên 3 mà vẫn chưa biết nói. Cậu bé suốt 3 năm chỉ nằm ngửa không tự ngồi hay đứng được.

Khi sứ giả đến làng rao cầu hiền, cậu bé thốt nhiên nói được và xin với cha cho mời sứ giả nhà vua vào hỏi chuyện. Khi sứ giả đến, cậu bé xin sứ giả về tâu vua đúc cho cậu một con ngựa sắt, một thanh gươm, một cái nón sắt rồi cậu sẽ ra quân diệt giặc.

Từ khi sứ nhà vua về, cậu bé mỗi ngày một lớn, ăn khoẻ lạ thường. Ngày tháng qua, cậu lớn phổng lên đến nỗi phải làm nhà riêng để ở.

Khi giặc Ân kéo đến núi Châu Sơn (Tiên Du, Bắc Ninh) thì sứ giả đem kiếm, ngựa dâng cho cậu. Cậu vươn vai đứng dậy rồi nhảy lên ngựa mà roi. Ngựa chạy đến đâu , miệng phun ra lửa đến đó. Trên mình ngựa, cậu xông vào đội ngũ giặc, sải kiếm chém giặc như chém chuối. Kiếm gãy, cậu nhổ cả cụm tre mà đánh. Không đương nổi sức mạnh thần thông của chàng trai Phù Đổng, quân giặc còn lại quỳ gối xin hàng.

Phá được giặc Ân rồi, người anh hùng làng Phù Đổng đi đến núi Sóc Sơn thì biến mất. Vua nhớ ơn, truyền lập đền thờ ở làng Phù Đổng, về sau được phong là Xung Thiên Thần Vương. Hàng năm đến mùng 8 tháng tư, làng Phù Đổng (còn gọi là làng Gióng) mỏ hội vui lốn, tục gọi là hội Gióng.

  • Sơn Tinh Thuỷ Tinh:

Vua Hùng thứ 18 có một người con gái tên là Mỵ Nương, sắc đẹp tuyệt trần, Mỵ Nương được vua cha thương yêu rất mực. Nhà vua muốn kén cho nàng một người chồng xứng đáng. Sơn Tinh và Thuỷ Tinh đều muôn hỏi nàng làm vợ. Sơn Tinh là người ở núi Ba Vì, tuấn tú và tài giỏi khác thường. Chàng chỉ tay về phía Đông, phía Đông biến thành đồng lúa xanh, chỉ tay về phía Tây, phía Tây mọc lên hàng dãy núi. Còn Thuỷ Tinh ở mãi tận biển Đông cũng tài giỏi không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Một người là chúa của miền non cao, còn người kia là chúa của vùng nước thẳm, đều xứng đáng làm rể vua Hùng.

Vua Hùng băn khoăn không biết nhận lời ai, bèn phán rằng:

  • Hai người đều vừa ý ta cả nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho ai? Vậy, ngày mai, nếu ai dẫn lễ cưới đến đây trước: một trăm ván cơm nếp, hai trăm đệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao thì được rước dâu về.

Sớm hôm sau Sơn Tinh đem đầy đủ lễ vật đến trước và được phép đưa dầu về núi.

Thuỷ Tinh đến sau không lấy được Mỵ Nương, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo, một hai đòi cướp lại Mỵ Nương. Thuỷ Tinh còn hô mưa gọi gió làm thành dông, bão, sấm sét, rung chuyển trời đất, dâng nước sông lên cuồn cuộn tiến đánh Sơn Tinh. Nước ngập lúa, ngập đồng, ngập cả nhà cửa.

Sơn Tinh không hề nao núng dùng phép bốc từng quả đồi từng dãy núi chặn đứng dòng nước lũ. Nước dâng lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại làm cho đồi núi mọc lên cao bấy nhiêu. Sơn Tinh lại dùng sấm sét đánh xuống, Thuỷ Tinh cuối cùng phải chịu thua rút quân về. Từ đó Sơn Tinh và Thuỷ Tinh thù nhau. Không năm nào Thuỷ Tinh không làm mưa làm bão, dâng nước lên đánh Sơn Tinh, gây lên nạn lụt lội khắp vùng đồng bằng và trung du nước ta. Nhưng lần nào Thuỷ Tinh cũng phải chịu thua.

Câu chuyện có ý nghĩa này phản ánh một thực tế, hàng nằm vào tháng Sáu và tháng Bảy, Bắc Bộ bị lũ lụt, nước tràn vào đồng áng, tàn phá mùa màng, khiến nhân dân phải đắp đê ngăn lũ vô cùng vất vả.

File PDF

Xem thêm

NHÀ THỤC VÀ NƯỚC ÂU LẠC

(năm 257-207 trước Công nguyên)

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận