Nước Đại Việt ta – Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 2

Đang tải...

Nước Đại Việt ta ngữ văn lớp 8

I. VÀI NÉT VỂ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

1. Tác giả

Nguyễn Trãi (1380 – 1442) là nhà văn, nhà chính trị, nhà tư tưởng Việt Nam kiệt xuất. Ông lấy hiệu là Ức Trai, quê gốc ở Hải Dương nhưng sinh sống ở xã Nhị Khê, huyện Thượng Phúc, lộ Đông Đô, nay thuộc huyện Thường Tín, Hà Nội. Nguyễn Trãi là con của Nguyễn Ứng Long và bà Trần Thị Thái, con gái của tể tướng Trần Nguyên Đán. Phụ thân của ông đỗ tiến sĩ năm 1374 dưới triều Trần nhưng lại ra làm quan cho nhà Hồ. Năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh và cũng ra làm quan (chức Ngự sử đài Chính trưởng). Khi giặc Minh xâm lược nước ta, Nguyễn Trãi đã tham gia phong trào khởi nghĩa Lam Sơn. Với cương vị là Tuyên phụng đại phu Hàn lâm thừa chỉ của nghĩa quân, ông giúp Lê Lợi lãnh đạo nhân dân ta làm nên chiến thắng giặc Minh. Nhưng chỉ vài năm sau khi chiến tranh kết thúc, triều đình nhà Lê rơi vào khủng hoảng, mâu thuẫn. Các khai quốc công thần người bị giết hại (Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn xảo), người bị bãi miễn (trong đó có Nguyễn Trãi). Năm 1430, Nguyễn Trãi xin cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn. Nhưng 1442, một thảm kịch đã xảy đến, ông bị khép vào tội âm mưu giết vua. Chịu án tày tròi: tru di tam tộc chỉ vì “vua bị cảm mà qua đời” tại Lệ Chi Viên trên đường về kinh thành, sau khi ghé thăm Nguyễn Trãi ở Côn Sơn. Phải đến hai mươi năm sau (1464), Lê Thánh Tông mới xuống chiếu rửa oan cho Nguyễn Trãi, truy phong ông chức Đặc tiến kim tử Vinh lộc đại phu, tước Tán trù bá, cất nhắc người con trai còn lại duy nhất của ông là Nguyễn Anh Võ làm tri huyện. Nhà vua cũng ra lệnh sưu tầm di cảo thơ văn của ông. Nhờ đó, một phần tác phẩm quý giá của ông còn giữ lại được đến bây giờ.

Nguyễn Trãi để lại một sự nghiệp văn chương đồ sộ, phong phú, trong đó có “Bình Ngô đại cáo”, “Lam Sơn thực lục”, ‘‘Dư địa chí”, “Ức Trai thi tập”, “Quốc âm thi tập”, “Quân trung từ mệnh tập”,… Thơ văn Nguyễn Trãi trước hết là lòng yêu nước, thương dân, kết hợp vói lòng yêu đời làm một.

2. Tác phẩm

“Bình Ngô đại cáo ” được viết theo thể cáo. Đây là thể văn nghị luận cổ, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết. Cáo được viết bằng văn biền ngẫu (không có vần hoặc có vần, thường có đối, câu dài ngắn không gò bó, mỗi cặp hai vế đổi nhau). Cáo là thể văn có tính chất hùng biện, lời văn đanh thép, lí luận sắc bén, kết cấu chặt chẽ, mạch lạc.

“Bình Ngô đại cáo ” do Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Thái Tổ soạn thảo là bài cáo có ý nghĩa trọng đại của một bản tuyên ngôn độc lập, được công bố ngày 17 tháng chạp năm Đinh Mùi (1428) sau khi quân ta đại thắng quân Minh xâm lược.

II. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HlỂU TÁC PHẨM

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 69)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ toàn bộ đoạn trích. Chú ý đến vị trí của đoạn đốì với toàn bài và các câu nói đến độc lập chủ quyền của một dân tộc.

b. Gợi ý trả lời

Đoạn trích là phần mở đầu của bài “Bình Ngô đại cáo ”, nêu tiền đề cho toàn bài. Câu mở đầu, tác giả nêu cao tư tưởng nhân nghĩa “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân ”, “nhân nghĩa ” là đánh đuổi quân xâm lược mang lại cho nhân dân cuộc sống yên ổn, ấm no, hạnh phúc. Đồng thời, tác giả khẳng định nước ta là nước có chủ quyền, có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, có thuần phong mĩ tục, có lịch sử độc lập trải qua nhiều triều đại khác nhau, và thời nào cũng có nhân tài hào kiệt:

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào củng có.

Nguyễn Trãi đã đưa ra một chân lí khách quan không thể phủ nhận và đã phát biểu một cách hoàn chỉnh quan niệm của mình về quốc gia, dân tộc. “Bình Ngô đại cáo ” được xem là tuyên ngôn độc lập thứ hai sau “Nam quốc sơn hà

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 69)

а. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ phần chú thích trong SGK về các từ: “nhân nghĩa”, “điếu phạt” để hiểu được nguồn gốc “nhân nghĩa” và tư tưởng của Nguyễn Trãi về nhân nghĩa. Từ đó, xác định đối tượng hướng tới của tác giả qua hai câu thơ đầu.

b. Gợi ý trả lời

Mở đầu, Nguyễn Trãi đã nêu nguyên lí nhân nghĩa để làm cơ sở triển khai toàn bộ nội dung bài cáo. Phạm trù nhân nghĩa vốn là khái niệm đạo đức của Nho giáo, nói về đạo lí, cách ứng xử và tình thương của con người trong xã hội với con người. Nguyễn Trãi đã tiếp thu tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo theo hướng lấy lợi ích nhân dân, dân tộc làm gốc.

Theo quan niệm của tác giả, “nhân nghĩa ” là làm cho dân được yên ổn, là đánh đuổi quân xâm lược, trừ bạo ngược, đem lại cuộc sống yên bình cho nhân dân. Người dân mà tác giả nói đến “cốt ở yên dân ” là toàn thể nhân dân nước Đại Việt ta. “Yên dân ” là đem lại cuộc sống yên ổn cho nhân dân “yên dàn”, “điếu phạt”, “trừ bạo” là cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa, tất cả đều hướng về con người, về nhân dân. “Trừ bạo ” là tiêu diệt những kẻ tàn ác, bạo ngược để bảo vệ dân lành. Kẻ bạo ngược ở đây chính là giặc Minh xâm lược.

Vì vậy, cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của chúng ta là cuộc kháng chiến chính nghĩa, đánh đuổi quân phi nghĩa.

Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi đề cập đến là yên dân, trừ bạo, cứu dân thoát khỏi lầm than. Tư tưởng nhân nghĩa này vô cùng cao đẹp; lấy dân làm gốc. Sau này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát huy tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi để lãnh đạo nhân dân ta đánh thắng hai đế quốc xâm lược Pháp, Mĩ:

Dễ trăm lần không dân củng chịu.

Khó vạn lần dân liệu củng xong.

(Hồ Chí Minh)

Trong “Bình Ngô đại cáo”, tư tưởng nhân nghĩa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bài. Sức mạnh nhân nghĩa của quân và dân ta đã đánh bại 15 vạn quân giặc, đem lại nền độc lập thái bình cho dân tộc:

Lưu Cung tham công nên thất bại,

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong,

Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.

Ta cũng lấy nhân nghĩa để tha cho quân giặc khi chúng đầu hàng, cung cấp lương thực, thuyền bè cho chúng về nước:

“Mã Kì, Phương Chính cấp cho năm trảm chiếc thuyền, ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc ”…

Nguyễn Trãi đã đứng trên đỉnh cao của thòi đại, với niềm tự hào dân tộc, đại diện cho chính nghĩa tuyên bố về nền độc lập của đất nước, khẳng định sức mạnh của nhân dân Đại Việt. Và tư tưởng nhân nghĩa một lần nữa lại được vang lên:

Đem đại nghĩa để thắng hung tàn

Lấy chí nhân để thay cường bạo.

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 69)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc lai bài “Sông núi nước Nam ” (Ngữ văn 7, tập một) và “Nước Đại Việt ta. Đối chiếu hai bài, tìm ra các yếu tố nói đến chủ quyền độc lập dân tộc. Từ đó, so sánh sự giống nhau và khác nhau về việc khẳng định chủ quyền, độc lập dân tộc của hai tác phẩm.

b. Gợi ý trả lời

“Sông núi nước Nam ” được viết vào thế kỉ XI, khi quân và dân ta chiến thắng quân Tống xâm lược và được xem là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. Sau đó bốn thế kỉ, Nguyễn Trãi viết “Bỉnh Ngô đại cáo” tuyên bố về chiến công oanh liệt của 10 năm kháng chiến chông giặc Minh và khẳng định nền độc lập của dân tộc. “Bình Ngô đại cáo ” được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước ta sau bài “Nam quốc sơn hà.

Để khẳng định nền độc lập dân tộc, trong bài cáo, Nguyễn Trãi đã tự hào khẳng định nước Đại Việt ta có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, có phong tục tập quán riêng, và thời nào cũng có nền độc lập trải qua các thời đại khác nhau, có nhân tài hào kiệt:

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền dộc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương,

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có.

Trong “Nam quốc sơn hà”, tác giả bài viết khẳng định nền độc lập chủ yếụ trên hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền.

“Sông núi nước Nam vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ sở”

“Nam quốc sơn hà” đã đưa ra một chân lí khách quan, nước Nam thuộc chủ quyền của người Nam, có “Nam đế” trị vì: giới phận của nước Nam đã được sách trời ghi rõ không thể chối cãi được. Đến “Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi vẫn tiếp tục khẳng định nền độc lập về lãnh thổ: “Núi sông bờ cõi đã chia ”, độc lập và chủ quyền: “Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương”.

Song, đến “Bình Ngô đại cáo”, ngoài hai yếu tố về lãnh thổ, chủ quyền, Nguyễn Trãi đã bổ sung thêm ba yếu tố: văn hiến, phong tục tập quán và lịch sử các triều đại. Trong đó, Nguyễn Trãi đã đưa yếu tô’“văn hiến” lên hàng đầu, là hạt nhân để khẳng định nền độc lập.

Ngay phần mở đầu, tác giả đã khẳng định dứt khoát:

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Không phải ngẫu nhiên, tác giả lại đưa ra yếu tố “văn hiến” lên hàng đầu. Bởi lẽ thực tế, khi quân Minh sang xâm lược nước ta, việc đầu tiên chúng muôn là đồng hoá dân tộc ta, xoá bỏ nền văn hiến nước ta, nhưng âm mưu của chúng đã bị đập tan. Vì thế nền văn hiến nước ta những truyền thống văn hoá lâu đời và tốt đẹp được hình thành từ nghìn đời, gắn với lịch sử của dân tộc không dễ dàng bị xoá bỏ.

Nếu “Nam quốc sơn hà” khẳng định nền độc lập dân tộc đưa vào “sách trời ” thì “Bình Ngô đại cáo ” đã chứng minh bằng lịch sử:

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao dời gây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương.

Lịch sử các triều đại nước ta đều sánh ngang với triều đại Trung Quốc, mỗi một triều đại đều xưng “đế”. Trong “Nam quốc sơn hà”, tác giả ý thức sâu sắc khi nói “Nam đế” sánh ngang với “Bắc đế” của Trung Quốc. Trong “Bình Ngô đại cáo ”, Nguyễn Trãi tiếp tục phát triển niềm tự hào ấy “mỗi bên xưng đế một phương”.

Sau “Nam quốc sơn hà” bôn thế kỉ, Nguyễn Trãi đã đứng trên đỉnh cao của thời đại, tuyên bố về chiến công oanh liệt của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đồng thời, bổ sung, phát triển và hoàn thiện về khái niệm chủ quyền của quốc gia, dân tộc. So với “Nam quốc sơn hà ” thì “Bình Ngô đại cáo ” đã nói về chủ quyền dân tộc đầy đủ, toàn diện và sâu sắc hơn.

Xem thêm Hành động nói – Ngữ văn lớp 8 tại đây.

4. Câu hỏi 4 (SGK, trang 69)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

“Bình Ngô đại cáo ” là bài cáo thể văn nghị luận cổ. Chú ý đọc phần viết về thể loại này trong SGK để hiểu về cách dùng câu, biện pháp nghệ thuật đặc trưng.

b. Gợi ý trả lời

Đoạn trích là phần mở đầu của “Bình Ngô đại cáo ” – một tác phẩm có giá trị đặc sắc về nghệ thuật và nội dung tư tưởng. Đoạn trích khẳng định nền độc lập tự chủ của dân tộc trên nhiều phương diện: văn hiến, lãnh thổ, phong tục, lịch sử. Lời văn đanh thép, hùng hồn và dứt khoát. Đồng thời, Nguyễn Trãi đã chứng minh sự thất bại của kẻ thù xâm lược của vua Hán, nhà Tống, nhà Nguyên và những chiến thắng lừng lẫy của Ngô Quyền, chiến thắng quân Tống của nhà Lí, chiến thắng quận

Nguyên của nhà Trần đã được sử sách ghi rõ. Tác giả sử dụng các câu thơ biền ngẫu tự do, dài ngắn khác nhau làm cho mạch thơ tự nhiên và dào dạt cảm xúc tự hào. Lối so sánh, liệt kê giữa các triều đại Triệu, Đinh, Lí, Trần sánh ngang với Hán, Đường, Tông, Nguyên của Trung Quốc và khẳng định sức mạnh dân tộc qua các triều đại, các chiến thắng vang dội được lịch sử ghi nhận.=

5. Câu hỏi 5 (SGK, trang 69)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc lại đoạn trích, chú ý đến cách lập luận đưa ra vấn đề của tác giả và lí lẽ, dẫn chứng trong bài.

b. Gợi ý trả lời

Đoạn trích “Nước Đại Việt ta” có sức thuyết phục lớn của một bản tuyên ngôn độc lập. Với lí lẽ, dẫn chứng xác thực của văn chính luận, tác giả đã khẳng định sức mạnh của nhân nghĩa, khẳng định lẽ phải thuộc về nước Đại Việt ta giặc Minh là kẻ địch bạo ngược, kẻ xâm lược phản nhân nghĩa, ắt sẽ thất bại. Và sức mạnh của nhân nghĩa đã chiếu sáng toàn bài cáo, chính là sức mạnh tinh thần làm nên chiến thắng vang dội của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Minh chứng về sự độc lập tự cưòng của đất nước, Nguyễn Trãi đã đưa ra nhiều phương diện khác nhau, có sử sách ghi rõ: Nước ta có nền văn hiến lâu đòi, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có bề dày lịch sử:

Nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xứng nền văn hiến đã lâu,

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đính, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,..

Năm yếu tố này biểu hiện đầy đủ, toàn diện về một quốc gia, dân tộc. độc lập. Lời văn đanh thép, hùng hồn và dứt khoát khẳng định chân lí bất di bất dịch, kẻ thù không thể phủ nhận.

Về thực tiễn, tác giả đưa dẫn chứng về sự thất bại của những kẻ làm điều bạo ngược, mang quân xâm lược nước ta: Lưu Cung thất bại, Triệu Tiết tiêu vong, Ô Mã bị giết tươi, Toa Đô bị bắt sống.

Kẻ xâm lược liên tiếp gặp phải thất bại thảm hại. Những cuộc xâm lược của triều đại nhà Hán, đến Tống, Mông – Nguyên đều bị dân tộc ta đánh cho tan tác. Những sự kiện ấy đã được lịch sử ghi lại trong sử sách không thể chối cãi:

Lưu Cung tham công nên thất bại,

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong,

Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,

Sông Bạch Đằng giết tươi ô Mã.

Đoạn văn ngắn gọn, đanh thép vừa chứng minh cho sức mạnh của chính nghĩa, sức mạnh của dân tộc, vừa thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc.

6. Câu hỏi 6 (SGK, trang 69)

Qua việc trả lời 5 câu hỏi trong SGK, và đặc biệt là câu 5, chứng minh sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là sự kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn, ta khái quát được trình tự lập luận của đoạn trích theo sơ đồ dưới đây:

Nước Đại Việt ta ngữ văn lớp 8
III. TÀI LIỆU THAM KHẢO 

Tham khảo bài viết dưới đây để bổ sung cho kiến thức về bài học Nước Đại Việt ta.

Đoạn văn 8 câu, 16 vế, ngắn gọn nhưng chứa đựng bao điều lớn lao. Nó vang lên sang sảng như tiếng vang, tiếng thép, rắn mà trong. Nó dõng dạc, nghiêm nghị như hồi trống, hồi chiêng gióng lên trước hương khói của một bàn thờ Tổ quốc… Nó như lời phán quyết trước lịch sử, bất di bất dịch.

Chân lí lớn lao mà giản dị. Hai mệnh đề nhân nghĩa chỉ có 16 chữ trong nguyên văn, 14 chữ trong bản dịch, đều là những chữ thông thường, kể cả những chữ mượn trong sách xưa:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo,

(Nhăn nghĩa chỉ cử, vụ tại an dân

Điếu phạt chi sư, mạc thiên khử bạo)

Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,

(Duy ngã Đại Việt chi quốc

Thực vi văn hiến chi bang

Phép đổi trong văn biền ngẫu phát huy tác dụng tích cực của nó. Việc sắp đặt song song hai vế đối nhau, 1 vế nói về ta, 1 vế nói về Trung Quốc cũng tăng thêm ý nghĩa bình đẳng, ngang hàng giữa hai bên:

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương.

Đối chọi nhau trong một vế – giữa một bên là ta và một bên là Trung Quốc, không hẳn đối chữ mà ngụ trong ý:

Núi sông bờ cõi dã chia,

Phong tục Bắc Nam củng khác.

Hai vế đối nhau nhưng vế sau bổ sung cho vế trước cũng là nhấn mạnh thêm. Nhấn mạnh thêm nền văn hiến nước ta ở sự có mặt luôn luôn của những người tài giỏi:

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào củng có.

Nhấn mạnh thêm sự thất bại tất yếu của bọn tham tàn không chịu tôn trọng nền văn hiến ấy. Không phải là một lần mà bốn lần:

Lưu Cung tham công nên thất bại,

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong,

Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.

Không phải thất bại giống nhau, mà tên thì thất bại, tên thì tiêu vong, tên bị bắt sống, tên bị giết tươi (nguyên văn: bại; thua, vong: mất, cầm: bắt sống; ế: chết). Cũng không thể bỏ qua việc gọi xách mé tên vua Nam Hán là Lưu Cung. Cũng là cách xứng đáng dành cho tên xâm lược. Nhưng không gì đẹp bằng, hai vế nhân nghĩa căng ngang trên đầu như một câu khẩu thiêng liêng, cao cả, bằng chữ vàng chói lọi, lồng lộng giữa trời cao, muôn đời sáng chói, và hai vế cuối đoạn khẳng định chân lí chủ quyền, độc lập, chân lí sức mạnh văn hiến, như một lòi gạch chân, tô đậm. Cả 4 vế của hai câu mở đầu, kết thúc đoạn văn như đóng thành một cái khung hoành tráng cho các tư tưởng lớn mãi mãi chói ngời.

(Theo Lê Trí Viễn,

trích Những bài giảng văn ở đại học

NXB Giáo dục, Hà Nôi, 1982).

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận