Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự – Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9

Đang tải...

Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

Mục đích của bài học giúp học sinh hiểu được vai trò của yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.

A. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.

Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động.

Có hai cách miêu tả nội tâm nhân vật:

  • Miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật.
  • Miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục… của nhân vật.

II. Đọc hiểu

1. Đọc đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích và trả lời câu hỏi.

a. Những câu thơ tả cảnh:

Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân,

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.

Bốn bề bát ngát xa trông,

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.

Cảnh vật nơi đây là một bức tranh có không gian “trước lầu Ngưng Bích”, thời gian “mây sớm đèn khuya” và con người là Thuý Kiều. Bức tranh ấy mênh mông, vắng lặng, thiếu bóng người, thiếu cả tiếng chim, như càng tô đậm cuộc sống cô đơn, bẽ bàng của Thuý Kiều.

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Nguyễn Du đã mượn cảnh để tả tâm trạng Thuý Kiều. Có những nét tả thực cảnh vật với cửa bể, cánh buồm, nội cỏ, chân mây, màu xanh, tiếng sóng… nhưng đều chứa đựng nhiều ý nghĩa ẩn dụ, gợi mở nhiều liên tưởng, phản ánh tâm trạng của Thuý Kiều, lúc này cảm thấy sô” phận cô đơn mỏng manh trong hiện tại và hãi hùng trước tương lai bão táp đe doạ.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Nàng tưởng như mình đang ngồi giữa biển khơi, bốn bề ầm ầm tiếng sóng. Sóng gào thét dữ dội, tràn đầy, dội cả vào tâm hồn, vây bủa lấy nàng như dự báo bao cơn tai biến dữ dội sắp ập xuống đầu.

  • Những câu thơ miêu tả trực tiếp tâm trạng của Thuý Kiều:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,

Tin sương luống những rày trông mai chờ.

Bên trời góc bể bơ vơ,

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.

Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân Lai cách mấy nắng mưa,

Có khi gôó tử đã vừa người ôm.

b. Những câu thơ tả cảnh là nền để thể hiện nội tâm nhân vật bởi “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Khi nhân vật vui vẻ thì tâm tư, tình cảm của nhân vật nhìn cảnh vật vui vẻ và ngược lại.

c. Miêu tả nội tâm có tác dụng làm cho nhân vật trong văn bản tự sự sinh động, ”có hình có dáng” rõ nét.

2. Trong đoạn văn trích trong tác phẩm Lão Hạc, Nam Cao đã miêu tả một cách đầy đủ tâm trạng của lão Hạc thông qua việc miêu tả nét mặt, cử chỉ của lão: mặt co rúm lại, những vết nhăn xô lại với nhau, đầu nghẹo về một bên, cái miệng móm mém mếu như con nít. Điều này thể hiện tâm trạng đau đớn, dằn vặt, khổ tâm của lão.

Đây là cách miêu tả nội tâm một cách gián tiếp.

Xem thêm Lục Vân Tiên gặp nạn – Ngữ văn lớp 9 tại

đây.

B. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Bài tập này yêu cầu các em thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều bằng văn xuôi.

Chú ý: Các câu thơ miêu tả nội tâm Thuý Kiều.

Nỗi mình thêm tức nỗi nhà,

Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng!

Ngại ngùng dợn gió e sương,

Ngừng hoa bồng thẹn trông gương mặt dày.

Xem lại phần trả lời câu hỏi bài học về đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều.

2. Bài tập này yêu cầu các em đóng vai nàng Kiều viết đoạn văn kể lại việc báo ân báo oán, trong đó bộc lộ trực tiếp tâm trạng của Kiều gặp Hoạn Thư.

Học sinh tự làm.

3. Bài tập này yêu cầu các em ghi lại tâm trạng sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi vối bạn.

Học sinh tự làm.

 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận