Giải bài tập phần những hằng đẳng thức đáng nhớ sách giáo khoa Toán lớp 8

Đang tải...

Những hằng đẳng thức đáng nhớ – Toán lớp 8

Kiến thức cần nhớ:

Với A, B là các biểu thức tùy ý, ta có:

+ Bình phương của một tổng

A^{2}+2AB+B^{^{2}}=(A+B)^{^{2}}

+ Bình phương của một hiệu

A^{2}-2AB+B^{^{2}}=(A-B)^{^{2}}

+ Hiệu hai bình phương

A^{2}-B^{2}=(A-B)(A+B)

ĐỀ BÀI :

Bài 16 trang 11 sách giáo khoa Toán lớp 8

Viết các biểu thức sau dưới dạng bình phương của một tổng hoặc một hiệu;

a) {x^2}  + 2x + 1;                b) 9{x^2}  + {y^2}  + 6xy;

c) 25{a^2}  + 4{b^2}  – 20ab;       d) {x^2}  – x + \frac{1}{4 }

Bài 17 trang 11 sách giáo khoa Toán lớp 8

Chứng minh rằng:

{(10a + 5)^2} = 100a . (a + 1) + 25.

Từ đó em hãy nêu cách tính nhẩm bình phương của một số tự nhiên có tận cùng bằng chữ số 5.

Áp dụng để tính: {25^2} {35^2}  , {65^2}  , {75^2} .

Bài 18 trang 11 sách giáo khoa Toán lớp 8

Hãy tìm cách giúp bạn An khôi phục lại những hằng đẳng thức bị mực làm nhòe đi một số chỗ:

a) {x^2} + 6xy + ... = {(... + 3y)^2}

b)  ... = 10xy + 25{y^2} = {(... - ...)^2}

Hãy nêu một số đề bài tương tự.

Bài 19 trang 12 sách giáo khoa Toán lớp 8

Đố: Tính diện tích phần hình còn lại mà không cần đo.

Từ một miếng tôn hình vuông có cạnh bằng a + b, bác thợ cắt đi một miếng cũng hình vuông có cạnh bằng a – b (cho a > b). Diện tích phần hình còn lại là bao nhiêu ? Diện tích phần hình còn lại có phụ thuộc vào vị trí cắt không ?

Bài 20 trang 12 sách giáo khoa Toán lớp 8

Nhận xét sự đúng, sai của kết quả sau:

{x^2} + 2xy + 4{y^2}  = {(x+2y)^2}

Bài 21 trang 12 sách giáo khoa Toán lớp 8

Viết các đa thức sau dưới dạng bình phương của một tổng hoặc một hiệu:

a) 9{x^2}  – 6x + 1;                   b) {(2x+3y)^2}  + 2.(2x + 3y) + 1.

Bài 22 trang 12 sách giáo khoa Toán lớp 8

Tính nhanh:

a) {101^2} ;                b) {199^2} ;                   c) 47.53

Bài 23 trang 12 sách giáo khoa Toán lớp 8

Chứng minh rằng:

{(a+b)^2} = {(a-b)^2}  + 4ab;

{(a-b)^2} = {(a+b)^2}  – 4ab.

Bài 24 trang 12 sách giáo khoa Toán lớp 8

Tính giá trị của biểu thức 49{x^2}  – 70x + 25 trong mỗi trường hợp sau:

a) x = 5;                               b) x = \frac{1}{7 }

Bài 25 trang 12 sách giáo khoa Toán lớp 8

Tính:

a)   {(a+b+c)^2} ;                  b){(a+b-c)^2} ;

c)  {(a-b-c)^2}

HƯỚNG DẪN – BÀI GIẢI – ĐÁP SỐ

Bài 16 trang 11 sách giáo khoa Toán lớp 8

Hướng dẫn:

Áp dụng các hằng đẳng thức đáng nhớ:

A^{2}+2AB+B^{^{2}}=(A+B)^{^{2}}

A^{2}-2AB+B^{^{2}}=(A-B)^{^{2}}

Giải:

a) x^{2}+2x+1=x^{2}+2.x.1+1^{^{2}}=(x+1)^{2}

b) 9x^{2}+y^{2}+6xy=(3x)^{2}+2.3x.y+y^{2}=(3x+y)^{2}

c) 25a^{^{2}}+4b^{2}-20ab=(5a)^{2}-2.5a.2b+(2b)^{2}=(5a-2b) ^{2}

d) x^{2}-x+\frac{1}{4}=x^{2}-2x.\frac{1}{2}+(\frac{1}{2})^{2}=(x-\frac{1}{2})^{2}

Bài 17 trang 11 sách giáo khoa Toán lớp 8

Hướng dẫn:

Áp dụng hằng đẳng thức đáng nhớ:

A^{2}+2AB+B^{^{2}}=(A+B)^{^{2}} để biến đổi vế trái bằng vế phải.

Xem thêm : Bài tập phần: Nhân đa thức với đa thức  tại đây ! 

Nhận xét:

Cách tính nhẩm bình phương của một số có tận cùng bằng chữ số 5 thì bằng 100 lần chữ sô hàng chục nhân với số hàng chục cộng 1 rồi lấy kết quả cộng với 25.

Giải:

Biến đồi vế trái ta có:

(10a+5)^{2}=100a^{2}+100a+25=100a(a+1)+25

Cách tính nhẩm bình phương của một sô có tận cùng bằng chữ sô 5 thì bằng 100 lần chữ số hàng chục nhân với sô hàng chục

cộng 1 rồi lấy kết quả cộng với 25.

Áp dụng:25^{2}=100.2.(2+1)+25; = 200.3 + 25 = 600 + 25 = 625

Tương tự ta có: 35^{2}=1225; 65^{2}=4225; 75^{2}=5625.

Ngoài ra, ta có thể tính nhẩm bình phương của một sô có tận cùng bằng chữ số 5.

  • Lấy số tận cùng bình phương được 25, giữ nguyên.
  • Lấy số hảng chục cộng 1 nhân với chính nó, được bao nhiêu ghi liền trước sô 25 ta được kết quả.

Áp dụng: 25^{2} = 625;…

Bài 18 trang 11 sách giáo khoa Toán lớp 8

Hướng dẫn:

a) Sử dụng hằng đẳng thức A^{2}+2AB+B^{^{2}}=(A+B)^{^{2}}  đề tìm ra các hạng tử ở dấu “…”.

b) Sử dụng hằng đẳng thức:

A^{2}-2AB+B^{^{2}}=(A-B)^{^{2}}

để tìm ra các hạng tử ở dấu “…”.

Giải:

a) x^{2}+6xy+9y^{2}=(x+3y)^{2}.

b) x^{2}+10xy+25y^{2}=(x-5y)^{2}.

c) Đề bài tương tự: x^{2}-...+y^{2}=(...-...)^{2}

Bài 19 trang 12 sách giáo khoa Toán lớp 8

Hướng dẫn:

Áp dụng hằng đẳng thức đáng nhớ: A^{2}-B^{2}=(A-B)(A+B)  để tính diện tích hình còn lại bằng 4ab.

Giải: 

Diện  tích hình vuông có cạnh bằng a + b là: (A+B)^{2}   Diện tích hình vuông có cạnh bằng a – b là: (A-B)^{2}   Diện tích hình còn lại là:

(a+b)^{2}-(a-b)^{2}=(a+b    -a+b)(a+b+a-b)=2b.2a=4ab

Diện tích hình còn lại không phụ thuộc vào vị trí cắt.

Bài 20 trang 12 sách giáo khoa Toán lớp 8

Kết quả trên sai vì:  (x+2y)^{2}=x^{2}+4xy+4y^{2}

Bài 21 trang 12 sách giáo khoa Toán lớp 8

Hướng dẫn:

Áp dụng các hằng đẳng thức đáng nhớ:

A^{2}+2AB+B^{2}=(A+B)^{2}

A^{2}-2AB+B^{2}=(A-B)^{2}

Giải:

a) 9x^{2}-6x+1=(3x)^{2}-2.3x.1+1^{2}=(3x-1)^{2}

b) (2x+3y)^{2}+2(2x+3y)+1

=(2x+3y)^{2}+2(2x+3y).1+1^{2}

=(2x+3y+1)^{2}.

c) Đề bài tương tự: 4^{2}-4x+1=(2x-1)^{2}

Bài 22 trang 12 sách giáo khoa Toán lớp 8

Hướng dẫn:

Đưa số cần tính nhanh về dạng:

a) (a+b)^{2}             b) (a-b)^{2}          c) (a-b)(a+b)

Trong đó a là số nguyên chia hết cho 10 hoặc 100.

Sau đó áp dụng hằng đẳng thức đáng nhớ:

A^{2}+2AB+B^{2}=(A+B)^{2}

A^{2}-2AB+B^{2}=(A-B)^{2}

(A-B)(A+B)=A^{2}-B^{2}

Bài 23 trang 12 sách giáo khoa Toán lớp 8

Hướng dẫn:

Áp dụng các hằng đẳng thức đáng nhớ biến đổi vế phải bằng vế trái.

Giải:

Biến đổi vế phải, ta có:

(a-b)^{2}+4ab=a^{2}-2ab+b^{2}+4ab=a^{2}+2ab+b^{2}=(a+b)^{2}(1)

(a+b)^{2}-4ab=a^{2}+2ab+b^{2}-4ab=a^{2}-2ab+b^{2}=(a-b)^{2}(2)

Áp dụng:

a) Thay a+b=7, ab=12 vào (2) ta được:

(a-b)^{2}=(a+b)^{2}-4ab=7^{2}-4.12=49-48=1.

b) Thay a-b=20, ab=3 vào (1) ta được:

(a+b)^{2}=(a-b)^{2}+4ab=20^{2}+4.3=400+12=412.

Bài 24 trang 12 sách giáo khoa Toán lớp 8

Hướng dẫn:

Viết biểu thức về dạng bình phương của một hiệu sau đó thay giá trị của x vào biểu thức đã rút gọn.

Giải:

Ta có: 49x^{2}-70x+25=(7x)^{2}-2.7x.5+5^{2}=(7x 5)^{2}

a) Thay x=5 vào ta được:

(7x-5)^{2}=(7.5-5)^{2}=30^{2}=900.

b) Thay x = \frac{1}{7}   vào ta được:

(7x-5)^{2}=(7.\frac{1}{7}-5)^{2}=(-4)^{2}=16

Bài 25 trang 12 sách giáo khoa Toán lớp 8

Hướng dẫn:

(a+b+c)=[(a+b)+c] ^{2}

= (a+b)^{2} +2(a+b)c+c^{2}

=a^{2}+b^{2}+c^{2}+2ab+2bc+2ca.

Câu b), c) biến đổi tương tự.

Giải:

a) (a+b+c)^{2}=[(a+b)+c]^{2}=(a+b)^{2}+2(a+b)+c^{2}

=a^{2}+2ab+b^{2}+2ac+2bc+c^{2}

=a^{2}+b^{2}+c^{2}+2ab+2bc+2ac

b) (a+b-c)^{2}=[(a+b)-c]^{2}=(a+b)^{2}-2(a+b)+c^{2}

=a^{2}+2ab+b^{2}-2ac-2bc+c^{2}

=a^{2}+b^{2}+c^{2}-2ab+2bc-2ac

c) (a-b-c)^{2}=[(a-b)-c]^{2}=(a-b)^{2}-2(a-b)+c^{2}

=a^{2}-2ab+b^{2}-2ac+2bc+c^{2}

=a^{2}+b^{2}+c^{2}-2ab+2bc-2ac

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận