Mùa xuân nho nhỏ – Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 2

Đang tải...

Mùa xuân nho nhỏ ngữ văn lớp 9

I. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

Thanh Hải (1930 – 1980) tên thật là Phạm Bá Ngoãn. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình cha dạy học, mẹ là nông dân ở Phong Điền, Thừa Thiên – Huế. Từ năm 17 tuổi, ông đã tham gia cách mạng và hoạt động văn nghệ. Ông là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng miền Nam ngay từ những ngày đầu.

Thơ Thanh Hải sâu lắng, chân thành và tha thiết. Ngôn ngữ thơ ông giản dị, trong sáng, mang hơi hướng các làn điệu dân ca ngọt ngào của xứ Huế quê ông. Nguồn cảm hứng chủ yếu của thơ Thanh Hải là cuộc đấu tranh anh hùng và tấm lòng của nhân dân miền Nam.

Các tập thơ đã xuất bản: Những đồng chí trung kiên (1962), Huế mùa xuân (1970 – 1975 – 2 tập); Dấu võng Trường Sơn (1977), Mưa xuân đất này (1982)…

Bài Mùa xuân nho nhỏ được sáng tác khi Thanh Hải đang nằm trên giường bệnh và không bao lâu sau thì ông mất. Tuy vậy, bài thơ không hề u ám, yếm thế mà trái lại, trong trẻo, ngọt ngào và chứa chất tình yêu tha thiết của tác giả dành cho cuộc đời.

II. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 57)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Dựa vào gợi ý trong SGK để tìm hiểu mạch cảm xúc và bố cục của bài thơ: Từ cảm xúc về thiên nhiên, đất nưốc dẫn đến suy nghĩ, ước nguyện của tác giả.

b. Gợi ý trả lời

Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ có 6 khổ, là dòng cảm xúc tuôn trào, dạt dào, tha thiết. Theo sự luân chuyển của dòng mạch .ấy, có thể chia một cách tương đối văn bản làm bốn phần:

  • Phần một: Khổ thơ đầu là cảm xúc về thiên nhiên, đất trời trong một mùa xuân thực.
  • Phần hai: Hai khổ thơ tiếp là hình ảnh mùa xuân đất nước.
  • Phần ba: Hai khổ thơ 4, 5 thể hiện ước nguyện chân thành, cao đẹp của nhà thơ.
  • Phần bốn: Lời ngợi ca quê hương, đất nước qua làn điệu dân ca xứ Huế.

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 57)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Phân tích vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước qua các hình ảnh, màu sắc, âm thanh. Chú ý giọng điệu của khổ thơ, hành động và cảm giác của nhân vật trữ tình,

b. Gợi ý trả lời

Mở đầu bài thơ là một khung cảnh rất thơ mộng, rất Huế:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc.

Hai gam màu rất sáng: xanh – tím, và rất đặc trưng sắc Huế: Bông hoa tím biếc trên dòng sông Hương trong xanh. Hơn thế, đây là hai màu thuộc gam lạnh. Vì vậy, đọc lên, chúng ta không chỉ thấy bầu không khí tươi sáng của mùa xuân mà còn cảm thấy rõ hơi thở mát mẻ, dịu dàng của đất trời. Trong khung cảnh ấy, tiếng chim cất lên lảnh lót:

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời.

Khung cảnh buổi sáng mùa xuân thật tĩnh lặng đã làm nổi bật lên tiếng chim hót vang trời. Âm thanh đó trong trẻo đến nỗi nhà thơ say sưa mà tưởng như đó không còn là một cái gì vô hình nữa mà là những giọt sương, giọt ngọc trong veo, có thể cầm nắm được.

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.

Biện pháp ẩn dụ, chuyển đổi cảm giác này đã thể hiện sự say sưa, ngây ngất của tác giả. Cũng vì thế, rất tự nhiên, độc giả hiểu rằng bức tranh mùa xuân phải đẹp đến độ nào mới có thể khiến cho một ngươi đang nằm trên giường bệnh mê say đến vậy.

Từ khung cảnh thiên nhiên, đất trời vào xuân đẹp đến sững sò của xứ Huế, Thanh Hải liên tưởng tới màu xanh bất tận của mùa xuân đất nước:

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ.

Tác giả nhắc đến hình ảnh “người cầm súng” và “người ra đồng”; cũng chính là nhắc đến những khoảng không gian khác nhau trên đất nước. Mùa xuân đã đến, trải màu xanh tràn trề sự sống của lộc non chồi biếc ở khắp mọi nơi, từ đồng bằng đến miền núi, từ những cánh đồng, những thung lũng, đến những cánh rừng, nơi biên cương xa xôi… Mùa xuân đến trong tâm hồn mỗi con người, từ anh bộ đội đến người nông dân… Nhà thơ đọc được trong màu xanh mơn mỏn ấy cả dòng nhựa đang chảy, cả dâng trào của sự sống:

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao…

Cái náo nức, xôn xao không chỉ của cảnh vật mùa xuân mà còn của chính tâm hồn nhà thơ: vui mừng, hồ hởi hoà vào không khí mùa xuân. Phải có một tình yêu tha thiết cuộc đời này, mảnh đất này ông mói có thể có được một sự giao hoà toàn vẹn với đất trời như thế.

Xem thêm Viếng Lăng Bác – Ngữ văn lớp 9 tại đây.

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 57)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Chú ý những hình ảnh biểu tượng, từ ngữ và cách diễn đạt gợi cảm, thể hiện ước nguyện chân thành của tác giả.

Cấu trúc câu lặp lại, nhịp điệu dồn dập, hối hả thể hiện điều gì?

b. Gợi ý trả lời

Giữa hai khổ thơ đầu và hai khổ thơ 4, 5 có một mối liên hệ hô ứng. Ớ trên là bức tranh mùa xuân của thiên nhiên với dòng sông xanh, với nhành hoa tím, với tiếng chim hót… Ở dưới cũng là bức tranh mùa xuân với những nét đặc trưng ấy nhưng là mùa xuân của riêng tác giả, trong tâm hồn, ước vọng của nhà thơ. Trước vẻ đẹp và sức sống của thiên nhiên, Thanh ,Hải cũng ao ước mình được là một mùa xuân nho nhỏ cống hiến cho cuộc đòi chung.

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hoà ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Ước mơ của nhà thơ rất chân thành, tha thiết. Ta có thể nhận ra điềụ đó nhò những cấu trúc câu lặp đi lặp lại với sắc thái khẳng định (ta làm, ta nhập…), nhờ giọng điệu hối hả, náo nức và nhịp thơ gấp gáp, dồn dập.

Nhưng ước nguyện của nhà thơ rất chân thành, rất khiêm tốn. Ông chỉ là một “nốt trầm ” trong bản nhạc, hài hoà, nâng đỡ, tôn lên những nốt khác chứ không phải là một nốt cao lảnh lót; ông muôn làm một mùa xuân “nho nhỏ” và “lặng lẽ”, không phô trương, không ồn ào.

Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc.

ở đây, chúng ta thấy quan niệm sông của nhà thơ được bộc lộ. ông tâm niệm rằng mỗi chúng ta phải biết sống sao cho có ý nghĩa, phải cống hiến sức lực, trí tuệ, lòng nhiệt tình cho đất nước trọn vẹn cả cuộc đời, phải gìn giữ trong mình sự tươi trẻ, trong trẻo của mùa xuân ngay cả khi tuổi đời đã không còn trẻ nữa. Đó là một khát vọng, một quan niệm vô cùng cao đẹp và đáng quý.

4. Câu hỏi 4 (SGK, trang 57)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Phân tích cách sử dụng thể thơ năm chữ, cách ngắt nhịp, gieo vần, điệp ngữ, kết hợp âm thanh… của nhà thơ trong việc tạo cho bài thơ nhạc điệu trong sáng, thiết tha, gợi cảm, gần gũi với dân ca.

b. Gợi ý trả lời

Bài thơ được viết theo thể 5 tiếng. Thể thơ này rất phù hợp với việc thể hiện tâm trạng reo vui, dòng cảm xúc dào dạt bởi những câu thơ ngắn, cô đúc và nhịp thơ nhanh, gấp. Ở đây, nhịp 3/2 xen lẫn nhịp 2/3 đã thể hiện sự náo nức, xôn xao của cảnh vật và hồn người trong không khí xuân về. Những hình ảnh thực, giản dị, tự nhiên (bông hoa, dòng sông, nương má;..) kết hợp với những hình ảnh khái quát, giàu ý nghĩa (Đất nước như vì saoILộc giắt đầy trên lưng…) tạo chiều sâu cho bức tranh mùa xuân.

Các cấu trúc câu được lặp lại như đoạn điệp khúc trong một bản nhạc tạo nên âm hưởng da diết và giàu tính nhạc cho bài thơ.

Đặc biệt, nhà thơ thường kết thúc mỗi khổ thơ bằng thanh trắc (hứng; trước; xuyến; bạc; Huế) đã xoá đi cảm giác về một cái gì êm ả, mênh mang, trái lại, tạo cảm giác về một tiếng reo vui, một không khí rộn rã, xôn xao, háo hức, thôi thúc người ta phải cất lên tiếng hát.

Tất cả những đặc trưng đó kết hợp hài hoà với nhau tạo nên một bản nhạc trong trẻo, du dương, tha thiết.

Khổ cuối bài thơ, với những vần bằng kết thúc mỗi câu thơ: “bình, tình, mình”, và sự nhắc nhở về những làn điệu dân ca, nhịp phách tiền đặc trưng của xứ Huế… tạo nện âm điệu da diết, gọi liên tưởng về những làn điệu dân ca ngọt ngào của vùng đất kinh kì một thuở.

5. Câu hỏi 5 (SGK, trang 57)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Nên đọc phần Ghi nhớ trong SGK để giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ và chủ đề tác phẩm. Căn cứ vào nội dung bài mà ta vừa tìm hiểu để hiểu sâu hơn và cụ thể hơn về chủ đề này.

b. Gợi ý trả lời

Bài thơ trước hết viết về một mùa xuân thực của thiên nhiên, của đất nước. Chính mùa xuân ấy đã khơi nguồn cảm xúc cho tác giả, đưa ông tới liên tưởng: mỗi con người cũng là một mùa xuân và ước nguyện được dâng hiến trọn đời cho đất nước. “Mùa xuân nho nhỏ” là cách gọi của nhà thơ,về chính cuộc đời mình trong tương quan giữa nhà thơ và mùa xuân rộng lớn của đất nước, của cuộc đời. Đó cũng là sự khiêm tốn của ông. Ông chỉ nhận mình là một mùa xuân nho nhỏ nhưng tươi đẹp và sặn sàng cống hiến.

Như vậy, chủ đề xuyên suốt bài thơ chính là khát vọng được dâng hiến. Thanh Hải quan niệm mỗi người phải là một mùa xuân nhỏ góp phần tô điểm, làm nên một mùa xuân chung rộng lổn. Cho đến những ngày cuối cuộc đời, khát vọng ấy, tình yêu đời tha thiết ấy vẫn cháy bỏng trong ông để rồi cất lên thành thơ, một bài thơ trong trẻo và da diết.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận