Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng – tuần 20 – tiếng việt 5

Đang tải...

Nhà tài trợ đặc biệt của Cách Mạng

I. LUYỆN ĐỌC

1. Đọc diễn cảm bài đọc

2. Lưu ý phát âm

Nhận diện và phát âm rõ các từ:

tr / ch: tài trợ, trong, trung ương, phụ trách, hàng trăm, chủ, tài chính, tổ chức, chìa khóa, chỉ, chính phủ, kháng chiến;

x / s: tư sản, số tiền, sửng sốt, sự, sản phẩm, xúc động;

l / n: là, lớn, Lạc Thủy, lòng yêu nước, Nguyễn Lương Bằng, làm, lớn, Tuần lễ, Độc lập, nổi tiếng, Chi Nê, này, nnước, Hà Nội;

d / gi: Đông Dương, thực dân, trợ giúp, giữ, bấy giờ, giáo, gia đình…

II. TÌM HIỂU BÀI

1. Giới thiệu chung

Nhà văn, nhà thơ Phạm Khải sinh năm 1968, quê ở huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. ông có các bút danh khác: Phạm Khải, Hà Khải Hưng, Phạm Nhật Linh, Phạm Thành Chung. Ông viết các thể loại: thơ, nghiên cứu lý luận phê bình.

Bài đọc Nhà tài trơ đặc biệt của Cách mạng kể về ông Đỗ Đình Thiện – một nhà tư sản yêu nước đã có sự giúp đỡ to lớn về tiền bạc, tài sản và ủng hộ hết mình cho Cách mạng.

2. Nội dung chính

Đỗ Đình Thiện là một nhà tư sản lớn ở Hà Nội. Với lòng nhiệt thành yêu nước, ông đã có nhiều đóng góp cho Cách mạng.

Từ trước Cách mạng, ông đã có những trợ giúp về tài chính cho tổ chức: ủng hộ quỹ Đảng 3 vạn đồng Đông Dương. Khi Cách mạng thành công, trong Tuần lễ Vàng, ông ủng hộ Chính phủ tới 64 lạng vàng. Với Quỹ Độc lập Trung ương, ông đóng góp 10 vạn đồng Đông Dương. Trong kháng chiến chống Pháp, gia đình ông ủng hộ cán bộ, bộ đội Khu II hàng trăm tấn thóc. Sau hòa bình, ông hiến tặng toàn bộ đồn điền Chi Nê màu mỡ cho nhà nước.

Việc làm của ông Thiện thể hiện ông là người rất yêu nước, khảng khái, luôn sẵn lòng vì việc lớn của đất nước, sẵn sàng hiến tặng những tài sản rất lớn cho cách mạng.

Từ câu chuyện trên, có thể thấy trách nhiệm của người công dân với đất nước là phải hết lòng yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sẵn sàng cống hiến hết minh cho sự nghiệp của đất nước.

Xem thêm Mở rộng vốn từ Công dân

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận