Luyện từ và câu : Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi – Tiếng Việt 4

Đang tải...

A – Mục tiêu bài học

       – Biết phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác.

       – Phát hiện được quan hệ và tính cách nhân vật qua lời đối thoại.

B – Tìm hiểu nội dung (Hướng dẫn trả lời câu hỏi)

I – Nhận xét

1. Tìm câu hỏi trong khổ thơ dưới đây. Những từ ngữ nào trong câu hỏi thể hiện thái độ lễ pháp của người con (SGK trang 151):

       – Câu hỏi trong khổ thơ: Mẹ ơi, con tuổi gì?

       – Từ ngữ thể hiện sự lễ phép của người con: Mẹ ơi

2. Em muốn biết sở thích của mọi người trong ăn mặc, vui chơi, giải trí.  Hãy đặt câu hỏi thích hợp:

a. Với cô giáo hoặc thầy giáo em:  

       – Thưa thầy (cô), thầy (cô) có thích đánh bóng bàn không ạ?

       – Thưa thầy (cô), thầy (cô) có thích chiếc áo thầy (cô) đang mặc không ạ?

       – Thưa thầy (cô), thầy (cô) có thích nghe nhạc cổ điển không ạ?

b. Với bạn em:

       – Bạn có thích mặc quần áo đồng phục không?

       – Bạn có thích chơi nhảy dây không?

       – Bạn có thích chơi đá bóng không?

       – Bạn có thích bài hát “Cho con” của nhạc sĩ Phạm Trọng cầu không?

       – Bạn có thích đi du lịch không?

3. Theo em, để giữ lịch sự, cần tránh hỏi những câu hỏi có nội dung như thế nào?

       Để giữ lịch sự cần tránh hỏi những câu hỏi có nội dung tò mò hoặc làm phiền lòng, phật ý người khác.

Ví dụ:         

       – Tại sao  bạn cứ đi đôi giày này mãi thế?

       – Sao bạn đeo mãi chiếc cặp cũ này thế?

       – Sao bạn lại thích chơi với nó ?

II – Ghi nhớ (Đọc SGK).

III – Luyện tập

1. Cách hỏi và đáp trong mỗi đoạn văn đối thoại dưới đây (SGK trang 152) thể hiện quan hệ giữa các nhân vật và tính cách của mỗi nhân vật như thế nào?

       Cách hỏi và đáp trong mỗi đoạn văn đối thoại thể hiện quan hệ giữa các nhân vật và tính cách của mỗi nhân vật như sau:

a. Quan hệ giữa hai nhân vật là thầy giáo và học trò:

       – Thầy Rơ-nê hỏi học trò (Lu-i) rất ân cần, trìu mến, điều đó chứng tỏ thầy rất quan tâm và thương yêu Lu-i.

       – Lu-i Pa-xtơ trả lời thầy rất lễ độ, điều đó chứng tỏ cậu là đứa trẻ ngoan, biết kính trọng thầy giáo.

b. Quan hệ giữa hai nhân vật là quan hệ thù địch: tên sĩ quan phát xít và cậu bé đội viên I-u-ra yêu nước.

       – Tên sĩ quan hỏi cậu bé rất hách dịch, coi thường cậu bé, hắn gọi cậu là thằng nhóc, mày.

       – I-u-ra coi thường hắn nên trả lời trống không vì cậu căm ghét và khinh bỉ tên sĩ quan.

2. So sánh các câu hỏi trong đoạn văn sau (SGK trang 153). Em thấy câu các bạn nhỏ hỏi cụ già cố thích hợp hơn những câu hỏi khác không? Vì sao?

       Câu hỏi các em hỏi cụ già Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ? thích hợp hơn các câu hỏi khác vì thể hiện thái độ vừa tế nhị vừa thông cảm, sẵn lòng giúp đỡ cụ già của các bạn nhỏ.

       Nếu các em hỏi cụ già bằng những câu hỏi:

       – Thưa cụ, chuyện gì đã xảy ra với cụ thế ạ?

       – Thưa cụ, chắc là cụ bị ốm ạ? 

       – Thưa cụ, hay là cụ đánh mất cái gì?

Cả ba câu này là những câu hỏi tò mò thiếu tế nhị, không nên hỏi.

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận