Luyện từ và câu : Dùng câu hỏi vào mục đích khác – Tiếng Việt 4

Đang tải...

A – Mục tiêu bài học

      – Nắm được một số tác dụng phụ của câu hỏi.

      – Biết dùng câu hỏi để tỏ thái độ khen chê, khẳng định, phủ định, hoặc yêu cầu trong những tình huống cụ thể.

B – Tìm hiểu nội dung (Hướng dẫn làm bài tập)

I – Nhận xét

1. Đọc lại đoạn đối thoại giữa ông Hòn Rấm với chú bé Đất trong truyện Chú Đất Nung.

      Học sinh đọc trong SGK trang 142, lưu ý các câu hỏi sau:

          Sao chú mày nhát thế? Nung ấy ạ? Chứ sao?

2. Theo em, các câu hỏi của ông Hòn Rấm có dùng để hỏi về điều chưa biết không? Nếu không, chúng được dùng làm gì?

      – Câu hỏi: Sao chú mày nhát thế? Câu này không dùng để hỏi những điều chưa biết vì ở đây ông Hòn Rấm đã cho chú bé Đất là hèn nhát. Nhưng ông vẫn hỏi, vậy câu hỏi này có ý chê trách chú bé Đất.

      – Câu hỏi: Chứ sao? Câu này cũng không dùng để hỏi mà câu hỏi này dùng để khẳng định: đất có thể nung trong lửa.

3. Trong Nhà văn hóa, em và bạn say sưa trao đổi với nhau về bộ phim đang xem. Bỗng có người bên cạnh bảo: “Các cháu có thể nói nhỏ hơn không?” Em hiểu câu hỏi ấy có ý nghĩa gì?

      Câu hỏi: “Các cháu có thể nói nhỏ hơn không?” có nghĩa không dùng để hỏi mà để yêu cầu: các cháu hãy nói nhỏ hơn.

II – Ghi nhớ (Đọc SGK).

III – Luyện tập

1. Các câu hỏi sau được dùng làm gì?

a. Dỗ mãi mà bé vẫn khóc, mẹ bảo: “Có nín đi không? Các chị ấy cười cho đây này. ” – Câu hỏi này của người mẹ yêu cầu con nín khóc.

b. Ánh mắt các bạn nhìn tôi như trách móc: “Vì sao cậu lại làm phiền lòng cô như vậy?” – Câu hỏi này của người bạn thể hiện ý chê trách.

c. Chị tôi cười: ”Em vẽ thế này mà bảo là con ngựa à?” – Câu hỏi này của người chị thể hiện ý chê em vẽ ngựa không giống.

d. Bà cụ hỏi một người đang đứng vơ vẩn trước bến xe: “Chú có thể xem giúp tôi mấy giờ có xe đi miền Đông không?” – Câu hỏi này của bà cụ có ý nhờ vả, yêu cầu giúp đỡ.

2. Đặt câu phù hợp với các tình huống cho sau đây (SGK trang 143):

      – Tình huống a) Bạn chờ hết giờ sinh hoạt rồi hãy hỏi có được không?

      – Tình huống b) Sao nhà bạn sạch sẽ, gọn gàng và ngăn nắp thế?

      – Tình huống c) Bài toán dễ vậy, sao mình lại không làm được nhỉ?

      – Tình huống d) Chơi diều cũng thú vị đấy chứ?

3. Hãy nêu một vài tình huống có thể dùng câu để hỏi:

a. Tỏ thái độ khen chê:

      + Trong lúc em đang học bài, em của em đến cứ lấy hết quyển vở này, quyển vở khác của em ra xem và không để đúng chỗ quy định. Em nói! Sao em lại thế? Ra chỗ khác chơi đi, để chị còn phải học.

      + Trong giờ tập đọc, cô giáo đang đọc bài và yêu cầu một bạn đọc lại, bạn đọc rất hay, em khen bạn: Sao bạn có giọng đọc hay thế?

b. Khẳng định, phủ định:

      + Bạn em chỉ thích đọc truyện trinh thám, em nói với bạn: Truyện cổ tích cũng hay đấy chứ?

      + Em nói với Huệ: Thu Hà đẹp nhỉ! Huệ bĩu môi nói: Thu Hà mà đẹp gì?

c. Thể hiện yêu cầu, mong muốn:

      + Em đang tập vẽ, em của em đến phá, đòi lấy bút, màu. Em bảo: “Ra ngoài chơi để cho chị học bài được không?

      + Em đang xếp hàng mua vé xem phim, một bạn trạc tuổi em chen ngang vào. Em nói: Yêu cầu bạn hãy xuống đằng sau xếp hàng có được không?

      + Em rất thích có một cái. máy vi tính, em nói với bố: Bố có thể mua cho con một cái máy vi tính được không?

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận