Lý Thái Tông (1028 – 1054) – Các triều đại Việt Nam

Đang tải...

LÝ THÁI TÔNG (1028 – 1054)

Niên hiệu: – Thiên Thành (1028-1033)

Thống Thụy (1034-1038)

Càn Phù Hữu Đạo (1039-1041)

Minh Đạo (1042-1043)

Thiên Cảm Thánh Võ (1044-1048)

Sùng Hưng Đại Bảo (1049-1054)

Vua Lý Thái tổ sinh 5 hoàng tử: Thái Tông Phật Mã, Dực Thánh vương, Khai Quốc Bồ, Đông Chính vương Lực, Võ Đức vương Hoảng, Phật Mã được phong làm thái tử.

Vua Thái Tổ vừa mất chưa làm lễ tế táng, các hoàng tử Võ Đức vương, Dực Thánh vương và Đông Chính vương đã đem quân đến vây thành để tranh ngôi của thái tử. Tướng Lý Nhân Nghĩa xin thái tử đem quân ra chống cự. Khi quân của thái tử và quân của các vương giáp trận, võ vệ tướng quân Lê Phụng Hiểu tuốt gươm chỉ vào Võ Đức vương.

Các người dòm ngó ngôi cao, khinh rẻ Tự quân trên quên ơn tiên đế, dưới trái nghĩa tôi con, vậy Phụng Hiểu xin dâng nhát gươm này.

Dứt lời, Phụng Hiểu xông đến chém chết Võ Đức vương. Thấy vậy, Dực Khánh vương và Đông Chính vương xin về chịu tội, được vua Thái Tông tha tội và phục lại chức cũ.

Ngầm răn đe sự phản nghịch ấy, vua Thái Tông chủ trương hàng năm, các quan phải đến Đồng cổ Yên Thái, Hà Nội làm lễ đọc lời thề: “Làm con phải hiếu, làm tôi phải trung, ai bất hiếu bất trung, xin quỷ thần làm tội”.

Các quan ai trốn không đến thì phạt 50 trượng. Vốn là người có đức rộng, tài cao nên trong nghiệp trị nước, Thái Tông luôn dạy dân tôn trọng phép nước, định rõ các bậc hình phạt, đối với các tội nhẹ, cho được lấy tiền chuộc tội. Hễ năm nào đói kém, hoặc đi đánh giặc về vua đều giảm thuế cho dân. Ở trong cung, vua định rõ số hậu phi và cung nữ: Ví như: hậu và phi: 13 người, ngự nữ: 18 người, nhạc kỹ: 100 người. Tất cả các cung nữ đều phải học nghề thêu, dệt gấm vóc, khuyến khích triều thần dùng chế phẩm của họ.

Thời ấy giặc giã còn nhiều nên vua thường phải thân chinh đi trận mạc. Năm Mậu Dần (1038) có Nùng Tồn Phúc ỏ châu Quảng Nguyên (Lạng Sơn) làm phản, tự xưng là Chiêu Thánh hoàng đế, lập A Nùng làm hoàng hậu, đặt quốc hiệu là Trường Sinh rồi đem quân đi đánh phá các nơi. Năm sau, vua Thái Tông thân đi đánh được Nùng Tồn Phúc và con là Nùng Trí Thông đem về kinh xử tội. Còn A Nùng và con là Nùng Trí Cao chạy thoát.

Năm Tân Tỵ (1041) Nùng Trí Cao cùng vối mẹ về lấy được châu Thảng Do (gần châu Quảng Nguyên) lập ra nước Đại Lịch, Thái Tông sai tướng lên đánh, bắt được Nùng Trí Cao. Vua thương tình tha tội chết và cho làm Quảng Nguyên mục và phong cho tước Thái bảo. Nhưng năm Mậu Tý (1048) Nùng Trí Cao lại xưng là Nhân Huệ hoàng đế, quốc hiệu là Đại Nam chống lại triều đình. Vua sai tướng Quách Thịnh Dật lên đánh. Nùng Trí Cao đem quân sang đánh chiếm Ưng Châu rồi lần lượt 8 châu khác thuộc Quảng Đông, Quảng Tây của nhà Tông. Vua Tông toan nhờ vua Đại Việt sang đánh giúp. Nhưng tướng Tống là Địch Thanh can rằng:

Có một Nùng Trí Cao mà đất Lưỡng Quảng không chế được, lại phải nhờ quân ngoại quốc vào đánh giúp. Nếu có ai nhân đó mà nổi loạn, thì làm thế nào?

Vua Tông nghe lời bèn cử Địch Thanh cùng nhiều tướng giỏi đi đánh Nùng trí Cao. Nhưng đánh mãi không được. Chỉ đến khi ngưòi Đại Lý vừa bắt Nùng Trí Cao chém lấy đầu đem nộp nhà Tống, giặc Nùng mới tan.

Năm Giáp Thân (1044) Chiêm Thành nhiều lần đem quân quấy rốì vùng biên giới. Vua thân chinh đánh dẹp, tiến vào kinh đô nước Chiêm, chém vua Chiêm.

Vua Lý Thái Tông cũng rất chú ý đến việc lập pháp. Dưới thời ông trị vì, năm Nhâm Ngọ (1042), bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta được ban hành. Đó là bộ luật “Hình thư”.

Vua Thái Tông trị vì được 27 năm, đến năm Giáp Ngọ (1054) thì mất, thọ 55 tuổi.

File PDF

Xem thêm

LÝ THÁNH TÔNG (1054-1072)

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận