Người ấy sống mãi trong tim tôi – Văn tự sự – Tập làm văn 8

Đang tải...

Người ấy sống mãi trong tim tôi

Đề bài. Người ấy (bạn, thầy, người thân,…) sống mãi trong lòng tôi.

1. Yêu cầu

– Đây là một bài văn tự sự, nhưng về thực chất có câu chuyện nào mà người kể chuyện lại không kể theo cảm xúc của cá nhân mình, có nhân vật nào khi kể lại không phải tả ngoại hình, tính tình, việc làm và các mối quan hệ,… Cho nên câu chuyện được kể ở đây sẽ là sự kết hợp nhuần nhuyễn cả ba phương thức đã học : tự sự, miêu tả và biểu cảm.

– Yếu tố rất mơ hồ của đề đặt ra cho người viết một yêu cầu cao hơn về cả nội dung câu chuyện lẫn nghệ thuật kể chuyện : phải biết xây dựng nhân vật có được ấn tượng thực sự sâu sắc với những tính cách điển hình, những tình huống bất ngờ để câu chuyện trở nên hấp dẫn.

– Bố cục bài văn tự sự phải linh hoạt trong cách thể hiện, không nhất thiết theo sự sắp xếp truyền thống, công thức (có thể sáng tạo cả về trình tự kể, ngôi kể, và việc thể hiện mối quan hệ giữa hiện tại, quá khứ và tương lai).

– Bài viết vừa thể hiện sự chặt chẽ của bố cục một bài văn tự sự của học sinh trong nhà trường, vừa có sự đa dạng phong phú về nhân vật, về sự việc và cách xây dựng câu chuyện, việc chọn ngôi kể thích hợp,… làm cho câu chuyện được kể phải đọng lại một bài học, một ấn tượng tích cực, sâu sắc.

2. Gợi ý

Dạng đề bài này đặt ra yêu cầu :

Đề tài được đề cập đến trong bài văn tự sự là khá phong phú, đa dạng không nên cứ gò bó, áp đặt theo những khuôn mẫu đã thành truyền thống, dễ gây cảm giác nhàm chán.

Các em cần tìm hiểu kĩ đề bài để hiểu rõ từng yếu tố của đề.

+ Hai chữ “người ấy” rất mơ hồ trong đề bài cần được xác định cụ thể khi viết : Người ấy là ai, có quan hệ thế nào với người kể chuyện ?

+ Tuy nhiên, “người ấy” không nhất thiết phải là một con người cụ thể bằng xương thịt mà có thể là một nhân vật văn học đã để lại ấn tượng sâu sắc cho người kể.

Mặc dù đề bài mở ra cho người viết nhiều khả năng tự do lựa chọn nhưng cũng nên hứớng vào những người gần gũi, thân thiết, có ảnh hưởng tích cực đến đời sống, tâm hồn, tình cảm của người kể chuyện.

+ “Sống mãi” cần được hiểu không nhất thiết là người được kể đó không còn sống hay đã đi xa. Thực chất đây là một cách nói chỉ mức độ sâu sắc mà nhân vật đã để lại dấu ấn trong lòng người kể, không kể là ở xa hay gần, còn sống hay đã qua đời. Đó là những nhân vật có thể làm thay đổi nhận thức của người kể theo chiều hướng tốt đẹp. Đó là những nhân vật có những phẩm chất đáng quý khiến mọi người yêu mến, trân trọng.

3. Lập dàn ý (dàn ý chung)

Mở bài

– Mối quan hệ xã hội của mỗi người theo nhiều hướng khác nhau.

– Giới thiệu nhân vật với ấn tượng sâu sắc của mình.

Thân bài

– Giới thiệu câu chuyện, trong đó có nhân vật với vai trò của họ với câu chuyện, với người kể.

– Tả sơ bộ vài nét phác hoạ chân dung ngoại hình, tính tình của nhân vật.

– Diễn biến câu chuyện, trình tự các chi tiết trong hành động của nhân vật để câu chuyện phát triển.

(xây dựng tình huống đặc sắc để câu chuyện có sự hấp dẫn, thú vị và có ý nghĩa)

– Kết thúc câu chuyện.

– Dư âm về nhân vật trong cảm nghĩ của người kể.

Kết bài : Ấn tượng sâu sắc của nhân vật đối với người kể chuyện mặc cho khoảng cách thời gian và không gian.

4. Bài làm minh hoạ

Bài 1 (Kể về người bố)

Ai cũng có một người để mà nhớ mãi. Có thể không phải là người mình yêu quý nhất nhưng đã để cho ta bao mến thương, bao nhớ nhung và day dứt. Đối với em đó là bố của mình.

Bố đã vội đi xa khi em còn rất nhỏ. Năm em chưa được sáu tuổi, căn bệnh vô cớ và ác nghiệt bất chợt ập đến, đưa bố đi ngay sau những cơn đau đớn và những giấc ngủ li bì. Ai cũng tưởng em còn bé, nhưng hình ảnh của bố và những ngày tháng được sống bên bố là những kí ức sống mãi trong trái tim em.

Bố em là thanh niên nông thôn nhưng có chí học hành nên ở lại thủ đô làm việc. Những ngày tháng nhọc nhằn khiến dáng người bố sắt lại. Bố đậm người, khuôn mặt xương xương, đôi mắt không to nhưng ánh mắt ấm áp, nụ cười hiền lành. Bà ngoại em thì bảo : “Bố mày được cái tốt nết”.

Em nhớ rõ về bàn tay của bố, bàn tay to bè và có nhiều chai. Bố thường bảo đó là di tích của nhCùng ngày tháng lao động vất vả cầm cày bừa, chẻ củi, đúc gạch…

Kì lạ là bàn tay đó rất mềm mại khi bố bế em trên tay, nhất là khi vuốt tóc cho em.’ Em rất thích cái cảm giác được bố gãi đầu, gãi lưng, lại còn thích khi ngủ được gối lên tay bố. Lúc đó vừa yên tâm lại vừa êm ái. Sao những điều thú vị đó lại ngắn ngủi như vậy ? Sao nó lậi chả theo ta đi suốt cuộc đời ?

Bố rất ít nói, đến nỗi người ngoài còn cho là lầm lì, khinh khỉnh. Nhưng em biết là không phải, chỉ tiếc là bố sống bên họ ngắn ngủi quá, chưa kịp cho họ hiểu rằng bố rất nhân hậu và trung thực. Bố kể chuyện cổ tích thì em mê tít. Cô Tấm qua giọng kể của bố hay hơn, giỏi hơn nhiều so với truyện mà sau này em được đọc. Những câu chuyện, những nhân vật mà em đã nghe bố kể gắn chặt với kí ức tuổi thơ của em đến nỗi bây giờ đã học lớp tám rồi mà sao em vẫn mong có những điều ước trở thành sự thật, có cô tiên, có ông bụt… để em cầu xin cho bố trở về bên em. Đối với em đó là niềm hạnh phúc không gì sánh được.

Chưa một lần bố nặng lời với em chứ đừng nói là đánh mắng. Hoặc bố dạy bảo tỉ mỉ, hoặc bố im lặng tổ ý không vàía lòng,… Chao ôi, nghĩ lại mà đau nhói cả lòng. Bây giờ mà có bố thì em sẽ đánh đổi tất cẳ, chịu đựng tất cả.

Những ngày bố nằm trên giường bệnh thật là thương xót. Lúc tỉnh, lúc mê, lúc đau đớn hành hạ, lúc im lìm đến lạnh người. Khuôn mặt bố trắng xanh, gầy và hốc hác. Đôi mắt tuy mệt mồi nhưng nhìn em vẫn trìu mến. Bố nhìn em mà chả nói câu nào. Khi cơn đau dịu, bố nắm nhẹ bàn tay nhỏ xíu của em. Em hiểu bố thương mình biết nhường nào.

Thời gian bố sắp ra đi, em ít khi rời bố dù mọi người không muốn em mệt. Em mang các bức vẽ của mình vào khoe bố, cái nào bố cũng khen đẹp, gật đầu tỏ ý tán thành em học vẽ. Hôm cuối cùng, bố cầm tay em dặn em chăm học, ngoan ngoãn nghe lời ông bà,.giúp đỡ mẹ và biết sống tự lập khi không có bố ở bên. Em không nghĩ là mình sẽ khóc và không muốn khóc nhưng nước mắt cứ trào ra rồi chuyển thành nức nở oà lên. Hình như tiếng khóc của em làm nỗi đau thương của mọi người không kìm giữ được tràn ra. Bố cũng khóc không thành tiếng. Em rút khỏi bàn tay của bố và chạy ra hành lang bệnh viện. Vậy là giây phút cuối cùng khi bố ra đi đã không có em ở bên !

Những ngày sau em sống với nhiều cảm xúc, nhiều suy nghĩ. Chỉ biết rằng nỗi nhớ thương không nguôi và hình ảnh thân thương của bố vẫn nguyên vẹn trong trái tim em. Không biết có phải vì thế mà em trở thành đứa trẻ ít cởi mở, có đời sống “hướng nội” như cô giáo của em đã từng nhận xét.

Em đã lớn rồi, đang rất cố gắng để làm theo lời bố dặn dò, nỗi niềm thương nhớ bố, mong muốn bố ở bên lại ngày càng sâu sắc hơn.

(Nguyễn Việt Hương, lớp 8A3, Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)

Nhận xét

Người viết đã ở vào một tình huống hết sức đặc biệt. Người bố thân yêu, gần gũi đã mãi mãi đi vào cõi vĩnh hằng, mãi mãi xa em, chứ không phải là vì hoàn cảnh nào đó phải xa lìa ngươi thân hoặc trở thành người xa xứ. Có lẽ không nên và không thể bình luận về sự hay dở của một tấm lòng, một cách thể hiện. Dẫu sao, người bố ra đi khi bạn mới khoảng sáu tuổi, mà gần một chục năm sau, những kí ức và tình cảm với bố vẫn sống động. Mong rằng nỗi nhớ thương không nguôi và hình ảnh thân thương của bố vẫn nguyên vẹn trong trái tim của bạn như bạn đã viết.

Bài 2 (Kể về một người bạn)

“Nào, mời chú rể rước cô dâu vào ngõ”. Nghe tiếng nô đùa của bọn trẻ con lanh lảnh ngoài ngõ, tôi bước ngay ra lan can và ngắm trò chơi của chúng một cách say sứa. Một nụ cười nhẹ thoáng qua trên môi, tôi bất giác nhớ về tuổi thơ của mình.

… Kể cũng lạ ! Khi còn là trẻ con, ai cũng muốn sớm được thành người lớn, được làm những việc của người lớn, ăn mặc giống người lớn, và luôn cố tỏ ra mình là người lớn. Chẳng cần nghĩ đâu xa, có thể lấy ngay một ví dụ điển hình. Đó là tôi. Thật đấy ! Lúc mới khoảng ba, bốn tuổi, tôi rất hay lấy quần áo của mẹ ra ướm thử lên người, tôi hay thơm mẹ vào buổi sáng để màu đo đổ, hồng hồng của vết son in lên môi tôi. Và rồi sau đó, tôi ôm một tập sách cùng với cái bút, đến bên cái máy vi tính và bắt đầu “gõ gõ” bàn phím như ai… Thế nhưng đến khi đã dần lớn khôn thì người ta lại muốn được thu nhổ. Tôi muốn tôi bé lại để được làm nũng bọ mẹ. Tôi muốn tôi bé lại để được chơi những trò hồn nhiên trong sáng của trẻ con. Đó có lẻ không chỉ là ước muốn, mà lớn lao hơn, đó có lẽ là một niềm khao khát…

Và ngay lúc này đầy, ngay khi tôi đàng ngắm lũ trẻ hàng xóm chơi trò “đám cưới”, niềm khao khát ấy lại trỗi dậy. Những kỉ niệm về người bạn thơ ấu, người bạn mà tự tôi đã làm mất đi suýt soát mười năm ; những kỉ niệm về “đám cưới” của chúng tôi nay lại ập về.

– Ôi, cậu bạn thân yêu của tôi !

Cậu ấy là hàng xóm của. tôi, một người hàng xóm tôi không ưa. Trong khu tập thể, tôi thân với tất cả các bạn. Trừ cậu ta. Tôi cũng không rõ vì sao. Tôi chơi với các bạn. Các bạn chơi với cậu ta. Nhưng tôi và cậu ta, mặc dù hai nhà cạnh nhau sít sìn sịt, thì chưa từng một lần nói chuyện !

Trong khi tất cả lũ trẻ trong khu tập thể chúng tôi ngày nào cũng được bố mẹ đưa đến trường mẫu giáo thì cậu ta, khoác ba lô lệch vai, lủi thủi đi một mình. Trong khi bố mẹ của các bạn trong khu nhà tôi đều biết hết thì bố cậu ta, tôi chưa nhìn thấy lần nào. (Tôi mới chỉ thấy xuất hiện ngoài cửa nhà khuôn mặt xương xương của mẹ cậu ta mà thôi). Trong khi tất cả chúng tôi đều đang ăn cơm và vui đùa với bố mẹ vào buổi tối, thì qua ô cửa kính, tôi lại thấy cái bóng đen nhẻm của cậu ta đang phơi quần áo. Tôi cho rằng cậu ta luôn cố tỏ ra khác người. Đặc biệt là khi tôi biết được tên cậu ta : Tiến Anh – một cái tên mà hồi đó tôi mới được nghe lần đầu tiên. Và rồi, không biết từ bao giờ, trong đầu tôi đã kết luận một điều : “Cậu ta là kẻ lạc loài. Mà kẻ lạc loài thì không nên chơi cùng !”.

Cũng từ khi tôi phát hiện ra những điều khác lạ ấy, từ khi tôi hình thành cái ý nghĩ ích kỉ của trẻ con ấy, tôi lại có thêm những hành động ngờ nghệch khác. Nếu như tôi đang chơi với các bạn mà cậu ta xin chơi cùng thì tôi hoặc phản đối kịch liệt, hoặc vùng vằng bỏ về. Còn nếu tôi muốn xuống sân chơi với các bạn mà cậu ta lại đang ở dưới đó, tôi sẽ bỏ ngay ý định ban đầu. “Thà ở nhà một mình còn hơn !”. Tôi nghĩ vậy.

Rồi đến một năm, tất cả như thay đổi hoàn toàn. Chính là vào đêm rằm Trung thu năm ấy. Ông tổ trưởng đề nghị cho bọn trẻ con phá cỗ dưới sân. Hôm đó bọn trẻ con ăn bánh kẹo rồi rước đèn, đánh trống ầm ĩ. Nhưng cũng chỉ được một lúc là nhiều đứa phải về. Những đứa còn lại, trong đó có tôi, thống nhất chơi trò “đám cưới”. Một trò chơi quen thuộc. Bỗng cậu ta tiến đến gần. Chưa kịp nghe cậu ta nói gì, tôi đã định chạy lên nhà với bố mẹ. Nhưng tôi lại sợ bố mẹ hổi lí do vì sao mà về sớm thế. Ôi, tôi không biết nói dối ! Bố mẹ mà biết đứa con gái rất hoà đồng của mình đang đi “tẩy chay” một cậu bạn hàng xóm thì tôi sẽ bị ăn mắng phải biết ! Thế là tôi đành miễn cưỡng ở lại. Chúng tôi “oẳn tù tì” xem ai sẽ là hai người thắng cuộc để được làm “cô dâu” và “chú rể”. Và thật xui xẻo, thật đáng ghét ! Hai người ấy lại chính là tôi và cậu ta. Trong khi các bạn đi tìm hoa, lá để kết thành vòng đội cho cô dâu, tôi ngồi im ở một gốc cây với một vẻ mặt khó chịu. Một lúc sau, các bạn đội vòng hoa cho tôi, tôi vẫn thấy trong lòng sung sướng, vì được làm “cô dâu” quả là một “vinh hạnh” ! Nhưng xen lẫn trong cảm giác sung sướng ấy lại là sự hậm hực. “Vì sao mình lại phải chơi với kẻ lạc loài ?”. Nghĩ là làm. Tôi trèo ngay lên cái cây cạnh đó và nói xuống với các bạn rằng tôi không muốn chơi với Tiến Anh. Chưa ai nói một câu nào, Tiến Anh đã lặng lẽ đi lên. Tôi nhìn cậu ta bằng sự đắc chí của một kẻ hiếu thắng. Vâng, tôi nhìn qua tán lá thấy cậu ta mặt buồn thiu. Dường như cậu ta đang mong chờ một ai đó nhớ đến cậu ta và rủ cậu ta xuống chơi cùng. Còn tôi sung sướng nhảy từ trên cây xuống và mất đà ! Tôi bị xước hết cả đầu gối và tay do đập xuống nền sân bê tông. Vừa đau vừa sợ hãi, tôi khóc toáng lên. Các bạn đỡ tôi dậy. Bỗng như có ai đổ nước vào chân tôi, lau vết thương cho tôi. Bằng đôi mắt nhoè nước, tôi lại nhìn thấy cậu ấy, nhìn thấy cái khuôn mặt ngăm ngăm đen của Tiến Anh. Tôi thấy mặt tôi như nóng bừng. Tôi không biết gọi đó là cảm giác gì. Xấu hổ, bất ngờ hay ân hận. Chỉ biết lúc đó tôi ngồi im, không dám nói tiếng nào, trong lòng cảm kích vô cùng…

Và tối quyết định xin lỗi cậu ấy. Nhưng bao nhiều lần định sang nhà, tôi cứ thấy ngại. Tôi chẳng biết nên nói thế nào. Bỗng nhiên một hôm, khi đang tưới cây ngoài hành lang, tôi thấy một người đàn ông bước vào nhà cậu ấy. Không biết họ nói chuyện gì mà tôi giật mình khi nghe bác gái – mẹ Tiến Anh hét lên :

– Ông không phải là bố nó !

Rất nhanh chóng, người đàn ông bước ra, đi thẳng về phía cầu thang. Đây là lần đầu tiên tôi thấy nhà bên cạnh – nhà của Tiến Anh – có khách. Vậy mà sao, vị khách lại đến và đi nhanh như vậy ?

Hai hôm sau, tôi tự hô quyết tâm và tự tin bước sang nhà bên cạnh. Tôi gõ cỏa. Rồi gõ mãi. Tôi chẩng thấy ai ra mở cửa. Tôi chỉ thấy có tấm biển gì đó treo ở cửa. Nhưng tôi chưa biết đọc… Hôm sau, hôm sau nữci, phải đến ba bốn hôm như vậy, tôi sang gõ cửa mà chẳng được tiếp đón. Tôi bỗng thấy buồn vô cùng… Tôi đoán rằng họ đã chuyển đến một nơi khác…

Cho đến giờ, tôi vẫn chưa nói được lời xin lỗi với Tiến Anh. Khi làm quen với một người, chẳng ai muốn làm quen bằng một câu xin lỗi. Nhưng đối với tôi – khi nhớ đến Tiến Anh – thà được nói một lời xin lỗi, còn hơn là mãi mãi, không bao giờ nói câu nào.

Hi vọng ở một nơi nào đó, Tiến Anh sẽ không bao giờ gặp một đứa bạn hàng xóm như tôi. Bởi vì cậu ấy không – bao – giờ – là – kẻ – lạc – loài cả !…

(Phạm Phương Thảo, lớp 8H2, Trường THCS Trưng Vương, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)

Nhận xét

Thông thường, những người bạn thân, nhất là thân đến mức cái kẹo cắn đôi, do một hoàn cảnh nào đó phải xa nhau, thì tha hồ mà nhớ. Thế nhưng với bạn Thảo, người được nhớ mãi lại là một người mà bạn không ưa, bạn “tẩy chay” với một biệt danh chẳng lấy gì làm hay : “kẻ lạc loài”. Người viết vốn là một cô bé rất hoà đồng, nhưng do cái tính cố chấp, ích kỉ của trẻ con mà kiên quyết không chơi với “anh bạn” hàng xóm nhà cạnh nhau sít sìn sịt. Sự hiếu thắng ấy bộc lộ một cách công khai khi bạn cố tình từ chối không chơi trò “đám cưới” với “anh bạn”. Nhưng chính “anh bạn” ấy lại không hề tự ái, vẫn là người chăm sóc cho bạn khi tình cờ một tai nạn xảy ra. Giá như sau đó cô bạn gặp được anh ta và nói lời xin lỗi thì biết đâu, bây giờ câu chuyện này đã có nội dung khác đi rồi. Nhưng lời xin lỗi đã không được nói. Và vì thế nó vẫn là một ám ảnh, và hoá ra, người bạn mà bạn nhớ nhất lại là một người bạn mà hai người chưa bao giờ chơi với nhau. Bài văn này cũng coi như là một lời xin lỗi chân thành với Tiến Anh.

Hẳn chúng ta đều đồng tình với cách ứng xử của bạn, một cách ứng xử đúng : thà được nói một lời xin lỗi, còn hơn là mãi mãi, không bao giờ nói câu nào.

Bài 3 (Kể về một người bạn)

Nói về kỉ niệm đối với đời người thì thật là vô tận, tôi cũng vậy. Mọi chuyện xa gần cứ đan xen lẫn nhau, vui có, buồn có. Nhưng lạ nhất là hình ảnh một người bạn gái khiến tôi nhớ mãi. Niềm vui nho nhỏ, nỗi hờn dỗi, ngúng nguẩy như cơn mứa bóng mây cứ day dứt mãi trong tôi. Chính nó đã thay đổi tính cách của tôi rất nhiều. Đó là đứa bạn gái có cái tên vừa đáng yêu vừa như trêu chọc : Mắt Cận.

Tôi và Mắt Cận chơi thân với nhau từ hồi còn khóc nhè mỗi khi đến nhà trẻ. Mắt Cận lớn nhỉnh hơn tôi một chút, tóc đen nhánh, óng ả loà xoà quanh cái mặt thon dài. Cái miệng nó rộng ngoác, nói như bắn tiểu liên cả ngày. Tôi với nó hợp nhau lắm. Cái gì tôi thích, nó cũng thích luôn. Nhưng nó vẫn nhường tôi nên tôi luôn được phần lợi. Không hiểu sao tôi lại thích thú vì điều đó.

Mọi chuyện vẫn như thế cho đến hết tiểu học. Lên cấp hai, trời run rủi cho tôi lại học cùng nó. Thế là bao chuyện xảy ra…

Ngày đầu đi tập trung, tôi với nó dắt tay nhau đi tìm lớp bở cả hơi tai. Có nó ở bên, lúc nào tôi cũng thấy yên tâm. Tôi và nó cùng học, cùng chơi, thậm chí còn cùng viết nhật kí vào một cuốn sổ. Hai đứa lúc nào cũng như hình với bóng, chẳng rời.

Nhưng thời gian qua đi, hai đứa chúng tôi không thể mãi là hai con người có cùng tính cách được. Tức là càng lớn, chúng tôi càng thay đổi. Hai đứa vẫn thân thiết nhưng những cuộc tranh luận lớn càng ngày càng bùng nổ nhiều : về bạn bè, về bố mẹ hay về chính tình bạn của hai đứa… Mắt Cận hiền lành nên vẫn để tôi giành phần thắng trong các cuộc tranh luận. Tôi thì vẫn đành hanh, vẫn lấy làm hả hê vì điều đó.

Rồi đột nhiên, có một thời gian, Mắt Cận trầm lặng đi hẳn : ít đi chơi với tôi, ít tranh luận, ít “buôn điện thoại” hơn. Tôi cũng linh cảm có chuyện chẳng lành xảy ra với Cận. Nhưng mỗi khi tôi hỏi, Cận chỉ cười và lảng sang chuyện khác.

Hè lớp bảy, tôi rủ nó đĩ học đàn ở Câu lạc bộ cho khuây khoả. Thế là một tuần ba buổi, hai đứa vui vẻ đi học cùng nhau. Cô giáo phân tôi và nó học hai nhạc cụ khác nhau. Cận học oóc-gan, tôi học ghi-ta điện. Thấy cây oóc-gan đẹp hơn, oai hơn nên tôi giành đứng bên chiếc oóc-gan và quăng cho Cận cây ghi-ta điện. Nó bất thần muốn nói nhưng suy nghĩ lại và im lặng. Tôi lạ quá, đây là lần đầu tiên từ khi chơi với nhau, nó không muốn tôi sắp đặt mọi chuyện, vốn quen đại khái và lấn át nên tôi lờ đĩ.

Chỉ hơn một tháng mà tôi thấy Cận đã uể oải hẳn đi, tập tí là mệt, lại hay thở dốc. Tôi nghĩ nó làm mình làm mẩy với tôi để đòi chiếc đàn oóc-gan nên tôi tỏ vẻ khó chịu ra mặt và lảng xa dần Cận. Nó biết ý, cũng không dám cầu thân. Cho đến một lần… đã ba buổi học, tôi không thấy cô bạn của mình đâu. Khi hỏi ra, được biết nó đã viết đơn xin nghỉ học đàn. Tệ thật, nó chả biết thân biết phận gì cả. Giận hờn với ai chứ với tôi đây thì… “nghỉ cho khoẻ nhé”.

Nói như vậy thôi chứ trong lòng tôi tự dưng cồn cào như có ai xát muối. Buổi học hôm đó, tôi học chả vào đầu nổi, đánh đàn sai sót lung tung. Cô giáo dạy nhạc đưa tay lên sờ trán tôi và gắt lên : “Đầu nóng thế này sao còn cố, về nhà nhanh.”.

Chỉ đợi có thế, tôi vội vàng ra về. Chân đạp xe mà lòng miên man nghĩ bao nhiêu chuyện. Có phải thời gian qua chúng tôi đã xa cách nhau quá không ? Có gì lạnh lẽo trong tình cảm của hai đứa, nói đúng ra là trong tình cảm của tôi đối với Cận.

Xe đỗ xịch lại, tôi ngẩn người ra khi thấy mình đứng ở con ngõ nhỏ dẫn tới nhà Cận. Hoá ra tôi đi tìm nó chứ không phải về nhà. Chao ôi, bực nhau vậy dễ gì bổ được nhau. Bước vào nhà Cận, tự nhiên tôi thấy lạ, có cái gì đó bất thường xảy ra mà nhà im ắng lạ kì. Mọi người ra vào khẽ khàng và thì thầm to nhỏ. Mẹ Cận ra đón tôi, nước mắt rân rấn bờ mi, giọng nói nghèn nghẹn.

Thì ra tôi quá tự mãn và ích kỉ để không biết rằng bạn mình có bệnh tim. Đây là nguyên nhân khiến nó trầm lặng hẳn đĩ, khiến nó thở khó nhọc, khiến làn da nó cứ tái xanh dần,… Cay đắng nhất là tôi đã vô tình một cách đầy nhẫn tâm khi đẩy cho bạn mình đánh ghi-ta điện. Con bé nhẫn nhịn và chịu đựng chẳng muốn phiền ai. Có biết đâu ngón tay gẩy và búng đàn của nó là nguyên nhân dẫn tới cơn đau cấp tính ngày hôm nay. Cầm bàn tay lạnh giá của Cận, nhìn mấy giọt mồ hôi lấm tấm quanh thái dương và vầng trán trắng xanh của bạn mà lòng tôi đau xót vì ân hận, vì oán trách mình và trên tất cả là vì thương bạn. Nó nằm im lìm, nhìn tôi một cách mệt nhọc, miệng cố mỉm cười gượng gạo và nhọc nhằn. Biết gia đình và bác sĩ còn nhiều việc phải làm, tôi xiết nhẹ bàn tay nhỏ bé và mềm mại, cúi xuống thì thầm với Cận. Nó hiểu tất cả, với hàng mi chớp chớp, nó như tha thứ và bồ qua tất cả, nó như hẹn ước với tôi những ngày sống tươi đẹp sắp tới… Mọi chuyện qua đi như nắng hạ tiếp sau cơn dông, Cận đã khoẻ trở lại và chúng tôi lại bên nhau.

Bây gịờ mọi chuyện đã qua lâu rồi. Chúng tôi bên nhau trong sáng và thiết tha hơn cả ngày xưa. Tôi hiểu ra bao nhiêu là điều. Đặc biệt, tôi thấm thìa vô cùng giá trị của tình bạn. Tình bạn tốt đẹp đối với mỗi con người đâu phải chỉ muốn riêng cho mình mà ở chỗ chúng ta phải biết nhường nhịn, biết quan tâm, biết đem “cho nhau” nữa.

(Lê Việt Hà, lớp 8A3, Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)

 Nhận xét

Người bạn có biệt danh Mắt Cận là một cô bé hiền lành, luôn luôn nhường nhịn bạn, chẳng bao giờ giành lấy phần hơn. Ngay cẫ khi không muốn tập ghi-ta điện, vì lí do sức khoẻ, nhưng Mắt Cận vẫn nhường cho bạn. Và cuối cùng, phải bổ cả việc tập đàn.

Trong khi đó – tôi – người kể lại chuyện này, lúc nào cũng giành phần hơn, lúc nào cũng lấn át cô bạn Mắt Cận. Ngay cả khi Mắt Cận bị ốm, với tính vô tâm và ích kỉ, tôi vẫn cho rằng đó là Cận “làm mình làm mẩy”. Và thái độ với Cận thật cứhg rắn : Tệ thật, nó chả biết thân biết phận gì cả. Giận hờn với ai chứ với tôi đây thì… “nghỉ cho khoẻ nhé”. Nhưng, thật tình, tôi vẫn thân quý Mắt Cận, và giận thì giận thật đấy, nhưng tôi đã ngay lập tức tìm đến nhà bạn mình.

Mọi chuyện rồi lại tốt đẹp, nhưng có lẽ tốt đẹp nhất là qua câu chuyện, tôi đã nhận ra một điều quan trọng : Tình bạn tốt đẹp đối với mỗi con người đâu phải chỉ muốn riêng cho mình mà ở chỗ chúng ta phải biết nhường nhịn, biết quan tâm, biết đem “cho nhau” nữa.

Xem thêm 

Tôi thấy mình đã lớn

Kỉ niệm ngày đầu tiên đi học

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận