Nhận thức về cách đối nhân xử thế – Tài liệu ôn thi THPTQG

Đang tải...

Tài liệu ôn thi THPTQG Ngữ Văn

Bộ tài liệu luyện thi Ngữ Văn được biên soạn theo cấu trúc đề thi mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo; dành cho học sinh THPT ôn luyện, chuẩn bị cho các kỳ thi Quốc Gia. HOC360.NET xin giới thiệu đến bạn đọc bộ tài liệu ôn tập  bao gồm các phần về các kiến thức:

+ Trọng tâm kiến thức tác giả, tác phẩm cần ghi nhớ

+ Các đề bài ôn luyện các dạng văn nghị luận xã hội, văn học.

Hy vọng bộ tài liệu sẽ giúp ích cho các bạn học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt kết quả thi cao!

Đề bài chi tiết:

Suy nghĩ của anh, chị về câu nói của triết gia nổi tiếng Trung Quốc – Tuân Tử: “Người khen ta mà khen đúng là bạn ta; người chê ta mà chê đúng là thầy ta; người xu nịnh ta là kẻ thù của ta”.

—–~~~—–

I. Yêu cầu của đề

  • Nội dung: Đề yêu cầu học sinh trình bày suy nghĩ, quan điểm về một vấn đề tư tưởng đạo lí, cụ thể là quan niệm về bạn, về thầy và kẻ thù.
  • Phương pháp lập luận: Giải thích, chứng minh và bình luận.
  • Tư liệu: Vận dụng kiến thức trong thực tế.

II. Lập dàn ý

Mở bài

  • Con người là tổng hòa trong các mối quan hệ. Những mối quan hệ đó không hề đơn giản, đòi hỏi con người phải suy nghĩ, nhận thức và đối nhân xử thế như thế nào để tránh mắc phải sai lầm.
  • Nhà triết gia Trung Quốc nổi tiếng Tuân Tử đã có lời đúc kết về cách nhìn nhận con người trong đối nhân xử thế: “Người khen ta mà khen đúng là bạn ta; người chê ta mà chê đúng là thầy ta; người xu nịnh ta là kẻ thù của ta”

Thân bài

*Giải thích câu nói

  • Người khen ta mà khen đúng là bạn ta

+ Khen là dùng lời nói để đánh giá tốt về người, việc nào đó

+ Khen đúng, đánh giá đúng sự thật đối với bản chất của con người, sự việc, hiện tượng.

+ Những lời khen đúng có ý nghĩa to lớn đối với con người và cuộc sống. Nó có tác dụng động viên, khích lệ người được khen tiếp tục hành động đúng đắn, tốt đẹp, nó đem đến niềm vui, hạnh phúc cho người được khen.

+ Để khen đúng, người đưa ra lời khen phải là người hiểu biết lẽ đời: hiểu mình, hiểu người, hiểu đời.

+ Người khen đúng là người đáng để ta tin cậy, chia sẻ suy nghĩ vì với người đó chắc chắn ta sẽ đón nhận được những lời góp ý chân tình, giúp ta sống tốt. Bởi thế người khen ta mà khen đúng là bạn ta.

  • Người chê ta mà chê đúng là thầy ta

+ Chê là dùng lời nói để nhận xét, đánh giá không tốt, không hài lòng về người, việc hoặc hiện tượng nào đó.

+ Chê đúng là nhận xét, đánh giá đúng với bản chất của con người, sự việc, hiện tượng.

+ Cuộc sống thường nhiều lời khen mà ít lời chê, khen thường dễ, còn chê lại khó. Vì chê không khéo sẽ mất lòng, phật ý, có khi biến bạn thành thù.

+ Người dám chê ta là người có lập trường, bản lĩnh, có tầm hiểu biết rộng. Sống thẳng thắn, chân thành, luôn mong muốn người khác tiến bộ, dám chấp nhận những tình huống xấu nhất do lời chê của mình đem lại.

+ Người chê đúng đáng để ta học tập, noi theo, người đó là bậc thầy của ta, bất kể tuổi tác, địa vị.

  • Người xu nịnh ta là kẻ thù của ta

+ Xu nịnh: trực tiếp nói hay nói tốt về ta một cách quá đáng, không đúng sự thật nhằm làm hài lòng, mua chuộc tình cảm của ta để đạt được mục đích riêng.

+ Lời xu nịnh thường đem đến cho ta niềm vui và sự ảo tưởng, có khi làm ta mù quáng, ru ngủ ta trong vinh quang giả tạo, khích lệ, tâng bốc ta tiếp tục những việc đã làm mà không có lợi.

+ Người có thói quen xu nịnh là người sống giả dối, không thật lòng, có khi có những mưu mô, toan tính. Kẻ đó khi cần thì không tiếc lời xu nịnh để đạt mục đích, nhưng nếu không đạt sẽ sẵn sàng trở mặt, hoặc khi ta gặp hoạn nạn thì sẵn sàng “giậu đổ bìm leo”, hay “cao chạy xa bay”.

+ Người xu nịnh ta là kẻ hại ta, thường đem tai hoạ đến cho ta. Đó là kẻ thù trong cuộc sống của ta. “Cái lưỡi của kẻ nịnh hót chẳng kém gì một bàn tay giết người”.

*Bình luận

  • Câu nói của Tuân Tử hoàn toàn đúng. Nó thể hiện cách nhìn nhận sâu sắc về cuộc sống và con người, đúc rút kinh nghiệm, định hướng cho mỗi chúng ta trong cách nhìn nhận, đánh giá con người và đối nhân xử thế.
  • Đó là lời khuyên cho mọi người: muốn nhận biết bạn, thầy và kẻ thù phải có tầm hiểu biết, có con mắt tinh đời để chọn bạn mà chơi, chọn thầy mà học; phải khôn khéo tỉnh táo trước thái độ và những lời xu nịnh của người đời, biết phân biệt tốt xấu, đúng sai, sống phải có quan điểm lập trường.

Kết bài

Suy nghĩ về câu nói của Tuân Tử và rút ra bài học cho riêng mình.

 

» Xem thêm : Suy nghĩ về thực trạng môi trường hiện nay – Tài liệu ôn thi THPTQG tại đây. 

 

 

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận