Một số kiến thức về câu trần thuật đơn – Bài tập nâng cao Ngữ Văn 6

Đang tải...

Nhằm củng cố, mở rộng, bổ sung thêm kiến thức cho các em học sinh, Hoc360.net sưu tầm gửi tới các em Một số kiến thức về câu trần thuật đơn – Kiến thức, bài tập nâng cao Ngữ Văn 6. Chúc các em học tốt!

Một số kiến thức về câu trần thuật đơn

Kiến thức, bài tập nâng cao Ngữ Văn 6

I – NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

1. Khái niệm về câu trần thuật

Trong cuộc sống hằng ngày, câu dùng để thông báo, trao đổi ý kiến. Nội dung, mục đích khi trao đổi ý kiến rất đa dạng và phong phú. Căn cứ vào ý nghĩa khái quát, người ta chia câu theo bốn mục đích chính : trần thuật, nghi vấn, cầu khiến, cảm thán. Theo đó, ta có bốn kiểu câu :

– Câu trần thuật dùng để kể, để miêu tả, để giới thiệu,..

– Câu nghi vấn dùng để hỏi và yêu cầu trả lời.

– Câu cầu khiến dùng để yêu cầu, ra lệnh, chúc tụng,…

– Câu cảm thán dùng để bộc lộ cảm xúc.

Câu trần thuật thường dùng trong văn tự sự và miêu tả.

2. Câu trần thuật đơn là gì ?

Câu trần thuật đơn là loại câu do một cụm C – V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ỷ kiến.

Trong câu trần thuật có hai loại là câu trần thuật đơn và câu trần thuật ghép.

Câu trần thuật đơn là câu trình bày một ý độc lập, thường bao gồm một cụm chủ – vị.

Ví dụ : -Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương.

(Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)

– Sơn Tinh không hề nao núng.

(Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)

Khi hai hay nhiều câu đơn có quan hệ với nhau chặt chẽ, người ta có thể ghép chúng lại để thành một câu ghép.

Ví dụ : -Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương nhưng Sơn Tinh không hề nao núng.

– Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị,

(Hồ Chí Minh)

Như vậy, câu trần thuật ghép khác câu trần thuật đơn ở chỗ câu trần thuật ghép bao gồm hai cụm chủ – vị trở lên còn câu trần thuật đơn chỉ có một cụm chủ – vị.

3. Nội dung của câu trần thuật đơn

Câu trần thuật đơn có những mục đích sau đây :

+ Dùng để giới thiệu người, vật trong văn tự sự, miêu tả

Ví dụ : Xưa cố một người thợ mộc dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề.

(Đẽo cày giữa đường)

+ Dùng để miêu tả đặc điểm của người, vật trong văn tự sự, miêu tả Ví dụ : Cầu Long Biên có một tuyến đường sắt chạy giữa.

(Thuý Lan)

+ Dùng để nêu một ý kiến

Ví dụ : Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam.

(Thép Mới)

+ Dùng để kể một sự việc như hoạt động của người, diễn biến của sự việc.

Ví dụ : Một đêm 1ĨỌ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ.

(Sự tích Hồ Gươm)

4. Các thành phần câu : chủ ngữ và vị ngữ

Câu trần thuật đơn cũng như các kiểu câu khác nói chung đều có chủ ngữ và vị ngữ.     .

a) Thành phần chủ ngữ

Chủ ngữ là một trong hai thành phần chính của câu làm chủ sự việc nói trong câu. Chủ ngữ nêu lên người, sự vật, sự việc được đem ra xem xét, đánh giá.

Chủ ngữ không phụ thuộc vào thành phần khác của câu. Chủ ngữ thường là đối tượng miêu tả của vị ngữ. Chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ, trả lời câu hỏi

Ai ? Cái gì ? Việc gì ? Con gì ?

b) Thành phần vị ngữ

Vị ngữ cũng là một trong hai thành phần chính của câu nêu lên hành động, trạng thái, tính chất, quan hệ của người, sự vật, sự việc nêu ở chủ ngữ. Vị ngữ thường đứng sau chủ ngữ và cùng với chủ ngữ tạo ra nội dung thông báo cho câu. Vị ngữ thường trả lời câu hỏi Làm gì ? Thế nào ? Ra sao ? Là ai ? Là cái gì ?,…

Về cấu tạo : Vị ngữ có thể là một từ, một cụm từ hoặc cụm chủ – vị.

Ví dụ : – Một từ : Cái áo này đẹp.

– Một cụm từ : Ai cũng tấm tắc khen ngon.

– Cụm chủ — vị: Chim cắt cánh nhọn như dao bầu (…).

(Duy Khán)

Ngoài chủ ngữ và vị ngữ, câu còn có các thành phần khác – sẽ học sau.

II. – BÀI TẬP

1. Em hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu trần thuật đơn trong đoạn trích dưới đây :

“Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ử với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân”.

(Thép Mới)

2. Tìm một số câu đơn trần thuật có tác dụng giới thiệu, có tác dụng kể, có tác dụng miêu tả trong bài Cây tre Việt Nam (Ngữ văn 6, tập hai).

a) Trọng các câu dưới đây, câu nào có một cụm C – V, câu nào có hai cụm C – V trở lên? Vạch ranh giới chủ ngữ, vị ngữ chính trong mỗi câu :

“Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể(1\Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc(2)… Người tả giờ đây đã hiểu lòng yêu của mình lớn đến dường nào, yêu người thân, yêu Tổ quốc, yêu nước Nga, yêu Liên bang Xô viết(3)“.

(I. Ê-ren-bua)

b) Xác định các cụm c – V chính trong mỗi câu.

4. Em hãy xác định các câu đơn trong đoạn thơ sau đây và xác định chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu :

Rồi Bác đi dém chăn

Từng người, từng người một

Sợ cháu mình giật thột

Bác nhón chân nhẹ nhàng.

 

Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng 

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng.

(Minh Huệ)

Tải xuống

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận