Mây và Sóng – Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 2

Đang tải...

Mây và sóng ngữ văn lớp 9

I. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

R. Ta-go (Ra-bin-đra-nat Ta-go) (1861 – 1941), sinh tại Can-cút-ta, An Độ, là con út trong một gia đình đẳng cấp quý tộc Bà-la-môn. Cha ông là nhà triết học, nhà cải cách xã hội nổi tiếng. Vì thế Ta-go sớm có ý thức về đất nước, về dân tộc. Trong hoạt động xã hội, cũng như trong tác phẩm của mình, Ta-go luôn công khai kêu gọi đấu tranh chống ách nô dịch đế quốc và tàn dư phong kiến. Tài năng của Ta-go phát lộ sớm, 8 tuổi đã nổi tiếng giỏi văn và làm thơ hay, 13 tuổi đã có tác phẩm đăng trên tạp chí. Sự nghiệp văn chương của ông rất đồ sộ với 52 tập thơ, 42 vỏ kịch, 12 bộ tiểu thuyết và rất nhiều truyện ngắn, luận văn, bút kí, nhạc và hoạ.

Cống hiến to lớn của Ta-go là phát huy được truyền thông đấu tranh yêu nước và nhân đạo chủ nghĩa của dân tộc Ấn Độ, kết hợp nhuần nhuyễn với tinh hoa của nền văn hoá phương Tây làm cho nền văn học Ấn Độ càng thêm phong phú và hiện đại. Ông được xem là “Ngôi sao sáng Ấn Độ phục hưng”.

Các tác phẩm chính:

  • Thơ: Thơ Dâng (Nobel – 1913), Ba-la-ca (1914 – 1916); Người làm vườn (1914), Mùa hái quả (1915), Ngày sinh (1941)…
  • Tiểu thuyết: Đắm thuyền (1906), Nàng Bi-no-đi-ni (1913), Ngôi nhà và thế giới (1916), Gôra (1905 – 1908)…
  • Kịch: Vua và hoàng hậu (1889), Lễ máu (1890), Dòng tự do (1922)… Mây và sóng vốn được viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập thơ Si – su (Trẻ thơ), xuất bản năm 1909 và chính Ta-go dịch ra tiếng Anh, in trong tập Trăng non, xuất bản năm 1915.

II. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 88)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ hai phần của bài thơ, tìm ra sự giống và khác nhau giữa hai phần, dựa trên căn cứ về số dòng thơ, cách xây dựng hình ảnh, các khổ thơ… để thấy được dụng ý nghệ thuật của tác giả.

b. Gợi ý trả lời

Bài thơ có cấu trúc gồm hai phần, có nhiều nét giống nhau, song mỗi phần lại có một đặc điểm riêng.

  • Phần một, diễn tả lần thử thách thứ nhất: Em bé chọn trò chơi hấp dẫn với những người trên mây cao hay ở nhà cùng mẹ.
  • Phần hai, kể lại thử thách thứ hai: Em bé chọn trò chơi hấp dẫn những người dưới sóng hay ở nhà với mẹ.

Cả hai lần thử thách trước lời mời gọi quyến rũ của mây và sóng, em bé đều từ chối và quyết định ở nhà cùng mẹ. Nếu chỉ có một lần thử thách thì chưa đủ khẳng định tình cảm yêu mến của người con với mẹ. Trong lời mời gọi thứ hai, trò chơi càng hấp dẫn hơn, lôi cuốn hơn và thực hiện dễ dàng hớn rất nhiều. Nhưng em bé vẫn từ chối. Phần thứ hai đã góp phần khẳng định tình yêu mẹ sâu sắc, trọn vẹn của em. Vì vậy, ta không thể bỏ đi phần hai trong bài vì nếu thiếu phần này, bài thơ không thể trọn vẹn.

Hai phần của bài thơ giông nhau ở trình tự kết cấu: đều thuật lại lời mời của những người bạn sống trên mây và sóng, lời từ chối đi chơi cùng họ của em bé và em bé tạo ra trò chơi mới có mẹ bên cạnh. Cả hai phần của bài thơ đều thể hiện tình yêu mẹ tha thiết của em. Dù trước sự cuốn hút của những trò chơi thú vị của những người sống trên mây, dưới sóng, em bé rất thích nhưng vẫn không theo họ vì ‘‘Làm sao có thể rời mẹ mà đến được Em bé còn sáng tạo ra những trò chơi mới luôn có mẹ kề bên “con là mây, và mẹ sẽ là trăng ”, “con là sóng, và mẹ sẽ là bến bờ kỉ lạ”.

Tuy phần một và phần hai của bài thơ có phần giống nhau về kết cấu song không hoàn toàn giống nhau, không phải là sự lặp đơn điệu. Ý và lời của hai phần khác nhau. ĐốI tượng mời gọi là mây, sóng và các trò chơi hấp dẫn của họ cũng khác nhau. Và ở phần thứ hai, trong trí tưỏng tượng của em bé còn có hình ảnh ngưòi mẹ thiêng liêng.

Kết cấu gồm hai phần của bài thơ thống nhất với nhau góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm, ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 88)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ câu thơ diễn tả câu hỏi để tham gia vào trò chơi của những người sống trên mây, dưới sóng của em bé. Vì sao em bé có hỏi họ, nhưng ngay sau đó lại từ chối đi chơi cùng họ? Lời từ chối đó nói lên điều gì?

b. Gợi ý trả lời

Câu thơ “Con hỏi:… ” là lời háo hức của em bé hỏi về trò chơi của những người sống trên mây, dưới sóng và đứng ỏ dòng thơ thứ 3 của mỗi phần.

Những trò chơi thú vị của những ngươi trên mây có “bình minh vàng ”, có “vầng trăng bạc ”, và người dưới sóng ca hát vui vẻ từ sáng sớm đến chiều tối, ngao du mọi nơi.

Tâm hồn trẻ thơ giàu trí tưởng tượng và nhiều ước mơ bay bổng của em bé không thể không háo hức trước những trò chơi thú vị của mây, sóng. Nhưng em không thể đi chơi cùng mây và không thể du ngoạn với sóng. Bởi tình yêu mẹ mênh mông nên em không thể rời xa mẹ “mẹ mình đang đợi ở nhà ” “làm sao có thê rời mẹ mà đến được ” (Phần một) và “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được ” (Phần hai).

Dòng thơ thứ 3 thể hiện chân thực ước mong, tâm lí, tình cảm của trẻ thơ. Em bé có ước mong đi xa, háo hức trước nhiều trò chơi mới lạ, hấp dẫn, nhưng tình yêu mẹ đã níu chân em, em đã từ chối những cuộc đi chơi thú vị với mây và sóng.

Xem thêm Ôn tập về thơ – Ngữ văn lớp 9 tại đây.

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 88)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ những câu thơ nói về cuộc vui chơi của những người “trên mây”, ‘‘trong sóng” – là trò chơi cùng thế giới tự nhiên và trò chơi “mây và sóng ” – do em bé tạo ra. Trò chơi của em bé có gì đặc biệt và chúng nói lên điều gì?

b. Gợi ý trả lời

Hỏi đấy song cũng là từ chối đấy. Vậy là khát vọng được cùng mây, sóng làm những cuộc viễn du không thành, các mơ ước, khám phá nhiều không gian mới chẳng thể thành hiện thực. Nhưng em bé đã không thất vọng, chán nản. Trái lại, em đã tự tạo ra cho mình những trò chơi khác, tự biến cuộc viễn du thành sự thực một cách rất độc đáo.

Con là mây và mẹ sẽ là trăng.

Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời

xanh thăm.

Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,…

Cũng giống như những trò chơi của mây và sóng, trong trò chơi do em bé tự tạo ra vẫn có mây, trăng, có bầu trời xanh, sóng, có bờ biển kì lạ, vẫn là một không gian bao la với kích cỡ của vũ trụ. Nhưng trong trò chơi của em bé không chỉ có cái bao la, bất tận, rợn ngợp của không gian mà còn có cái ấm áp, dịu hiền của tình mẹ con thắm thiết. Sẽ chẳng còn gì gọi là kì thú nữa nếu những cuộc viễn du của con không có mẹ. Sẽ chẳng còn gì là hạnh phúc nữa khi mơ ước của con thành hiện thực mà phải xa rời mẹ yêu.

Trong trò chơi do em bé sáng tạo ra, em biến mình thành mây, thành sóng, còn mẹ là vầng trăng, bò bến lạ vừa dịu hiền, ôm ấp, nâng niu. Như thế em vẫn được vui chơi thoả thích, được du ngoạn khắp mọi nơi nhưng em vẫn có một ‘‘bến bờ kì lạ ” để hướng về, để được ấp ủ, chở che. Bến bờ ấy chính là lòng mẹ luôn dang tay đón nhận, chở che để em “lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ”

Câu thơ có cái bao la, kì diệu của thiên nhiên, vũ trụ nhưng vẫn tràn ngập cảm giác ấm áp, thiết tha của tình mẹ.

Những lời mời gọi của mây và sóng đã mở ra một thế giới hoàn toàn mới lạ, còn phong nguyên những bí ẩn chưa từng được khám phá. Không gian được mở ra nhiều chiều và mang một vẻ đẹp rất kì vĩ với sự hiện diện của buổi sớm mai hồng, của vầng trăng bạc và những cuộc tuần du kì thú của mây và sóng. Cái thế giới của những người sông trên mây, những người sống trên sóng nước với vẻ đẹp kì vĩ ấy vì thế có một sức hút mãnh liệt với tâm hồn trẻ thơ, làm cháy lên trong bé bao khát vọng “được làn sóng nâng đi”, “được nhấc bổng lên tận tầng mây”. Lời mòi gọi của mây, sóng không chỉ dừng lại ở đó mà trở nên hấp dẫn hơn khi mây và sóng tự giới thiệu, kể về những cuộc tuần du của mình:

Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đên lúc chiều tà…

Bọn tớ chơi với bình minh vàng

Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn…

Các trò chơi của mây và sóng không có sự hạn định của thời gian và sự bó hẹp của không gian. Cái bao la của một thế giới còn nguyên sơ những bí ẩn với những cuộc vui chơi kì thú ấy. Quả thực tất cả đã thu hút được em bé, đã đánh thức dậy nỗi khát khao khám phá một miền không gian mà mình chưa đặt chân tới bao giờ.

Nhưng dù đầy cám dỗ, đầy quyến rũ thì lời mời gọi của không gian, cũng phải chững lại trước tiếng gọi của trái tim con người:

Mẹ mình đang đợi ờ nhà – con bảo

Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?

Nhưng con biết có trò chơi thú vị hơn, mẹ ạ.

Con là mây và mẹ sẽ là trăng.

Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.

Trò chơi của em bé chứa cả thế giới tự nhiên có mây, có mẹ là mặt trăng. Em có thể dang rộng vòng tay để ôm ngưòi mẹ hiền. Mẹ và em bé được che chở dưới mái nhà gia đình là “bầu trời xanh thẳm Khi biến mình thành mây em được ôm mẹ, được sống cùng mẹ. Khi biến mình thành sóng, em cũng được ngao du khắp các bến bờ như những người sông dưới sóng từng đi. Em còn có mẹ luôn dang tay chở che để em “lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ

Với ước mơ bay bổng, kì diệu của em bé, em đã tạo ra những trò chơi với mây, sóng vô cùng thú vị. Ở đó có sự hoà hợp giữa tình yêu thiên nhiên và tình mẫu tử thiêng liêng. Qua trí tưởng tượng phong phú của mình, em bé vừa thực hiện ước nguyện của trẻ thơ được ngao du đó đây, vừa được ở bên mẹ, được âu yếm, vỗ về, vừa thể hiện được tình yêu mẹ đằm thắm.

4. Câu hỏi 4 (SGK, trang 88)

а. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc lại toàn bài thơ. Chú ý đến các hình ảnh thiên nhiên đặc sắc mây, trăng, sóng, bờ biển. Đe xây dựng hình ảnh thiên nhiên này, tác giả đã lựa chọn ngôn từ như thế nào?

b. Gợi ý trả lời

Hình ảnh thiên nhiên mây, trăng, sóng, bồ biển được xây dựng trong bài rất phong phú và đặc sắc. Thiên nhiên được khắc hoạ vừa chân thực, vừa sông động, gợi cho ngưòi đọc nhiều liên tưởng thú vị. Mây, trăng, bầu trời, bờ biển, sóng là những hình ảnh thiên nhiên rất đẹp và thơ mộng, vẻ đẹp ấy lại được tô đậm bằng những sắc màu phù hợp: màu bạc của vầng trăng, màu xanh thẳm, cao rộng của bầu trời và những âm thanh của sóng của gió, của những “bến bờ kì lạ”. Bài thơ sử dụng thành công nghệ thuật đốì thoại giữa em bé với mây, sóng và lời thủ thỉ với mẹ hiền bằng trí tưởng tượng phong phú. Với tình yêu trẻ em nồng hậu, nhà thơ đã thấu hiểu được ước vọng của tuổi thơ, lối sống hồn nhiên, yêu thích mạo hiểm của các em nhỏ để viết ra những câu thơ hay, giàu hình ảnh ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng.

Hình tượng mây và sóng còn gợi cho ta nhiều liên tưởng. Những người sống “trên mây” phải chăng là thế giới huyền thoại của thiên đình, có các nàng tiên xinh đẹp và dịu hiền. Người sống “trong sóng” gợi ta nhớ về không khí cổ tích xa xưa có những nàng tiên cá, ông vua thuỷ tề. Tác giả hoà mình vào cùng tâm hồn trẻ thơ với nhiều ý tưởng bay bổng, kì diệu tạo ra không khí huyền thoại của các câu chuyện cổ tích với những điều ưốc tuyệt vòi.

Bài thơ vì thế có sức lôi cuốn kì diệu với người đọc và được các em thiếu nhi yêu thích.

5. Câu hỏi 5 (SGK, trang 88)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ câu thơ “Con lăn, lăn, lăn mãi (…) ở chốn nào

Chú ý đến điệp từ được sử dụng trong câu, các từ ngữ giàu hình ảnh để phân tích câu thơ.

b. Gợi ý trả lời

Hai câu thơ cuối khép lại bài thơ, mang tính triết lí cao về tình mẫu tử:

Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tah vào lòng mẹ Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.

Tình cảm mẹ con quấn quýt chan hoà vào nhau như mây với trăng, như sóng với “bến bờ kì lạ Điệp từ“lăn ” điệp lại ba lần trong một câu thơ thể hiện ưóc vọng, tình yêu sâu đậm của con muốn gần kề bên mẹ. Đứa con bé bỏng như những con sóng nhỏ có thể chảy về nơi đại dương mênh mông rồi sẽ trở về“bến bờ kì lạ ’’ để cất tiếng “cười vang vỡ tan vào lòng mẹ ”, để mãi mãi được ở bên mẹ hiền.

Câu thơ cuối mang một hàm nghĩa sâu xa “Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào Tình mẫu tử thiêng liêng không phải ở một nơi, một chôn mà ngập khắp mọi nơi, mọi chốn, khắp thế gian yà không gì có thể chia cắt được. Đó cũng chính là ý tưởng của nhà thơ muốn gửi đến thế hệ trẻ thơ và mọi thế hệ bạn đọc hôm nay.

6. Câu hỏi 6 (SGK, trang 88)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Để trả lời câu hỏi này, cần tổng hợp kiến thức của toàn bài để hiểu được ý nghĩa của bài thơ. Ngoài ra, hãy suy ngẫm về hình tượng mây và sóng, chúng tượng trưng cho điều gì?

b. Gợi ý trả lời

Bài thơ Mây và sóng ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt còn gợi cho người đọc nhiều suy ngẫm. Bài thơ thể hiện rõ phong cách thơ Ta-go, sử dụng thành công những hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, hình thức liên tưởng so sánh và thư pháp trùng điệp. Hình tượng mây và sóng với nhiều trò chơi quyến rũ tượng trưng cho những điều xa xôi, huyền bí mà con người không thể hiểu hết được. Em bé đã. khước từ niềm vui do mây và sóng mang đến bởi những niềm vui ấy sẽ trôi qua nhanh chóng. Niềm vui của em chính là những điều do em tạo ra luôn được gần kề bên mẹ và đó chính là niềm vui, hạnh phúc bất tận.

Như vậy, những giá trị đích thực, hạnh phúc thường được tạo ra bởi bàn tay và khối óc của con người. Con người cần có niềm tin vào cuộc sống để xây dựng niềm vui, hạnh phúc cho chính mình.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận