Mở rộng vốn từ: Nhân Dân Tuần 3 Tiếng Việt 5

Đang tải...

 Mở rộng vốn từ Nhân dân

1. Xếp các từ ngữ trong ngoặc đơn vào các nhóm thích hợp.

Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ Nhân dân

2. Cho biết các thành ngữ, tục ngữ dẫn ở SGK, trang 27 nói lên phẩm chất gì của người Việt Nam.

a) Chịu thương chịu khó: nói lên phẩm chất của người Việt Nam: cần cù, chăm chỉ, chịu đựng gian khổ, khó khăn, không ngại khó, ngại khổ.

b) Dám nghĩ dám làm: nói lên phẩm chất của người Việt Nam: táo bạo, mạnh dạn, có nhiều sáng tạo trong công việc và dám đương đầu với khó khăn.

c) Muôn người như một: nói lên phẩm chất của người Việt Nam: đoàn kết, thống nhất trong ý nghĩ và hành động.

d) Trọng nghĩa khinh tài: nói lên phẩm chất của người Việt Nam ta luôn coi trọng tình cảm và đạo lý, coi nhẹ tiền bạc.

e) Uống nước nhớ nguồn: nói lên phẩm chất của người Việt Nam luôn biết ơn người đã đem lại điều tốt cho mình.

3. Đọc truyện “Con Rồng cháu Tiên” và trả lời câu hỏi:

a) Người Việt Nam ta gọi nhau là đồng bào vì quan niệm rằng tất cả chúng ta đều được sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ.

Đồng bào (đồng: cùng; bào: mang bọc thai nhi): là những người cùng một giống nòi, một dân tộc, có quan hệ mật thiết như ruột thịt.

b) Một số  từ ngữ bắt đầu bằng tiếng đồng (có nghĩa là “cùng“).

– Đồng hương (ngưòi cùng quê);

– Đồng đội (người cùng chiến đấu);

– Đồng lòng (cùng một ý chí);

– Đồng diễn (cùng biểu diễn);

– Đồng phục (quần áo cùng màu, cùng kiểu cho những người cùng tổ chức, ngành);

– Đồng nghiệp (cùng làm một nghề);

– Đồng loại (động vật cùng loại, thường chỉ loài người với nhau);

– Đồng ca (cùng hát chung một bài);

– Đồng cam cộng khổ (vui sướng cùng hương, cực khổ cùng chịu);

– Đồng điệu (cùng một nỗi lòng);

– Đồng hành (cùng đì một đường),

c) Đặt câu:

M:

– Thứ hai hàng tuần, trường em quy định phái mặc đồng phục tới trưòng.

– Lớp em có tiết mục đồng ca trong buổi văn nghệ tối nay.

– Nhân dân ta đồng lòng đánh Pháp đuổi Nhật.

Xem thêm  Chính tả Tuần 3 Tiếng Việt 5

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận