Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm – Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 2

Đang tải...

Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm

Mục đích của bài học giúp học sinh:

  • Biết cách sắp xếp các luận điểm trong bài văn nghị luận.
  • Có kĩ năng trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận.

I. Chuẩn bị ở nhà

Đề bài: Hãy viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ hơn.

Các em cần phải xác định rõ thể loại bài viết (văn nghị luận), đối tượng tiếp nhận (các bạn cùng lớp) và cách thức thể hiện bài viết (bài báo tường) để lựa chọn cách viết cho phù hợp.

II. Luyện tập trên lớp

1. Xây dựng hê thống luân điểm

Hệ thống luận điểm đưa ra được sắp xếp không hợp lí và lô-gíc, các câu không ăn nhập với nhau. Có thể sắp xếp lại như sau:

a) Lớp ta có nhiều bạn học giỏi, lao động tốt, làm vui lòng thầy cô, cha mẹ, xứng đáng là tấm gương sáng cho mọi người noi theo.

b) Thế mà một số bạn trong lớp còn tỏ ra chểnh mảng trong học tập.

c) Các bạn ấy chưa thấy rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống.

d) Các thầy, cô giáo và nhiều bậc phụ huynh của lóp ta đang rất lo buồn.

e) Vậy thì ngay từ lúc này, các bạn hãy chuyên cần hộc tập hơn.

2. Trình bày luận điểm

a) Trong số các câu được đưa ra, câu (3) có thể dùng để giới thiệu luận điểm (e) và là câu hay hơn cả: Nhưng các bạn có nên cứ chểnh mảng trong học tập như thế hay không? Xin hãy nhớ rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống.

b) Các luận cứ được đưa ra đã thể hiện tính lô-gíc, hợp lí:

  • Câu (1): nêu ra các vấn đề của tương lai: thời đại khoa học – kĩ thuật, văn hoá – nghệ thuật ngày một nâng cao.
  • Câu (2): xác định vai trò của tri thức trong xã hội đó.
  • Câu (3): yêu cầu đặt ra đối với các bạn học sinh: phải chăm chú học tập.
  • Câu (4): kết luận có tính tất yếu, giàu sức thuyết phục.

c) Cách kết thúc như vậy không hợp lí, mang tính suồng sã, không thích hợp trong giao tiếp bạn bè. Và do đó, đã làm giảm tính thuyết phục của đoạn văn.

Để kết thúc đoạn văn này, có nhiều cách kết thúc khác nhau nhưng điều quan trọng là phải tạo ra được sự nhất quán trong toàn bài viết, thể hiện thái độ, tình cảm thích hợp trong quan hệ bạn bè và thể hiện rõ mong muốn chân thành cho sự tiến bộ của các bạn cũng như của cả lớp.

d) Đoạn văn viết theo cách trên là đoạn văn viết theo lối quy nạp vì các ý đưa ra được nêu trước, câu kết luận được trình bày sau cùng.

Có thể biến đổi đoạn văn trên thành đoạn diễn dịch như sau:

Người học sinh hôm nay càng ham chơi, không chăm học thì ngày mai càng khó có thể làm được việc gì có ý nghĩa, và do dó, càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. Bởi vì, cùng với sự phát triển ngày càng cao của khoa học – kĩ thuật, văn hoá – xã hội thì cũng đòi hỏi con người phải được tráng bị hệ thống tri thức tiên tiến. Muốn vậy, ngay từ lúc này, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, các bạn cần phải chăm chỉ học tập…

3. Phát biểu luận điểm mà em đã chuẩn bị trước tổ (trước lớp) và lắng nghe sự góp ý của thầy, cô giáo và bạn bè.

(Bài tập này học sinh tự làm).

4. Bài tập ở nhà: Trình bày luận điểm “Đọc sách là công việc vô cùng bổ ích, vì nó giúp ta hiểu-biết thêm về đời sống”.

(Bài tập này học sinh tự làm).

Xem thêm Thuế máu – Ngữ văn lớp 8 tại đây.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận